0913_logo_copy

Tự đầu độc bằng độc dược MADE IN CHINA: Tầu khựa biến Việt Nam thành bãi rác sinh hoá

Thursday, July 25, 201312:00 AM(View: 6908)



chuyen_non_nuoc_minh_Jpec

  




 .

TỰ ĐẦU ĐỘC BẰNG HOÁ CHẤT

Ds Hoàng Kiếm Nam 

bot_ngot1







 

Nhiều năm chiến tranh tiếp theo là sự kéo dài của chế độ bao cấp “xã hội chủ nghĩa”, chịu đựng đói khổ thiếu thốn để nỗ lực cho khẩu hiệu “chiếu cố miền Nam”, miền Bắc phải tự lừa dôí khẩu vị của mình bằng một thứ hoá chất nhiệm mầu đó là bột ngọt. Bột ngọt làm bo bo ngon như thịt bò .
 Bột ngọt tên hoá học là Mono sodium glutamate (ở VIỆT NAM gọi bằng tên Mononatrium glutamate vi sodium hay natrium là một chất) còn được biết đến với tên gọi thông thường là Mỳ Chính, vốn không có giá trị dinh dưỡng nào ngoài việc tạo cho đồ ăn có hương vị ngọt như nấu bằng thịt. Dù vậy trong thời chiến tranh mỳ chính đã trở thành một thứ thực phẩm quý giá để bồi dưỡng ở miền Bắc.
 Trong thời gian chiến tranh và bao cấp đó, mỳ chính hay bột ngọt tuy được sử dụng rộng rãi để lừa vị giác thèm chất đạm của con người nhưng vẫn còn là một thứ hàng quý giá và khan hiếm nhưng kể từ thời mở cửa thì thứ bột hoá học này được sử dụng tối đa trong mọi thực phẩm Việt Nam và sự lạm dụng hoá chất không chỉ dừng lại ở thứ bột mỳ chính mà trái lại đã tràn ngập trong mọi dịch vụ ăn uống hoặc bảo quản thực phẩm.Tình trạng lạm dụng hoá chất nguy hiểm này do thiếu chỉ đạo và thiếu hiểu biết không chỉ từ quần chúng mà ngay từ phía chính quyền.
 Cho đến nay người ta vẫn chưa thể khẳng định về dộc lực của mì chính ngoài một vài phản ứng dị ứng đơn lẻ . Qua 100 năm được xử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, có nhiều triễn vọng là nếu không lạm dụng thì thứ hoá chất này được mô tả là an toàn.

insert1-content
 

Về phương diện dộc lực học (toxicology) mọi phẩm vật, hoá chất dù có độc tính cao nếu xâm nhập vào cơ thể ở độ luợng thấp thì cơ thể sẽ tự điều chỉnh để làm quen và dần dần sẽ thành một bệnh nghiền mà không gây tử vong. Thuốc phiện , thuốc lá, cần xa là những thí dụ điển hình nhất. Viamin C nếu sử dụng ở liều cao sẽ có một tác dụng khác và khi trở lại liều bình thường cơ thể sẽ ghi nhận là thiếu hụt loại sinh tố này.
 

Nói chung thì mọi hoá chất, trong đó có cả thuốc trị bệnh bao giờ cũng tạo nên nhiều phản ứng phụ nguy hiểm đối với từng cá nhân . Việc xử dụng lâu dài một hoá chất có thể không gây tử vong nhưng sẽ tạo nên những biến thái di truyền chỉ đuợc phát hiện său nhiều thế hệ.

