0913_logo_copy

(MAT BAO LICH SU)Tạm đóng....để mở

02 Tháng Tư 201312:00 SA(Xem: 18194)
Tạm đóng....để mở

Ta về khai mở bùa thiên yểm
 
 (Tô Thùy Yên)
poster2-90x120-content


Trí nhớ nhạt nhòe của tôi mệt mỏi vượt một quãng thời gian dài tìm về khoảng không gian mờ mịt của một đứa bé lên năm giữa Hà Nội tháng 8 mùa thu năm 1945.
Hà Nọi 1945, đầy biến cố giao động, đầy âm mưu, đầy bí hiểm và cũng đầy đắm say của một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc đang chớm thành hình với sức lôi cuốn mãnh liệt, những cha, anh và cả chính tôi, đứa bé lên 5, vào một cơn lốc lich su ngày một xóay mau hơn, cuồng nộ hơn.
Hình ảnh xa nhất còn đọng lại trong tôi là một góc phố Hàng Bông ở Hà Nọi và một người đàn ông mặc chiếc áo bằng vải bông theo kiểu người Tầu.
 Ông ta xoa đầu tôi nói:
"Cô chú cho tôi thằng này làm con nuôi, lớn lên cho nó học chữ nho".
Mẹ tôi cười đáp:
"Cho anh đấy.... nhưng bác đừng mang cháu đi làm cách mạng..."
Đó là những gì tôi được nghe kể lại sau này và người đàn ông đó là Hoàng Phạm Trân tức nhà văn Nhượng Tống. Ông sinh ra con nhà nghèo, làm con nuôi nhà họ Phạm nên mới có cái tên Hoàng Phạm Trân.
 Đối với người xưa, một câu nói dù chỉ mang vẻ như bông đùa vậy mà vẫn mang một ý nghĩ biểu tượng trang nghiêm. Sau này Mẹ tôi vẫn thường nhắc lại chuyện này một cách trân trọng, dù trên con đường tìm vào lịch sử tôi chỉ mong manh tìm được một vài hình bóng của ông ở một góc nhỏ trong lịch sử đấu tranh giành độc lập cho dân tộc.
 Ông là một trong những cột trụ đầu tiên của Việt Nam Quốc Dân Đảng, dấy lên từ nhà sách Nam Đồng Thư Xã.


 Mùng sáu tháng tám 1945, trái bom nguyên tử đầu tiên của nhân loại với sức tàn phá ma qủy được thả xuống Hiroshima, toàn thể thành phố này tan thành tro bụi mang theo 80.000 sinh mạng, hai ngày sau, 8-8-1945, quả bom thứ nhì được thả xuống Nagasaki cho người ta nhìn thấy rõ thế nào là địa ngục, nước Nhật không còn chút sinh lực nào để có thể gắng thêm dù chỉ một ngày nữa, để cầu xin một cuộc đầu hàng có điều kiện.
 Đối với người Việt, chấm dứt cuộc chiến tranh kinh hoàng làm tan hoang cả thế giới không là một điều đáng xúc động lắm, vì cuộc thế chiến chỉ vờn quanh Đông Dương. Ngay cả trong những ngày chót của chiến tranh, khi cường độ áp lực của Đồng Minh gia tăng, ngoài những cuộc đánh phá tuyến tiếp liệu xuyên Việt và những thương thuyền chạy ven biển của phi đoàn Cọp Bay Hoa Kỳ, những thành phố lớn của Việt Nam như Sàigon hay Hà Nội chỉ bị tổn thất rất nhẹ.
 Nếu không mấy xúc động về việc chấm dứt cuộc chiến thì mọi người Việt đều như sững sờ ngây ngất trước viễn ảnh của một nền độc lập sau 100 năm nô lệ. Nền độc lập đó sẽ đến bằng cách nào, thực sự chưa ai biết nhưng rõ ràng là sẽ phải xẩy ra, vì mọi kẻ thù xa gần của họ đều đã gục ngã, Người Pháp cũng như người Nhật.
 Tháng Tám 1945 Việt Nam rơi vào một tình trạng thả nổi chính trị dù trên nguyên tắc vẫn còn một Hoàng đế Bảo Đại, một chính phủ của Trần Trọng Kim, một nền độc lập trên cửa miệng, nhưng cái thực thể chính trị này cũng không khỏi sượng sùng, vì cách đó không lâu chính hoàng đế Bảo Đại đã tuyên bố đặt Việt Nam trong khuôn khổ chính sách Đại Đông Á của người Nhật. Bây giờ Nhật đã gục ngã, và chính họ có thể sẽ bị Mỹ đô hộ như người Pháp từng đô hộ Việt Nam.
 Trong những nỗ lực cuối cùng để gây khó dễ cho Tây Phương ngày 15-8-1945, bộ tư lệnh Nhật muộn màng bàn giao lại cho Khâm sai Bắc bộ Phan Kế Toại, cái biểu tượng đồ xộ của chế độ thực dân là khu Phủ Toàn Quyền, trong lúc ở Paris, mới được Đồng Minh giải phóng, De Gaulle chuẩn bị đóng lại chiếc gông nô lệ trên cổ các xứ Đông Dương, với việc cử Đô Đốc Thierry d 'Argenlieu làm Cao ủy toàn quyền kiêm Tổng Tư lệnh các lực lượng Pháp tại Đông Dương, với dụng ý coi như chiến thắng của đồng minh cũng là chiến thắng của Pháp, và sẽ không có gì thay đổi trong tư thế của người Pháp ở các thuộc địa.
 Mọi người Việt đều chờ đợi, chuẩn bị, mưu toan theo những cung cách khác nhau thể hiện qua những khác biệt chính trị, tổ chức, phe nhóm quyền lợi. Bắt đầu âm thầm ngay từ trong khuôn khổ của những gia đình, cuộc đấu tranh giành ngôi vị độc quyền tranh đấu cho nền độc lập của tổ quốc bắt đầu ngay từ phút đó.
 Căn nhà ba tầng góc phố Hàng Bông Hà Nội, trụ sở của một cơ sở ấn loát mang tên nhà in Tân Dân, cũng là căn nhà của cậu bé lên 5 ngơ ngác không kém gì những bậc cha chú đủ mọi tuổi tác, thành phần xã hội đang lui tới căn nhà này.
 Họ có thể là một ông bác họ tên Khuê thông phán phủ thống sứ, một ông Phạm Văn Khung tự Kha là người Quốc Dân Đảng, một Nguyễn , một P. V. Đễ cục phó cục quân nhu của Việt Minh, một bà Thảo (hình ảnh tóc chị Hoài của Nguyễn Tuân) đang lo quyên tiền và bán công khố phiếu kháng chiến cho Phụ Nữ Cứu Quốc, một nhà văn Nguyễn Tuân (Viet minh), nha van Lan Khai, nhà báo Nguyễn Trọng Trạc, kich tac gia Vu Khac Khoan (giua moi phe), một thiên tài Đàm Quang Thiện ngơ ngẩn nhìn những biến cố đang quay cuồng chung quanh như nhìn một vở tuồng, hay cả những người chỉ muốn Pháp sớm trở lại vì họ nói tiếng Pháp quá giỏi, học tiếng Pháp qúa kỹ để tưởng rằng mình đã là người Pháp.
 Tụ họp trong căn nhà này, họ vẫn là anh em, bạn bè, họ cãi nhau dữ dội, ngay cả ẩu đả, dội nước soi lên đầu nhau nhưng rồi vẫn thân thiết, vẫn tìm cách thuyết phục, kết nạp người bạn về phe mình, vì họ đều cùng chung một sở thích, đó là những khẩu súng lục bí mật mua lại của lính Nhật, được kín đáo mang ra khoe vì nó la biểu tượng của sức mạnh và phương tiện đành lại một nền độc lập, sẽ phải đến nhưng bằng cách nào thì chưa ai biết rõ.
 Họ cũng hoang mang không thua gì cậu bé lên năm.
 Những người Quốc Dân Đảng thì cho rằng thống chế Tưởng Giới Thạch là đồng minh của Hoa Kỳ. Quốc Dân Đảng Trung Hoa hiện là thế lực mạnh nhất ở Á Châu, sẽ giúp Quốc Dân Đảng Việt Nam củng cố nền độc lập. Những lãnh tụ VNQĐ sẽ cùng lực lượng Tầu của cụ Nguyễn trở về Việt Nam một vài ngày sắp tới để giải giới quân Nhật, toàn bộ kho võ khí này sẽ được trao lại cho dân quân Việt Nam, và đó là lực lượng duy nhất có thể ngăn chặn sự trở về của người Pháp.
Một số khác từng cộng tác với Nhật, hy vọng sẽ được người Nhật tận tình giúp những dân tộc da vàng rửa hận, nên vào phút chót này họ sẽ trao lại võ khí cho người Việt để tiếp tục đối phó với người da trắng.
 Untitled-1_jpg-contentCòn Việt Minh, ở ngoại diện có vẻ yếu thế hơn cả vì cho đến phút chót họ như chưa thể bám víu vào một lực lượng ngoại lai nào, vẫn phải hoạt động trong vòng bí mật. Ngay cả cái tên Hồ Chí Minh cũng ít ai biết tới nhưng thực lực của Việt Minh theo lời khoe của xxx với Vũ Khắc Khoan là: "Chúng tôi có tổ chức". Câu nói này không cần đợi lâu để được chứng nghiệm.
 Ngày 17-8-1945, công chức Hà Nội tổ chức một cuộc biểu tình tuần hành khổng lồ qua các đường phố để biểu lộ ý chí đấu tranh giành độc lập, đột nhiên biến thành cuộc biểu tình ủng hộ mặt trận Việt Minh. Đứa bé lên năm được người anh họ dẫn đi coi biểu tình đột nhiên cũng bị cuốn vào dòng lịch sử cuồng nhiệt tràn ngập cờ đỏ sao vàng, và những tiếng vỗ tay hoan hô Việt Minh đả đảo đế quốc Pháp. Trong một phút khích động bất chợt, bàn tay dìu dắt buông ra, dứa bé bị thất lạc trong một nỗi hoang mang kinh hòang giữa cái ngọn triều lịch sử này. Nỗi hoang mang này theo đuổi cả một thế hệ,
 Một vài ngày sau đó một cơ chế chính trị lạ lùng khó hiểu mệnh danh ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội được thành lập. Cái ủy ban này có thẩm quyền và vai trò cai trị như thế nào không ai hiểu rõ, nhưng một điều hiển nhiên là Hà Nội đang tràn ngập trong một mầu cờ đỏ và những banderole khẩu hiệu Tự do hay là chết, giết chết bọn đế quốc Pháp, Việt Nam độc lập muôn năm. Các cơ sở công cộng, các lực lượng võ trang liên tục bị dân quân giải phóng chiếm đóng. Họ thuộc lực lượng nào không ai biết rõ.
 Cụ Nguyễn Hải Thần lãnh tụ Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội và lãnh tụ Việt Nam Quốc Dân Đảng Vũ Hồng Khanh nghe nói đã ở biên giới Trung Hoa nhưng chưa thấy xuất hiện, có lẽ còn đợi theo đoàn quân chiến thắng Hoa quân nhập Việt, trong lúc ở đâu cũng nghe thấy nói tới Việt Minh và cái tên Hồ Chí Minh. Một cái tên quá xa lạ đến độ ngay cả những tay cách mạng trong các đoàn thể hay đảng phái khác cũng u ơ đoán mò.
 Phái đoàn đồng minh do một đại úy Mỹ cầm đầu đã tới Hà Nọi, đang cư ngụ trong khách sạn Metropole và thấy giao thiệp mật thiết với những đại diện của Việt Minh... Việt Minh là đồng minh của Đồng Minh?.. không thể hiểu nổi mối liên hệ này duy có một điều là guồng máy hành chánh vững vàng của Hà Nọi vẫn hoạt động điều hòa như đời sống an phận của Hà Nội đã từ nhiều năm qua.
 Những biến cố chính trị theo nhau dồn dập xẩy ra từng ngày vượt ngoài sự hiểu biết của mọi người. Người dân Hà Nội ngơ ngác tham gia mot vở kịch mà họ vừa là khán giả vừa là diễn viên, lúc lãnh đạm, lúc cuồng nhiệt nhưng ở chiều sâu thành phố này những âm mưu vẫn âm thầm diễn ra và là sự chờ đợi...
  Ngày 22-8-1945 Hoàng đế Bảo Đại đã thoái vị, ngày hôm sau 23-8 một chính phủ lâm thời được thành lập, và ngày 2-9 khi người Nhật chính thức ký văn kiện đầu hàng trước tướng Mc Arthur trên chiến hạm Missouri, thì ở công viên Ba Đình, Hà Nọi, chủ tịch chính phủ lâm thời Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập của Việt Nam.
 Bản tuyên ngôn độc lập còn nguyên chấn động trong đầu óc người dân Hà Nội thì đoàn quân Tầu ô cuả lộ quân Vân Nam dưới quyền Lư Hán cũng vừa lục tục kéo tới. Một sớm mở cửa nhà, người ta bàng hoàng thấy những anh lính Tầu phù quần áo rách rưới bẩn thỉu, cắm trại ngay trước sân, hay bên góc phố đang phá bẻ hàng rào, chặt vụn bàn ghế để nấu ăn...
 Gần 200.000 binh sỹ của lộ quân Vân Nam tràn nhập Hà Nọi như một trận giặc châu chấu và cùng với đạo quân này cũng là sự lộ diện của những âm mưu âm ỷ từ nhiều tháng qua. Bây giờ không phải là chống Nhật, chống Pháp nữa. Những cuộc tranh cãi cũng vượt ra ngòai khuôn khổ những gia đình để thành một cuộc đâm chém thực sự giữa những người anh em.
 Nỗi hoang mang của tôi, đứa bé lên năm bắt đầu từ đó và còn nguyên vẹn cả một thế hệ về hình ảnh một buổi tối trong căn nhà phố Hàng Bông .
 Bỗng nhiên, rất nhiều người lạ mặt ào ạt xông vào căn nhà này như một cuộc hành quân đột kích chiếm mục tiêu, súng ống đầy tay, ra lệnh mọi người đâu ngồi yên đấy. Người ta nói nhà in này bị trưng dụng làm trụ sở.
 Tôi đang ốm, ông thân sinh tôi vắng nhà, đang ở Cao Bằng, nhà có vài người thân trong gia đình đều là học sinh hoặc công chức hiền lành. Trong căn nhà này chỉ có hai điều đáng dấu đó là khẩu súng lục của ông cụ thân sinh tôi mà mẹ tôi đã mau tay dấu vào cầu tiêu, và một người khách tên Đễ, sau này tôi được kể lại là một nhân vật của Việt Minh lo về quân nhu. Ông ta có một xưởng làm bút chì cho Việt Minh và mẹ tôi lo việc thu mua bông vải của lính Tầu, chế ra một loại áo bông không có tay để che ngực chống lạnh, có chạy chỉ hình quả trám gọi là áo trấn thủ.
 Dù có lệnh nội bất xuất, ngọai bất nhập nhưng người đàn ông giả ốm (Pham van De) nằm đắp chăn mà mẹ tôi nhận đại là chồng sau đó được những người trong nhà thòng dây giúp nhẩy sang nhà hàng xóm trốn thoát.
 Sáng hôm sau, giữa sự lo lắng chưa ngã ngũ thì người đàn ông bận áo kiểu Tầu lại xuất hiện. Ông nói với mấy người cầm súng: "đây là người nhà cả mà " và chúng tôi được tự do ra vào.
 Đó là lần thứ 2 tôi được gặp mặt ông.
 Hà Nội vẫn êm ả một cách khó hiểu. Lính Nhật không bị giải giới, vẫn giữ an ninh, bên cảnh lực lượng dân quân của Việt Minh, người Pháp lặn sâu chỉ giám tung ra hoạt động phá hoại ngầm, nhưng ở miền Nam tình thế diễn tiến theo một chiều huớng tệ hại, mở đầu sự trở lại của thực dân và cũng như báo trước một diễn tiến tương tự sẽ xẩy ra với Hà Nội.Ở Nam bộ cũng có một chính phủ lâm thời do Trần Văn Giầu làm chủ tịch, mặc dù tướng Anh Garcey đã đổ quân vào Sàigon và quân Pháp đã tái chiếm Hạ Lào.
 Tuần lễ vàng được Việt Minh tổ chức nghe đồn là để thu tiền đút lót hai ông tướng Tầu Tiêu Văn và Lư Hán. Nhất là Lư Hán để đổi lấy sự yểm trợ và súng óng. Tướng Tiêu Văn người của Quốc Đân Đảng Tầu có tiếng nhưng không có miếng, vì không trực tiếp chỉ huy lộ quân Vân Nam. Phe Quốc Dân Đảng Việt Nam quá tin vào sự yểm trợ của Tưỏng Giới Thạch hòan tòan thất thế.
 Untitled2_jpec-content Mùng 6-11-1945 Vũ Hồng Khanh và một số quân Việt Quốc mới về đến Hà Nội dù vậy những đảng viên Việt Quốc vẫn tin tuởng rằng cuối cùng họ sẽ đạt được thế thượng phong, vì thực tế lực lượng Tầu mới là lực luợng chủ yếu và danh chính ngôn thuận có quyền hành.
 Khởi từ đây, sự đối kháng giữa Việt Minh và các đảng phái quốc gia khác đã trở thành công khai và ngày một hung tợn hơn. Tờ Việt Nam của Quốc Dân Đảng (Việt Quốc) và tờ Đồng Minh của Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội (Việt Cách) đả kích Việt Minh dữ dộâi. Trụ sở đảng ở đường Quan Thánh Hà Nội lại có những buổi phóng thanh tuyên truyền chống Việt Minh.