  Nói cho cùng thì mọi thứ mà chúng ta đang ăn hiện nay đều là chất độc cả.
 Thịt, cá, rau cỏ đều phải qua một quá trình nhiều ngàn năm, triệu năm, để làm quen và để cơ thể tự đều chỉnh các yếu tố di truyền.
 Điều chỉnh không được sẽ chết, trái lại sẽ sống sót nhăn răng nhưng sẽ có những biến đổi sinh ly và di truyền.
 Không biết ông Adong bà Evà trên vường địa đàng hoa lá ăn gì nhưng có lẽ họ không cần ăn gì cả vì như đã thấy, chỉ lỡ ăn một tái táo mà đã bị đầy xuống làm người.
 Tổ tổ tiên của loài người kể từ lúc tạm được gọi là giống người Homo sapiens có từ 200.000 năm trước khởi đi từ một ông bành tổ chung là loài khỉ Chimpanzee (5 triệu năm).
 Ở căn bản, của giống khỉ, loài người là một sinh vật “hái lượm” mà thực phẩm chính là thực vật vì thế ruột của con người rất dài nhằm mục đích giúp tiêu hoá chậm chạp chất cellulose.
 Ruột những động vật ăn thịt như beo cọp ngắn hơn và nhiều acide để tiêu hoá mau.
 Rồi cũng có lúc hạn hán, cháy rừng, không có thức ăn, thấy con heo cháy thơm quá, thấy con cop ăn con mồi không hết bỏ dở bắt đầu thối rữa, đói quá, con người bắt trước kê kên bốc ăn thử. Mới đầu chắc cũng đău bụng chết nhiều nhưng anh nào sống sót thì sẽ quen đi, trí óc phát triển hơn, cho đến ngày nay thì ăn bò bí tết tỉnh bơ.
 Nói như vậy để thấy rằng ăn uống là một quá trình làm quen nhưng phải hiểu rằng sự làm quen này đòi hỏi một thời gian rất lâu dài. Trong quá trình này con người cũng từng phảùi trả giá cho những biến thái di truyền , tốt hay sấu, không thể biết ngay trong chiều dài một đời người hay său một vài thế hệ.
 Béo mập ở nước Mỹ hiện nay không còn được coi là một giấu hiệu sung mãn về thực phẩm nữa mà đã được ghi nhận là một căn bệnh nguy hiểm của thời đại, hậu quả của việc ăn những đồ hộp, process fast foods như hamberger nhất là việc sử dụng chất đường reduced sweet trong nước uống cô ca cô hét hay pepsi. Loại chất ngọt này tiêu hoá chậm nên biến thành mỡ dự trữ. (con trai thủ tướng Dũng sắp trở thành vua Hamberger co ca co hét ở Việt Nam)
 Cũng có một thời gian gạo lức muối mè được quảng cáo là môn dinh dưỡng lành mạnh và trị bệnh nhưng mới đây nguời ta lại la lối rằng trong gạo lức có một hàm lượng chất Asen cao hơn rất nhiều so với gạo trắng nên có tác dụng là làm giảm chức năng phục hồi của cơ thể khi những tế bào bị tổn thuơng do đó dễ tạo ung thư !!! (kể từ thời Thần nông dây trồng lúa, con người ăn gạo từ bao nhiêu ngàn năm rồi )
 Nhắc lại những chuyện này trước là đẻ mua vui său là để thấy yếu tố dộc hay không độc chính yếu là chuyện làm quen với độc chất theo thời gian. Điều nguy hiểm là hiện nay hoá chất được liên tục tung vào thi trường và bi lạm dụng quá đáng nên không cho con người yếu tố thử nghiêm “sai và sửa, try and error”. Do đó, cái nguy hại trở thành nhãn tiền
.  

Trong thế kỷ trước, ngành Hoá dược phẩm (pharmacy chimique) buớc lên ngôi cao của tuyệt đỉnh vinh quang và được coi như cứu tinh của nhân loại với đủ loại thuốc, chữa đủ loại bệnh tật. Đáng kể nhất là thuốc kháng sinh (sulfamide) tiếp đó là thần dược trụ sinh Peniciline.

 Chỉ cần thay đổi công thức hoá học một chút là tạo thêm một hoá chất mới với những đặc tính trị liệu hoàn toàn khác biệt.Từ thuốc phiện (opium) có thể thành codeine chữa ho hay morphine lam thuốc chống đau.Trong thuốc tylenol 3 có cả codeine nên cũng có tính chống ho và chong đau nhức.
 Tuy là thứ thuốc thường dùng nhưng nếu đọc thêm về những phản ứng phụ của thuốc chắc người ta sẽ sợ lắm thí dụ thuốc này nếu dùng quá phân lượng có thể làm đau bụng, nước tiểu hoá đen, hư gan (bệnh hoàng đản) khó thở vv.. và thiệt mạng.
 Hiện nay thì người ta bắt đầu e ngại việc lạm dụng và khai thác những hoá chất trị liệu này mặc dù đa phần những thuốc men đều phát xuất từ cây cỏ. Thuốc tê morphine là từ thuốc phiện, thuốc chữa bệnh tim Digialine là từ cây digitalis vv..cây Mã tiền có chất khich thích Strychnine
 “Mì Chính” hay bột ngọt cũng không ngoài thông lệ. Năm 1908, giáo sư Kikunae Ikeda trich ly từ lá cây Laminaria Japonica một hoạt chất là Acid Glutamic mà ông cho rằng chính chất này đã tạo nên cái vị ngòn ngọt của nước canh Kombu của Nhật bản.
 Từ thứ acide này người ta tạo nên nhiều loại “muối kim lọai” với hương vị khác nhau trong đó có chất muối monosodium glutamate (bột ngọt) được xử dụng chính yếu trong ngành thực phẩm.
 Tuy nhiên cần lưu ý là trong địa hạt hoá học, đôi khi chỉ cần thay đổi công thức một chút thôi thì hiệu ứng và tác dụng trên cơ thể con người có thể thay đổi hoàn toàn, đang từ vô hại trở thành độc hại chết người hoặc có những phản ứng phụ di hại lâu dài.
 Thời gian sẽ là quan toà phán xét sự an toàn của một hoá chất , Trong định nghĩa này, bột ngọt Monosodium glutamate được trọng dụng trong suốt 100 năm qua đã đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm với điều kiện là không lạm dụng.
 Thật ra, từ nửa thế kỷ qua nguời ta từng phát hiện là sự biến dưỡng của acide Glutamic vốn là một nhu cầu cần thiết cho cơ thể, giúp biến một số chất đôc thành muối glutamate không độc sẽ được bài tiết ra ngoài. Glutamate lúc đó được mô tả như một chiếc xe chở rác cho cơ thể . Chẳng thế mà acide glutamic từng một thời được quảng cáo là “thuốc bổ óc !” giúp tăng cường trí nhớ.(thực ra chỉ là giúp sự linh hoạt của những trao đổi tín hiệu điện giữa các tế bào óc)
 