 Những câu hỏi chính yếu về Hồ Chí Minh, về lai lịch tổ chức của Việt Minh vẫn còn mù mờ. Người ta biết nhiều về Võ Nguyên Giáp hơn là chính ông chủ tịch Hồ Chí Minh.
 Võ Nguyên Giáp, Đặng Xuân Khu, Đặng Thái Mai là Cộng Sản thì rất nhiều người biết khi họ thành lập Đông Dương Cộng Sản Liên Đoàn, nhưng đích thực Cộng Sản là thế nào thì người ta chỉ biết lơ mơ. Có thể chỉ là một khuynh hướng cách mạng nào đó nên quần chúng chỉ ghi nhận hời hợt vụ đảng tranh như một vụ tranh giành quyền lực mà phe nào thắng cũng được.
 Ở Sàigon tình hình ngày một tồi tệ, tù binh Pháp được tướng Anh Garcey vũ trang và trả tự do tàn sát người Việt, làm bùng nổ cuộc cánh mạng đẫm máu ở Sàigon, trong lúc ngoại trưởng Anh Bevin chính thức thừa nhận chủ quyền của Pháp tại Đông Dương mở đầu của kháng chiến Nam Bộ.
 Quân Pháp của tướng Le Clerc tiếp tục đổ vào Sàigon trong lúc tình báo Pháp khơi dậy phong trào Nam Kỳ tự trị.
 Dưới áp lực của tướng Tiêu Văn, Việt Minh chịu nhượng bộ ký thỏa ước với Việt Quốc và Việt Cách chia ghế trong chính phủ với Nguyễn Hải Thần làm phó chủ tịch. Liên hiệp này chỉ là vá víu giai đọan vì các nhóm chống đối Việt Minh vẫn tụ họp và tổ chức khu Ngũ Xã ở ngoại ô Hà Nọâi thành một thứ chiến khu biệt lập.
 Các đảng phái quốc gia vẫn tin rằng Hồ Chí Minh sẽ không thể tồn tại trước áp lực của quân đội Tầu, trong lúc Việt Minh âm thầm mua chuộc Lư Hán để mua võ khí, gây dựng thế lực. Những vụ thủ tiêu ám sát của đôi bên gia tăng.
 Tháng 2-1946 người Pháp đã chiếm lại trọn vẹn Nam Bộ, trong lúc ở miền Bắc Tưởng Giới Thạch lộ mặt lừa gạt, tặng các đảng phái quốc gia một ngọn đòn chí tử. Thoả ước Trùng Khánh được ký kết cho phép quân Pháp thay thế quân đội Tầu khi hoàn tất việc đầu hàng và giải giới quân đội Nhật. Đổi lại Pháp trả lại cho Tầu nhượng địa Vân Nam Phủ, đường hoả xa Lào Cay (đọan nằm trong lãnh thổ Trung Hoa) và các biệt đãi thương mại cho Hoa Kiều ở Bắc Việt. Không những thế ngay khi quân Tầu tới Hà Nội, Tưởng Giới Thạch đảo chánh bắt giữ lãnh chúa Long Vân khiến Lư Hán là cánh tay mặt của Long Vân hổng cẳng ra mặt kình chống Tiêu Văn, thân thiện với Hồ Chí Minh làm khó dễ người Pháp.
 Một cuộc đối đầu quân sự với người Pháp là chuyện không thể tránh được, chính phủ lâm thời bây giờ biến thành chính phủ liên hiệp kháng chiến, với Hồ Chí Minh, Nguyễn Hải Thần và một số ghế cho những đảng phái. Những trụ cốt của Việt Minh không tham gia chính phủ đã rút vào bóng tối chuẩn bị chiến tranh.
 Để cầm cự thêm thời gian cho cuộc chuẩn bị chiến đấu võ lực, 6-3-1945 Hồ Chí Minh ký một tạm ước với Pháp trong đó Việt Nam được thừa nhận là một Etat Libre trong Liên Bang Đông Dương.
 Chữ Etat này không thể hiểu là một quốc gia như điều mà người Việt mong đợi sau 100 năm nô lệ nhưng có còn hơn không và người ta cố bám lấy hi vọng ở những hứa hẹn của một cuộc trưng cầu dân ý.
 Đổi lại với hy vọng này là trong nhất thời, Việt Nam phải đồng ý cho Pháp thay thế quân đội Tầu.
 Tuy đã ký tạm ước nhưng Việt Minh vẫn núp dưới bóng sự bực tức của Lư Hán, và với tiền của tuần lễ vàng cung phụng cho Lư Hán nên vẫn có khả năng cầm chân, gây khó khăn cho người Pháp.
 Với hai bảo đảm là Hiệp ước Trùng Khánh với Tưởng và tạm ước với Việt Minh, quân Pháp tính đổ bộ ở Hải Phòng nhưng bị quân Tầu nổ súng ngăn cản bắn chết 24 người.
 Ngày 18-3-1946 quân của Le Clerc mới tới Hà Nội sau khi được chính phủ Trùng Khánh chính thức can thiệp. 
 Bắt tay Le Clerc Võ Nguyên Giáp nói: "lãnh tụ kháng chiến Việt Nam chào mừng lãnh tụ kháng chiến Pháp".
 Để biểu dương uy lực Pháp tổ chức diễn binh ở cột cờ, tái chiếm các cơ sở hành chánh và tái lập uy quyền như huấn thị của tướng Valluy cho các sỹ quan chiến trường để:
  "Nghiên cứu một lọat những biện pháp để lần hồi tạo những đổi thay nhằm đưa đẩy một cuộc hành quân thuần túy quân sự thành một cuộc đảo chánh cưóp chính quyền". (... L'etude d'une serie de mesures qui doivent avoir pour effet de modifier progressivement et transformer le scénario qui est celui d' une operation purement militaire, en scénario de coup d'état) .
 Phiá Việt Minh vẫn nỗ lực vận động và đút lót Lư Hán nên quân Tầu tiếp tục làm khó dễ ngay cả được lệnh tấn công khiêu khích quân Pháp. Một số lính Pháp bị bắn chết hay bị thương nhưng họ vẫn kiên nhẫn mở rộâng vùng kiểm soát tới Nam Định.
 Tình hình ở Nam Bộ còn rối ren hơn nhiều. Với sự yểm trợ của người Anh, lực lượng Pháp làm chủ tình hình đẩy những ổ kháng cự cuối cùng của ủy ban kháng chiến Nam bộ ra khỏi Sàigon và mở rộng nỗ lực bình định sang các tỉnh khác, ngay cả đã tái chiếm Huế.
 Về chính trị bác sỹ Nguyễn Văn Thinh được đưa ra để lập chính phủ Cộng Hoà Nam Kỳ. Ngày 23-4-1946 Ủy viên của De Gaulle ở Nam Bộ là Cedille đưa một phái đòan do thiếu tướng Nguyễn Văn Xuân sang Pháp vận động cho một Nam Kỳ tự trị và D'Argenlieu cho thành lập Tây Kỳ gồm các sắc dân thiểu số.
 Ngoài Bắc, vết dầu loang như chỉ thị của tướng Valluy, Pháp đã chiếm lại tới Đồng Giăng ở vùng cực Bắc của Việt Nam. Hồ Chí Minh và phái đòan Phạm Văn Đồng sang Pháp tham dự hội nghị Fontainebleau với hy vọng vớt vát được điều gì hay điều đó.
 Ngày 25-6 1946 Lư Hán cùng bộ hạ rút về Tầu, Việt Minh không còn chỗ nào để dựa nữa. Lực lượng Việt Cách mở những cuộc tấn công để mở rộng vùng ảnh hưởng, tấn công Vệ Quốc Quân ở phủ Lạng Thương, Sơn Tây song hành với các cuộc ám sát thủ tiêu do hai bên liên tục phóng ra.
 Ở Hà Nội nhiều cán bọ Việt Cách và Việt Quốc bị bắt trong lúc công an Việt Minh cho dân chúng tới coi hai căn nhà ở khu hồ Halais (Ho thuyen quang), nói là nơi mà các đảng phái bắt đối thủ về tra tấn rồi thủ tiêu nhưng không có cách nào kiểm chứng. Báo Cứu Quốc của Việt Minh cho biết có hơn 300 người bị bắt và sẽ bị đưa đi an trí. Nhưng vụ bắt cóc cho "đi mò tôm vẫn" tiếp diễn. Người ta cho rằng Việt Minh muốn đẩy mạnh cuộc thanh trừng vì những đảng phái quốc gia đã mất chỗ dựa vào lực luợng Trung Hoa.
 Không còn lực lượng Tầu những vụ chạm súng trực tiếp giữa lực lượng tự vệ và người Pháp diễn ra ở nhiều nơi.
 Ở Pháp, hội nghị Fontainebleau tan vỡ, nửa đêm Hồ Chí Minh phải đích thân tới tư thất Bộ trưỏng Pháp Quốc Hải Ngoại xin ký tạm ước mặc dù nói rẵng đây chính là bản án tử hình của ông.
 Với tạm ước này Hồ Chí Minh hy vọng sẽ tồn tại thêm một thời gian nữa để chuẩn bị.
 Tháng 11-1946 tình hình đã găng tới mức cùng cực do sự khiêu khích liên tục của cả hai phía. Ở Hà Nội lính nhẩy dù Pháp phá phách khắp nơi, giựt cờ Việt Nam ở phòng thông tin Hà Nội. Ở Hải Phòng tự vệ ngăn chặn một tầu chở hàng cho Pháp, bắt vài lính Pháp. Hai bên nổ súng và chiến Hạm Pháp oanh kích phá hủy nhiều nhà và nhiều ngừơi chết. Tướng Valluy, cao ủy Pháp ra lệnh cho tướng Morliere ở Bắc bộ dùng võ lực tiến chiếm Hải Phòng làm đầu cầu đổ bộ cho lực lượng Pháp.
 Võ Nguyên Giáp ra lệnh chuẩn bị tấn công, mở màn cho cuộc toàn quốc kháng chiến. Dân chúng được kêu gọi ủng hộ chính phủ (Việt Minh), đào giao thông hào, đục thủng tường nối các nhà trong khu phố với nhau để tác chiến trong thành phố. Ngoài đường tự vệ thành tạo công cự chướng ngại.
Những đảng phái quốc gia chới với trong một tư thế khó xử. Một mặt nhu cầu tòan dân hiệp lực chống Pháp không chỉ là một đòi hỏi khẩn thiết mà còn là một nghĩa vụ, một lý tưởng mà chính họ đang theo đuổi nhưng mặt khác, cũng không thể chối cãi Việt Minh đang có chính quyền và đương nhiên sẽ lãnh đạo cuộc chiến đấu.
 Mối hận thù chỉ dù mới khởi sự một vài tháng trước đây đã đạt đến một điểm không còn lối về nữa, Cả hai phía Việt Minh cũng như Việt Quốc đều nghi kỵ lẫn nhau và đều có tham vọng dành quyền lãnh đạo.
 Việt Quốc cho rằng họ mới xứng đáng lãnh đạo vì Việt Quốc 1946 là tiếp nối cuộc đấu tranh của Nguyễn Thái Học, kéo dài qua những năm làm cách mạng ở Trung Hoa, còn Việt Minh không biết từ đâu tới nhẩy xổ vào cướp công.
 Phía Việt Minh cũng cho rằng họ đã âm thầm hoạt động từ nhiều năm qua và họ là một đoàn thể có tổ chức, có nhân sự được huấn luyện chặt chẽ. Hơn nữa chủ trương của Việt Minh là đảng trị nên không thể có chuyện liên hiệp.
 Tình trạng bất khả dung nạp này khiến phần lớn những thành viên của các đảng phái quốc gia rơi vào thế kẹt. Muốn tham gia vào cuộc chiến đấu thì phải hủy bỏ lý lịch cũ của mình, mà không tham dự thì mang mặc cảm tội lỗi là không đóng góp trong cuộc đấu tranh chung của dân tộc trong giây phút hiểm nghèo nhất. Dù vậy, một số người thuộc các đảng phái quốc gia cũng không thể nhắm mắt nhìn người Pháp trở lại, nên cũng miễn cưỡng tạm quên lý lịch chính trị để tham gia các toán tự vệ thành hoăc các công tác cho Việt Minh.
 Untitled-3_copy-content Những vụ đối đầu khiêu khích tiếp tục gia tăng.
 Hà Nọi, Hải Phòng thực sự trong tình trạng chiến tranh. Công sở cũng như dân chúng bắt đầu tản cư về vùng quê lánh nạn ngày một đông hơn. Kiều dân Pháp được tập trung ở một số địa điểm để được quân đội bảo vệ. Các tin đồn loan truyền hàng ngày tạo một khí thế căng thẳng cùng cực. Tấn công dân Tây ở khu này, bắn chết lính Pháp ở khu phố kia, Tự vệ bắn nhau với lính Pháp ở chợ Đồng Xuân.
 Nhà máy điện bị phá hoại, Hà Nọi chìm trong bóng tối, súng nổ ở khắp những nơi có quân đội Pháp trấn đóng. Lệnh toàn quốc kháng chiến được ban hành, các cơ quan trong chính phủ Hồ Chí Minh lần lượt di tản khỏi Hà Nội.
 Theo dòng biến động của lịch sử gia đình tôi cũng dắt díu nhau hốt hoảng rời khỏi Hà Nội trong đêm tối, 4 năm kế đó ngọn gió chiến tranh đưa đẩy tôi vào một thế giới mới của những địa danh xa lạ giữa núi rừng thâm u cuả Việt Bắc.
 Trí khôn của tôi lớn dần trong lòng một cuộc kháng chiến mang một vẻ đẹp huy hoàng và thần bí, vì được nuôi dưỡng bằng núi đồi rừng già Việt Bắc và dòng nhạc của Tiếng Hát Sông Lô, Đàn Chim Việt, hay những huyền thoại chống thực dân Pháp của Sáu Đậu Vua Giựt Mìn, Anh Là Trai Nước Nam, Ba Chiếc Dù ở Việt Bắc. ...
 Bài học đầu tiên tôi được học là sự thù ghét người Pháp và bổn phận của tôi, dù chỉ là đưá bé lên 9 tuổi đầu là phải đánh đuổi, giết người Pháp với võ khí là một khẩu súng gỗ hay những trái mìn bằng đất sét để tập trận giả chống Tây Càn.
 Thù ghét người Pháp cũng đồng nghĩa với yêu quê hương tổ quốc. Tổ quốc là gì tôi không thể định nghĩa, cũng không thể giải thích nhưng nó được đồng hóa với Văn Cao và lời than thở: Nhưng thôi rồi còn đâu quê nhà, loài giặc Pháp cướp làng diệt thôn hay với Phạm Duy: Ai nhớ sông Lô giặc lên ăn cướp dân ta, tôi nhớ sông Lô giờ đây chôn xác quân thù...
 Bốn năm trời trong một Việt Bắc đầy biến động, lần theo những con suối hoang vu như từ tiền sử chưa một lần có người đặt chân tới, trôi theo những khúc sông đầy ghềnh thác ở ngọn nguồn Hồng Hà với đám vắt hút máu đỏ tươi. Những cơn sốt rét cách nhật run rẩy đưa tôi về gần hơn với vùng xuôi, với những cơn sợï hãi kinh hoàng khi lính Pháp hành quân, những lần chạy phi cơ oanh tạc, nhẩy bổ xuống một chiếc hầm ngập nước đầy cóc nhái. Tôi đã hòa nhập và đồng hóa vào chính sinh mạng của cuộc kháng chiến này một cách hồn nhiên, lo sợ, buồn vui, oai hùng theo từng biến chuyển.
 Tôi không biết Việt Minh nhưng tôi biết những anh bộ đội, với lòng yêu mến và kính trọng rất chân tình như yêu mến một người trong gia đình.
 Cho đến một ngày... hai bố con tôi bò nép trong đêm bên con đường số 9, nhìn về phía trước là Bần Yên Nhân, xa xa Hà Nọâi long lanh rực rỡ ánh đèn. Bây giờ đã 9 tuổi đầu, tôi quay sang bố hỏi nhỏ, câu hỏi vuột ra từ đáy sâu tiềm thức: "Mình về với Tây hả bố".
 Không có câu trả lời hoặc câu trả lời chỉ đến trong những mẩu chuyện mà tôi loáng thoáng nghe được sau này, về hoạt động của những người quốc gia tham gia kháng chiến, nhưng không muốn là Cộng Sản.
 Tại sao không muốn là Cộng Sản, Cộng Sản là gì và liên quan gì đến chuyện về thành. Đâu đó trong câu chuyện có cả tên một ông tướng Việt Minh là Hoàng Đạo và một tổ chức gọi là Quốc gia kháng chiến nội thành. Sự thực ra sao tôi không biết rõ và không thể kiểm chứng, tuy nhiên cũng kể từ phút đó, Hà Nọi 1949, tôi được nghe nói nhiều hơn tới chữ chống Cộng.
 Căn nhà của tôi đang sống năm 1949 lại giống như căn nhà ở phố Hàng Bông trước đây, lại là nơi lui tới thường xuyên hơn của rất nhiều người mà tôi thân thiết gọi là chú là bác. Bác Lan Khai, Bác Nguyễn Hoạt, chú Nguyễn Duy Dị, Chú Mai Đen, chú Bão, chú Thái, chú Thỉnh (Bính), chú Chu Tử Kỳ, chú Tô Văn,Chu Tu ....
 Không còn nghe thấy nói tới kháng chiến hay đánh Tây như hồi trước nữa mà bây giờ là chống Cộng... vì từ cuộc cách mạng mùa thu 1945, thành phần trí thức tiểu tư sản, những ông chánh án, công chức hành chánh, kỹ sư hay những văn nghệ sỹ như Đinh Hùng, Văn Cao, Phạm Duy vốn là cái não bộ của cuộc kháng chiến ngay từ ngày đầu, vẫn không được tin dùng, ngay cả có thể sẽ bị hãm hại bất cứ lúc nào nếu không gạt bỏ, quên đi hoàn toàn dĩ vãng của mình. Trại tù Đầm Đùn, Trại trừng giới Lý Bá Sơ đầy nhóc những người quốc gia kháng chiến không Cộng Sản. Những toán công tác thành của Việt Minh vẫn duy trì nỗ lực thủ tiêu, ám sát những phần tử Việt Quốc.
 Ha noi 1950, tôi lại gạp lại người đàn ông mặc áo Tầu một lần nữa. Lần này trong một không khí thanh bình hơn, ở tiệm kem Zefir bên bờ Hồ Hòan Kiếm, nơi mẹ tôi làm việc. Ông bỏ đi và một lúc sau thì có người chạy về báo tin. Mẹ tôi òa khóc nói: "Nó bắn chết anh Nhượng Tống rồi"....
 Ai bắn và tại sao? Lúc đó tôi không biết nhưng sau này nghe nói là ông bị ban ám sát thành của Việt Minh hạ thủ. Việt Minh là ai tôi vẫn chưa hiểu, chắc không phải là những anh bộ đội đánh đám Tàu, Tây mà tôi từng gặp bên bờ sông Hồng ở Tuyên Quang mà tôi từng ngưỡng mộ.
 Tôi vẫn ngơ ngác trong một thành phố có những anh lính Lê Dương say ruợu ôm đàn bà ngồi trên xe kéo bị một toán đông người hành hung phun máu. Người lính Lê Dương này còn trẻ lắm, bị đám đông hàng chục mạng đánh đấm bằng đủ loại võ khí kiếm được tại chỗ, và bị bỏ nằm thoi thóp trong vũng máu.
 Bên cạnh những ngươi lính Pháp ngơ ngáo giữa thành phố đầy thù hận này cũng có những bao gạo, những thùng sữa bột, những tấm tôn có in hình cờ sao sọc, và cờ vàng ba sọc đỏ với hai bàn tay bắt lấy nhau cùng hàng chữ Tặng phẩm của nhân dân Hoa Kỳ, và những truyện bằng tranh nói về tội ác của Cộâng Sản được in từ Hoa Kỳ, những tấm hình mầu tổng thống Eisenhower được phát không tràn ngập ở những phòng thông tin.
 Đâu đó trong tôi còn vang vọng dòng nhạc của Đỗ Nhuận:
  "Hồng Hà ơi ta nhớ mùa thu xưa nước về như sóng cờ lên khi quân về thủ đô".
 Vẫn có một điều gì giằng co, không thể thanh thỏa trong lòng của tôi...
 Hà Nội 1954, tiếng đại bác ầm ì vọng về gần hơn mỗi đêm, và ở một thung lũng vô danh vùng Tây Bắc gần sát biên giới Ai Lao, bao quanh bởi những rặng núi tạo thành một lòng chảo, là nơi đang diễn ra trận đánh mà các chuyên viên quân sự sau này gọi là một trong những trận đánh lớn nhất của thế kỷ 20.
 Trận đánh này vĩ đại không chỉ vì số máu xương và một ý chí sắt thép vượt cao hơn những rặng núi bao quanh lòng chảo Điện Biên, khi người ta kéo đại pháo lên những đỉnh núi này, để tác xạ vào căn cứ phòng thủ của người Pháp, mà nó còn vĩ đại vì đây là viên đạn kết thúc chế độ thực dân trên toàn thế giới. Không chỉ thực dân Pháp mà cả Anh, Ý, Hoà Lan.
 50.000 bộ đội Việt Minh mở màn cuộc vây hãm 16.000 binh sỹ Pháp kéo dài trên 2 tháng trời từ 13-3 tới 7-5-1954, với cái giá xuơng máu kinh hoàng của phía Việt Nam là 23.000 thương binh, 8000 tử thương.
 Trận chiến được cả thế giới nín thở theo dõi. Nó cũng là niềm hãnh diện chung của các quốc gia bị trị, vì đây là lần đầu tiên sau nhiều thế kỷ bị áp đảo, khống chế, một tiểu quốc của những người nông dân chân đất đã hạ nhục một đại cường Tây Phương, nhưng đối với những người quốc gia kháng chiến, trong đó có cả những người đã tham gia trận chiến bên trong hay bên ngoài hàng ngũ Việt Minh, có một điều gì lấn cấn không thể giải tỏa được, một sự lựa chọn giằng co, một mặc cảm khó chịu.
 Ở giai đoạn này chưa thể gọi là hai chiến tuyến hay ý thức hệ, nhưng một đường ranh đã được vạch ra. Một phía là những người theo chủ thuyết Cộng Sản và một phía là những người không chấp nhận Cộng Sản tự gọi là những người Quốc Gia.
 Thế nào là Quốc Gia, Việt Minh có phải là những người quốc gia không, vì đến giai đoạn đó rất nhiều người đang chiến đấu dưới lá cờ đỏ sao vàng, hoặc đang đổ máu trong trận chiến chống thực dân Pháp, không hề biết Cộng Sản là gì hoặc chỉ mơ hồ rằng đây là một đảng cách mạng.
 Trong suốt 8 năm đầu của cuộc kháng chiến, thiểu số những thành phần lãnh đạo Việt Minh không những đã dấu thật kín cái tông tích Cộng Sản của mình, mà cũng không hề đả động hoặc ám chỉ việc áp dụng chủ nghĩa "Mác-Lê" như một chủ thuyết dẫn đạo cho cuộc kháng chiến.
 Người ta kiếm được những gì là Cộng Sản trong lời kêu gọi phát động cuộc toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh đêm 1-12-1946 : "Chúng ta phải đứng lên... bất kỳ đàn ông, đàn bà, già trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu tổ quốc. Ai có gươm thì dùng gươm, không gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc... giờ cứu nước đã đến. Ta phải hi sinh đến giọt máu cuối cùng...."
 Bộ mặt thật Cộng Sản chỉ giới hạn trong nội bộ đảng viên, và vẫn được ngụy trang qua lời phát biểu của Trường Chinh tại đại hội đảng 1951 rằng, cách mạng Việt Nam là "dân tộc, dân chủ, nhân dân tiến lên xã hội chủ nghĩa."
 Một vài danh từ của Cộng sản được xử dụng nhưng quần chúng chỉ thực sự có kinh nghiệm sống về cách thực thi chủ nghĩa Cộng Sản từ năm 1953, khi Việt Minh phát động cải cách ruộng đất và các chiến dịch tố khổ địa chủ, khủng bố trí thức được thi hành.
 Đây là nhát chém cuối cùng khởi đầu của hai chiến tuyến Quốc Cộng với hàng loạt những người quốc gia kháng chiến bỏ về thành.
 Quảng đại quần chúng không biết nhưng giới trí thức tiểu tư sản vốn là linh hồn của cuộc kháng chiến đều biết rõ, đầu não lãnh đạo Việt Minh từ Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng đều là Cộng Sản. Trên thực tế họ là kẻ thù sinh tử của các đảng phái quốc gia đặc biệt là Quốc Dân Đảng.
 Mối hận thù này bắt nguồn từ mối thù Quốc Cộng của Mao Tưởng và những ngày lưu vong làm cách mạng trên đất Trung Hoa, không dừng lại ở chỗ dành quyền lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc trong cơn hấp hối của đệ nhị thế chiến năm 1945, mà tiếp tục được bồi dưỡng trong suốt 10 năm bằng những nỗ lực triệt hạ lẫn nhau trong suốt cuộc kháng chiến.
 Những người quốc gia không Cộng Sản không những bị Việt Minh đàn áp, khống chế, mà ngày một lún sâu trong một tư thế khắc khoải. Họ không muốn trực tiếp chống lại Việt Minh vì Việt Minh đang lãnh đạo cuộc kháng chiến chống kẻ thù chung, nhưng cũng không muốn cộng tác hay chỉ cộng tác miễn cưỡng.
 Chiến thắng Điện Biên niềm hãnh diện và xương mắu đóng góp của cả một dân tộc vuột dần khỏi tầm tay họ, trong lúc một chủ thuyết Quốc Gia chỉ mới nhen nhúm và bị che khuất bởi sự hiện diện của những người lính Lê Dương trong các thành phố.
 Trong vùng Tề (dưới sự kiểm sóat của chính phủ Quốc Gia), sau khi được quốc hội Pháp cho phép thành lập một quân đội quốc gia Việt Nam (năm 1950), số lượng binh sỹ Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ quân lực Liên Hiệp Pháp gia tăng mau chóng, và ở thời điểm của Điện Biêïn Phủ đã có 250.000 người.
 Lực lượng này đang đánh nhau với Cộng sản, thực tế là đánh nhau với Việt Minh, mà đánh nhau với Việt Minh dù biện luận thế nào cũng vẫn là đứng về phía thực dân Pháp. Đó là cái thế kẹt của những người quốc gia khi muốn vừa đánh Pháp vừa đánh Cộng Sản.
 Ở thời điểm tiền hội nghị Geneve họ không có chỗ đứng chính danh, nên chưa thể minh thị một chính nghĩa ngay cả tương lai chính trị của họ cũng mù mờ, vì kể từ giữa năm 1953 tình trạng sa lầy của người Pháp đã quá rõ. Tướng Giáp phát động chiến dịch Nasản tháng 4 năm 1953 với một tổn thất nặng nề cho Việt Minh, 1544 hy sinh gần 2000 bị thương, nhưng chiến dịch này cũng chứng minh là Việt Minh không những đã có thừa khả năng tổng phản công ở mức độ trận địa chiến tân tiến, mà khả năng tác chiến cũng như võ khí trội hơn hẳn người Pháp. Ở thời điểm 1954 không những được sự yểm trợ trực tiếp của Trung Hoa và khối Cộng, mà Việt Minh còn có ưu thế về uy tín chính trị nhân danh cuộc kháng chiến chống Pháp. Từ một tiểu đội do OSS huấn luyện năm 1945, quân số của Việt Minh ở giai đoạn Điện Biên khoảng trên 400.000 người.
 Kể từ sau vụ tướng Henri Navare ra lệnh triệt thoái khỏi Nasản, rõ ràng là người Pháp sẽ không còn đứng vững được bao lâu nữa, kế hoạch bình định phản công Navare với tiền bạc và vũ khí của Hoa Kỳ cũng đã thất bại trong việc kiềm tỏa Việt Minh.
Viện trợ của Hoa Kỳ cho kế hoạch Navare là một viện trợ có điều kiện. Một trong những điều kiện là người Pháp phải thuận cho việc phát triển một Quân lực quốc gia Việt Nam, với sự huấn luyện của toán cố vấn yểm trợ quân sự Hoa Kỳ (Military Advisory Assistance Group MAAG).
 Hơn thế nữa, người Mỹ cũng muốn người Pháp phải đáp ứng tích cực trong nỗ lực kiến tạo một hợp tác chặt chẽ hơn của người Việt với chính quyền thuộc địa về quân sự cũng như chính trị.
Nói rõ hơn, cái tư thế Etat Libre mà De Gaulle dành cho Việt Nam phải là một sinh hoạt tự do độc lập thực sự của một quốc gia, dù vẫn nằm trong những ràng buộc của Liên Hiệp Pháp.
 Ngân khoản được Mỹ chấp thuận cho kế hoặch Phản công của Navare là 385 triệu Mỹ Kim, trong đó có khoản dự trù tăng quân lực quốc gia Việt Nam lên tới 300.000 người trong vòng một năm.
 Đối với những người quốc gia kháng chiến bên ngoài Việt Minh thì một nền độc lập thực sự là một điều kiện cần yếu và phải thực hiện khẩn cấp, để họ có một chính nghĩa tạo một chiến tuyến đối kháng với phe Cộng Sản đang được bảo vệ trong tư thế kháng Pháp.
 Tất cả những đòi hỏi này đều bị người Pháp từ chối thi hành. Đông Dương không thể vuột khỏi đế quốc Pháp.
 Dù người Pháp muốn hay không muốn thì kể từ đầu năm 1954 sinh mạng của Đông Dương thuộc Pháp (Indochine Francais) có thể đếm từng ngày, đồng thời người ta bắt đầu thấy có những chuyển động trong mộât quy mô quốc tế, khởi đầu với một thông cáo chung tại Bá Linh của các nước Anh, Pháp, Nga, Mỹ nói rằng tứ cường và các phần phe hệ sẽ nhóm họp tại Geneve, để kiếm một giải pháp hòa bình cho cuộc chiến đã kéo dài 8 năm tại Đông Dương.
 Sự thông báo về một hòa hội "sắp diễn ra" cũng có nghĩa là cả hai phe đều phải nỗ lực chuẩn bị cho mình một tư thế ưu thắng trước khi ngồi xuống thương thảo.
 Ngoại trưởng Hoa Kỳ ngầm ám chỉ việc can thiệp trực tiếp của Tây Phương khi nói rằng "cần phải có một hiệp đồng hành động", để ngăn chặn việc Đông Dương rơi vào tay Cộng Sản.
 Người Pháp một mặt dọa rằng Hoa Kỳ sẽ can thiệp nhưng vẫn ngần ngại không muốn người Mỹ can dự trực tiếp về quân sự. Phía Việt Minh cũng muốn đạt một chiến thắng quan trọng trước khi vào bàn hội nghị.
 Thái độ ngoan cố của Pháp trả giá bằng Điện Biên Phủ giúp Việt Minh bước vào bàn hội nghị trong tư thế của kẻ chiến thắng. Tướng Giáp muốn khai thác chiến thắng đánh thẳng vào Hà Nọi đạt sự thua trận toàn diện của Pháp, nhưng với áp lực của Nga, Tầu và ám ảnh Mỹ can thiệp, nên chiến tranh tạm chấm dứt với hiệp định Geneve chia đôi Việt Nam.
 Từ sau cuộc chiến Triều Tiên (1950-1953), người ta được biết nhiều hơn về cái gọi là cuộc chiến tranh lạnh giữa hai phe tư bản đứng đầu là Hoa kỳ và Nga Sô, nhưng đối với đa số người Việt, người ta chưa thể gắn cuộc chiến này vào những diễn biến hiện tại ở Đông Dương.
Tuy nhiên với quy định của hiệp định Geneve ít nhất người Pháp sẽ bị hất khỏi mảnh đất Đông Dương.
 Bây giờ người ta có một nửa nước Việt Nam để lập một thế trận mới như tiên liệu của Nguyễn Quốc Định trưởng phái đoàn quốc gia: "Chấm dứt cuộc chiến bằng việc chia đôi đất nước sẽ đưa tới một trận chiến khác".
 Trận chiến mới này, được bán chính thức chấp nhận với một tên gọi quái đản là Chiến tranh lạnh nhưng lại rất nóng ở Việt Nam.
 Ở thời điểm 1954, thực sự không một ai có thể dự liệu rằng rồi đây định mạng của Việt Nam sẽ bi xô vào một thế trận kinh hoàng gấp trăm lần trận chiến cũ, với 3 triệu người Việt bị hi sinh, một đất nước lỗ chỗ những hố bom, lòng người ly tán trong hận thù. 
 Từ Vĩ tuyến 17 tới mũi Cà Mâu, người ta bắt đầu học tập về một lý tưởng mới và một kẻ thù mới. Lý tưởng dân chủ và kẻ thù là bọn Cộng Sản. Cộng Sản độc tài, vô tổ quốc, vô thần, cấu kết với thực dân chia cắt đất nước, ngày ký hiệp định Geneve 20-7 được gọi là ngày quốc hận.
 Từ vĩ tuyến 17 tới Ải Nam Quan người ta cũng học bài học căm thù mới về chống đế quốc để xây dựng một "thiên đàng" Cộng Sản với nghĩa vụ chiếu cố giải phóng miền Nam.
 Kể từ đó nhiều thế hệ ở cả hai miền Nam Bắc đã lớn lên trong bài học thù hận, nhưng bây giờ không phải thù hận kẻ thống trị mình là người Pháp mà là thù hận lẫn nhau.
 Mỗi bên đều có những nhân danh. Miền Bắc nhân danh cuộc cách mạng xây dựng xã hội chủ nghĩa chống đế quốc, miền Nam nhân danh một xã hội tự do dân chủ. Miền Bắc đòi thống nhất đất nước, miền Nam cho rằng không thể thống nhất trong một chế độ độc tài.
 Trong suốt 20 năm hậu Geneve guồng máy cai trị và tuyên truyền cả hai miền đã nhào nắn nhiều thế hệ thanh niên trong những đức tin đó, tin một cách đương nhiên và cuồng nhiệt hoặc như một phản xạ.
 Nỗ lực chiếu cố Miền Nam của miền Bắc đã bắt đầu ngay khi ký hiệp định Geneve, vì cả hai phe đều biết rằng hiệp định này ký kết để không được thi hành.
 Trong những đợt tập kết, cán bộ và binh sỹ Cộng Sản trước khi rút về miền Bắc đã được lệnh gài lại phía sau những mầm mống thù hận bằng cách khẩn cấp kết hôn với những thiếu nữ miền Nam, nỗ lực để lại những hài nhi thiếu bố, những người vợ thiếu chồng.
 Cả một phong trào cưới vợ tập thể, đẻ con tập thể được phát động với lời tuyên truyền là sẽ tổng tuyển cử thống nhất đất nước sau 2 năm, cha con vợ chồng sẽ đoàn tụ trong hạnh phúc!!!.
 Tổng tuyển cử tất nhiên đã không xẩy ra vì miền Nam từ chối thi hành, viện cớ chính phủ quốc gia không ký vào bản văn này.
 Trong 8 năm kế đó, là một nền hòa bình để chuẩn bị chiến tranh. Súng đạn từ khắp nơi, từ Hoa Kỳ, từ Tiệp khắc, Nga Sô, Trung Hoa tiếp tục đổ vào hai miền.
 Khác với 1954, những người quốc gia không Cộng Sản bây giờ đã có một lý tưởng rõ rệt và một chân đứng trên một phần đất nước.
 Lý tưởng bây giờ là biến miền Nam thành một pháo đài của tự do ởù Đông Nam Á. Như những quân bài Domino dựng đứng, nếu gõ đổ một quân bài thì toàn bộ những quân bài khác sẽ đổ theo. Nếu miền Nam Việt Nam rơi vào tay Cộng Sản thì toàn bộ Đông Nam Á ngay cả Mã Lai, Miến điện và tận cùng là Nhật Bản sẽ đổ theo. Đó là thuyết Domino.
 Miền Nam "đã được chọn" để làm người lính tiên phong, làm tiền đồn của tự do, dân chủ, trong một trận tuyến toàn cầu được biết đến sau này là cuộc chiến tranh lạnh.
 Từ 1960 những trận tấn công đầu tiên của quân du kích Cộng Sản nhắm vào một vài đồn bót lẻ tẻ ở Miền Nam, song hành với việc thành lập của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, để chính thức tái diễn một cuộc nội chiến mới với những nguyên do và nhân danh mới.
 Không còn chúa Trịnh, chúa Nguyễn, người Bồ, người Pháp nữa, bây giờ là trận chiến nhân danh một phía là thế giới Tự Do một phía là thế giới Cộng Sản, một phía được yểm trợ bởi Nga, Tàu và một phía là Hoa Kỳ và thế giới tự do.
 Vấn đề một nước Việt Nam thống nhất không được đặt ra với miền Nam. Cái nhúm đất tượng trưng cho khát vọng thống nhất được gọi là "đất thiêng Bắc Việt" mà người ta trân trọng đón rước ở bến Bạch Đằng năm nào, đã bị vứt bỏ ở một xó nào và không hề được nhắc tới nữa.
 Tôi bắt đầu tin như vậy, bạn bè tôi cũng thực tình tin như vậy. Miền Bắc, những người Việt ở miền Bắc dần trở thành một quốc gia khác, một giống người khác. Mọi thứ còn lại ở phần đất này đều được người ta đồng hóa với những tội ác xấu xa, ngu dốt của chế độ Cộng Sản.
 Cuộc kháng chiến của toàn dân tộc chống lại người Pháp cũng bị Cộng Sản hóa. Những tự vệ thành đổ máu ở Hải Phòng chưa một lần nghe nói tới Cộng Sản, những người kháng chiến Nam Bộ từng đánh nhau với lính Pháp và chết ngay trước của tòa đô chính ở Sài gòn năm 1945, những ngừơi lính bộ đội Việt Minh chết ở mặt trận Điện Biên Phủ năm 1954, không còn là của dân tộc Việt Nam nữa mà trở thành một tài sản của Cộng Sản.
 Cùng với số lượng võ khí được hai phe đổ vào Việt Nam mối thù hận cũng gia tăng. Thế hệ chúng tôi lớn lên ở cả hai miền lần lượt trở thành những người lính chiến, những người lính được thế giới mô tả là thiện chiến và anh hùng nhất trong một cuộc chiến tàn bạo và lâu dài nhất nhân loại.
 Suốt 20 năm những người lính chiến ở miền Bắc cũng như ở miền Nam tiếp tục chiến đấu anh dũng mà chưa hề đặt câu hỏi là có thật họ đang chiến đấu cho những quyền lợi đích thực của tổ quốc và dân tộc, hay họ chỉ là những tên giác đấu bịt mắt, bịt tai bị lùa vào đấu trường. Người ta sống và chết cho những nhân danh. Một phía nhân danh khối Tự Do, chống đôc tài Cộng Sản, một phía nhân danh chống tư bản bóc lột.
Với cái giá xương mắu của ba triệu người Việt ở hai miền Nam Bắc và biết bao tang thương bên lề những cái chết đó, tháng tư 1975, miền Bắc toàn chiếm miền Nam.
 Phải chăng đây đã là canh bạc cuối cùng sau đó thì chỉ còn lại những tháng ngày hòa bình để xây dựng lại đất nước.
 Nhưng không, hận thù và tang thương vẫn tiếp diễn, một triệu quân nhân cán bộ của miền Nam bị lùa vào những trại tù cải tạo. Bên ngoài những trại tù địa ngục này người ta nhào xuống biển cả liều chết bỏ nước ra đi. 25 triệu người dân miền Nam ngơ ngác trước những kẻ ngoài miệng vẫn gọi họ là đồng bào nhưng hành động là của kẻ thống trị. Người ta tiếp tục đầy đọa, lưu đầy nhau trên chính quê hương của mình nay đã độc lập và thống nhất.
 Tại ai, bắt đầu từ đâu, từ lúc nào?
 Những câu hỏi này và còn rất nhiều câu hỏi khác sẽ không thể có câu trả lời thỏa đáng, hoặc chỉ là những câu trả lời lấp lửng nếu người ta tiếp tục nhìn lịch sử bằng con mắt của những nạn nhân.
 Năm chục triệu người Việt đang run sợ trong những trận mưa bom ở Hà Nội, hay vừa chết tức tưởi ở Sàigon vì những hỏa tiễn 122 ly của Nga Sô, hay chết ở một chiến trường nào đó đều là những nạn nhân. Họ là nạn nhân trong một định mệnh lớn của dân tộc, hay nạn nhân của một âm mưu kinh hoàng nhất thời đại bao trùm toàn quả địa cầu này.
 Người ta sẽ tiếp tục tranh luận và sẽ không đạt được một giải đáp nào nếu chỉ trả lời từng câu hỏi một, hoặc chỉ nhìn ởù từng chặng ngắn của lịch sử hay chiếu rọi qua lăng kính của những thống khổ cá nhân.
 Trịnh Nguyễn phân tranh là một vết thương của lich sử, nhưng phải chăng cũng nhờ đó có một Đại Việt từ Thuận Hóa mở vào đến mũi Cà Mâu?
 Gia Long thống nhất đất nước là một thành quả lớn lao nhưng cũng mở đầu cho việc người Pháp nhòm ngó Việt Nam. Thân phận nô lệ Việt Nam chỉ là chuyện tất nhiên trong cao trào thực dân thế kỷ 18 hay vì những vua triều Nguyễn. Tại sao Nhật Bản thoát nạn thực dân, vẫn độc lập và thành cường quốc trong lúc Đại đế quốc Trung Hoa xụp đổ thành con mồi của Tây Phương? Hồ Chí Minh thành công trong công cuộc kháng chiến đành độc lập là mọt công lớn với lịch sử hay là một tai họa cho dân tộc vì mang lại chế độ Cộng Sản? Giữa Thực dân, Tư bản và Cộng Sản thứ nào bóc lột tàn ác hơn? Một trăm năm nô lệ người Pháp đã đủ chưa hay có thể ngồi đợi một nền độc lập sẽ tự nhiên tới ? Không có Việt Nam và Điện Biên Phủ liệu có một Algerie, Congo độc lập hay không? Nhân loại mang ơn Karl Marx hay phải thù hận Karl Marx. Bốn chục năm qua người Việt hiểu thế nào về cộng sản hay tư bản? Đệ nhị thế chiến liên quan hay ảnh hưởng thế nào tới sinh mạng Việt Nam? Tại sao Hoa Kỳ quyết liệt muốn giải thể thực dân trong đệ nhị thế chiến lại bỏ rơi Hồ Chí Minh để giúp người Pháp? Cuộc nội chiến lần thứ nhì sau hiệp định Geneve do Bắc Việt phát động là một nhu cầu để thống nhất đất nước hay chỉ là để phục vụ cho nhu cầu khống chế thế giới của hai đế quốc Nga Mỹ. Một Việt Nam thống nhất như hiện nay với cái giá 3 triệu sinh mạng, vô vàn tang thương đổ nát tốt hơn hay một Việt Nam vẫn còn chia đôi như Triều Tiên?
 Có hàng vạn câu hỏi như thế nhưng sẽ không có câu trả lời nào hoàn toàn đúng cả, nếâu người ta không nhìn lại toàn bộ cơn bão lốc dấy lên từ cuộc cách mạng cơ khí thế kỷ 19. Đây là cơn bão lốc của toàn thể nhân loại mà mọi quốc gia trên quả địa cầu này đều chịu ảnh hưởng với những lý do nhân quả chằng chịt. Đau thương của từng cá nhân, thảm kịch của từng dân tộc hay tương lai nhân loại trong thiên niên kỷ tới đan cuộn vào nhau.
 Khi nói đến những nhân danh lớn lao như dân tộc hay nhân loại, thảm kịch của từng cá nhân tưởng chừng như nhỏ lại nhưng nó vẫn còn đó, nếu cộng lại toàn thể 60 triệu mối hận thù mà mọi người Việt từng ít nhiều phải trả giá, thì nỗi hận vẫn là một ám ảnh vĩ đại
 Tuy nhiên, trên tất cả những câu hỏi mà người ta thường tranh luận hàng ngày này vẫn có một thực tế là, trải qua những thăng trầm của lịch sử cho đến nay vẫn còn một quốc gia Việt Nam của bất cứ người Việt nào trên toàn thế giới, và ở một mặt khác là sự hiện diện lỳ lợm của một di sản hận thù khó nguôi ngoai.
 Thù hận này, như một lời trù ếm ma quái đã theo đuổi dân tộc Việt từ ngày Nguyễn Kim vào trấn Thuận Hóa, cho đến ngày sông Gianh biến thành sông Bến Hải, và những con chim Lạc Việt cất cánh từ Động Đình Hồ thủa nào, vẫn không ngừng bước luân lạc khắp bốn phương trời thế giới.
 Lời trù nguyền độc hại này đã được hóa giải chưa, khi những người tù như nhà thơ Tô Thùy Yên trở về, trên một đất nước bạc mầu tang thương để: "khai mở đạo bùa thiên yểm".

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 101490)
Di chiếu của Gia Long, cho đến nay vẫn chưa được thấy đề cập đến trong các sử liệu tuy nhiên, những lời trăn chối của ông trên giường bệnh có được loan truyền ra ngoài theo đó Gia Long đã căn dặn thái tử Đảm: "Hoàng nhi hãy đối xử tốt với người Pháp nhưng không nhựợng một tấc đất nào của Đại Việt cho người Pháp". Lời trăn chối này (được lập lại trong một bài báo đăng trong một tạp chí Hoa Ky Living Age số 2860 năm 1883) phải chăng đã phản ảnh sự lo sợ thường trực của Gia Long đối với thế lực của người Pháp nhất là sự vướng mắc của hiệp định Versaille. Nguyễn Ánh từ chối không thi hành hiệp định này
(Xem: 66204)
Quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Ấn Độ đang gặp sóng gió dữ dội sau khi phó lãnh sự Ấn Độ là bà Deviany bị bắt giữ tại New York và bị cảnh sát lột trần truồng khám xét ( strip search ) vì tình nghi là đã vi phạm luật di trú Hoa Kỳ. Trong vụ bắt giữ nói trên, cảnh sát cho biết bà Deviany chỉ bị còng tay khi được áp giải tới tào thay vì bị còng ngay khi bị tạm giữ dù đây là một thủ tục được áp dụng với mọi người bất kể thuộc thành phần nào trong xã hội.
(Xem: 20663)
Là một sinh viên, một luật gia, Mendela được thực dân Anh huấn luyện với hậu ý sử dụng ông như một công cụ của chế độ thực dân để bóc lột hiệu quả hơn đồng bào mình, nhưng như Võ nguyên Giáp, ông đã từ bỏ mọi ưu đãi để trở thành một chiến sĩ tranh đấu cho quyền làm người của những dân tộc Phi châu.
(Xem: 68256)
Những người trách nhiệm trong bộ phậân sản xuất điện tại Việt Nam cũng sắc nhâïn tình trạng thiếu hụt điện trầm trọng và tốn phí quá cao trong việc banøh trướng lưới điện tới những vùng sâu , vùng xa. Điều này cho thấy việc sử dụng những đèn LED nếu không là mộït giải pháp vĩnh viễn và toàn hảo thì ít nhất cũng đáp ứng được giai doạn cho việc điện khí hoá mộït nông thôn còn quá nghèo như ở Việt nam. Những người trách nhiệm trong bộ phậân sản xuất điện tại Việt Nam cũng sắc nhâïn tình trạng thiếu hụt điện trầm trọng và tốn phí quá cao trong việc banøh trướng lưới điện tới những vùng sâu , vùng xa
(Xem: 65964)
Điều người ta cần trong những khu vực này đơn giản chỉ là một chút ánh đèn điện thay thế cho những ngọn đèn dầu tù mù, nguy hiểm vì dễ gây hoả hoạn và còn độc hại cho sức khoẻ vì những muội đèn, làm giảm thị lực vv Trong một nỗ lực giải phóng con người khỏi bóng đêm tăm tối , cũng là sự giải phóng trí tuệ khỏi sự giam cầm của ngu dốt và hiểm độc…, …..
(Xem: 65710)
Việc điện khí hoá nông thôn Việt Nam đã được đẩy khá mạnh tuy nhiên vẫn chưa đạt được mức 100% vì ở những vùng nông thôn xa thành thị công việc giản tiện là đưa tay bấm công tắc điện để bật đèn vẫn còn là một ước mơ xa xỉ. Đặc biệt tại những thôn, những bản làng vùng sâu vùng xa ở cao nguyên Bắc Việt, Trung Việt hay vùng đầm lầy Cà Mau hoặc những hải đảo nhỏ bé ven biển thì việc có một ngọn đèn điện vẫn là một tiện ích trong mơ ước. Một số người khá giả có thể sử dụng máy phát điện chạy bằng xăng nhưng thường thì tiện nghi này chỉ được dùng vào kỹ nghệ mà thôi.
(Xem: 61030)
Địa đạo Củ Chi là một di tích lịch sử nổi tiếng, thuộc xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, cách trung tâm Tp. Hồ Chí Minh 70km về phía tây bắc.  Đặc điểm: Địa đạo quả là kỳ quan dài 250km chạy ngoắt ngoéo trong lòng đất, được làm nên từ dụng cụ thô sơ là lưỡi cuốc và chiếc ki xúc đất. Đường hầm sâu dưới đất từ 3 - 8m, chiều cao chỉ đủ cho một người đi lom khom. Căn hầm đầu tiên ở ngay bìa rừng có giếng ngầm cung cấp nguồn nước uống và sinh hoạt cho toàn khu vực địa đạo. Đường lên xuống giữa các tầng hầm được bố trí bằng các nắp hầm bí mật. Bên trên nguỵ trang kín đáo, nhìn như những ụ mối đùn, dọc đường hầm có lỗ thông hơi. Liên hoàn với địa đạo có các hầm rộng để nghỉ ngơi, có nơi dự trữ vũ khí, lương thực, có giếng nước, có bếp Hoàng Cầm, có hầm chỉ huy, hầm giải phẫ
(Xem: 17057)
KY 11 Thật ra không phải chỉ De Conway gây trở ngại mà lý do sâu xa hơn là chính vào giai đoạn này nước Pháp cũng rối beng với đủ thứ vấn đề, ngân khố cạn rỗng, đám quý tộc nổi loạn, người Phổ chiếm đóng cộng hoà Batave thân Pháp. Vì thế, khi Pigneau vừa rời khỏi nước Pháp văn phòng thuộc địa cũng mật chỉ thị cho De Conway biết là chuyện viễn chinh Đông Dương phải đình chỉ lại
(Xem: 11466)
Tàng cây cổ thụ kia đã gục xuống, gỗ đã mủn ra trở về với đất, loài yêu quái tan đi thật mau, bọn rắn rết mù loà dưới ánh sáng mặt trời đứng yên đợi chết. Đời sau kể chuyện cổ tích, có người nói rằng hồn ma của những con ma vẫn còn đó mãi mãi, mọi người phải tránh xa, chẳng bao lâu cỏ dại, gai góc mọc lên um tùm, đất linh xưa thở thành ma địa. Cũng có người nói, đất này là đất nhà vốn lành, gỗ đã mục thành phân bón tốt. Hãy trồng một vườn hoa hay khơi một ruộng lúa.
(Xem: 13393)
Atlantic Charter “Ngọn đuốc dẫn đường đưa tới hi vọng cho những dân tộc, những quốc gia đang thống khổ dưới ách của chế độ phát Xít và... thực dân.” Riêng ở Việt Nam, đối với một người tên là Hồ Chí Minh, bó đuốc này đã mang lại sức bùng vỡ của một ngọn hỏa diệm sơn, và ông ta đã thuộc lòng nó hơn là một bản kinh thánh, hơn cả những hứa hẹn của một thiên đường Cộng Sản xa vời. Người Annam không ủng hộ người Pháp cũng không theo người Nhật.... Họ chỉ là một đám người làm culi nô lệ, nhăn nhúm, rên rỉ và nhút nhát... nửa lừa, nửa dê, nhát như thỏ”.."chính những con người nhăn nhúm, rên rỉ, nửa lừa nửa dê này “đã hạ nhục Hoa Kỳ trên bãi chiến trường” (Theodore H White)

GHI DANH NHẬN BẢN TIN
Nhập địa chỉ email.