 Tác dụng của Glutamate mới đây đã được viện nghiên cứu rối loạn thần kinh và tai biến mạch mắu (NINDS) của Hoa Kỳ giải thích chi tiết hơn theo đó những người bị tai biến (Stroke). Khi đứt mạch máu, một số tế bào trên óc sẽ bị chết vì thiếu dưỡng khí.
 Sau những hư hại đầu tiên này, sẽ có một đợt tổn hại thứ nhì liên quan tới chất glutamate (dòng họ bột ngọt).
 Glutamate hoạt động bình thường như một chất chuyển tín hiệu giữa những tế bào não bộ. Nhờ Glutamate mà các tế bào não có thể giao lưu với nhau (nói khác đi là trí óc lanh lẹ và sáng xuốt hơn). Tuy nhiên nếu có quá nhiều chất Glutamatesẽ làm não bộ bi kích thích “thái quá, làm việc quá sức” đưa tới bị kiệt lực , bị “burn out” tiếp theo là sự bài tiết ra những độc tố . Những độc tố này làm nguy hại tới môi trường hoá học bình thường của những tế bào chung quanh khu vực hư hai lúc đầu . Hiện tượng này có thể làm tổn hại những vi ti huyết quản nuôi tế bào não.
 Đây là một nghiên cứu rất nghiêm chỉnh và khoa học liên quan tới cái lợi và hại của Glutamate trong dòng họ bột ngọt
 Năm 1972, tổ chức Y Tế Quốc Tế và Lương nông Quôc Tế ấn định liều bột ngọt an toàn có thể ăn vào hàng ngày là từ 0 tới 125 miligram cho một kilo trọng lượng cơ thể. Một người Việt Nam trung bình nặng từ 60 tới 70 ký nên mỗi ngày có thể dùng tối đa từ 7.5 gram tới 8.7 gram bột ngọt .
 Tám gram bột ngọt trong thực tế lớn chừng bao nhiêu? Chắc chắn không thể nhiều bằng một hay hai muỗng cafe đầy ú “mì chính” mà mấy bà bán phở ở Hanôi vẫn vô tư múc bỏ vào bát phở để chiêu dụ khách hàng hoặc quan niệm nó như một thứ thực phẩm để bồi dưỡng.
 Bột ngọt “cổ điển” kể như được miễn tố nhưng mới đây ở Việt Nam lại tung ra thị trường một loại bột ngọt mới gọi là “Siêu Bột Ngọt” ( disodium 5 Inosodiate và disodium 5 Guanilate thực ra chỉ là tên gọi khác nhau của chất muối Disodium Guanosin 5 monophosphate)
 Bột ngọt mới này được quảng cáo là có độ ngọt gấp 6 lần bột ngọt cổ điển MSG ( mì chính monosodium Gluamate) . Ngay cả còn có một loại bột ngọt in toàn chữ Tàu nói là sản xuất tại Thái Lan có độ ngọt gấp 20 lần !!!!.
 Như đã nói ở trên, một hoá chất dù chỉ thay đối chút xíu trong công thức hoá học cũng có thể tác hại tới sức khoẻ nói chi sử dụng hàng ngày một chất mới chưa được kiểm nghiệm qua thời gian. Tội thay dân ta nghèo ham rẻ, ham mạnh mà ít tiền nên cứ việc tự nguyện làm vật thí nghiêm không công cho thiên hạ với câu an ủi là "ai sao tôi vậy".

 Chưa hết, việc lạm dụng hoá chất này ngày một trầm trọng hơn như thấy hiện nay ở Việt Nam và được đẩy mạnh từ biên giới phía Bắc phát xuất từ lòng tham của bọn con buôn và có thể là một dụng tâm của nhà nước Trung Hoa nhằm đẩy mạnh một nỗ lực đầu độc người Việt.
 Thịt thối được tảy mùi, tàu vị yểu làm bằng sương thối và tóc. Trứng tẩy mầu bằng acide, cốm nhuộm bằng phẩn mầu xanh mướt vv...
Chưa hết,
 Hoá học phẩm Trung Hoa hiện tràn ngập và vô phương ngăn chặn nơi một vùng biên giới được kiểm soát lỏng lẻo, ung thối vì tham nhũng và mới đây còn được công khai hoá, hợp thức hoá với hiệp ước “quá quan tự do”, mở toang cửa biên giới Hoa Việt.

 Việt Nam và Trung Quốc hiện đã thông qua một Hiệp định vận tải thương mại và đang tiếp tục hoàn thiện về mặt pháp lý để điều chỉnh, bổ sung hiệp định vận tải đường bộ giữa hai nước.
 Thật ra Việt Nam đã ký hiệp định về vận tải đường bộ với Trung Quốc từ năm 1994.Tới năm 2001 những nghị định thư sửa đổi và nghị định thư về thực hiện hiệp định cũng đã được ký kết.
 Với “bước tiến” thân hữu” khủng khiếp này Việt nam hiện trở thành bãi rác (dump station) của Trung Công.
  Vèo một cái đã nửa thế kỷ trôi qua Việt Nam lặn ngụp trong kiêu ngạo với hào quang của “một chiến thắng giả tạo” trong lúc Trung Công với chủ trương che dấu sức mạnh từ thời Đặng Tiểu Bình đã vươn lên từ một nước Tàu lạc hậu chết đói trong xã hội chủ nghĩa Maoist thành đệ nhị cường quốc trên thế giới. (chiến thắng giả tạo anhchang Hoa Kỳ chỉ giả thua trong ván bài chiến tranh lạnh để toàn thắng ơ VIỆT NAM như thấy hiện nay )
 Luật thẩm thấu tự nhiên cho thấy nếu không có sự can thiệp của chính quyền thì chỗ nhiều sẽ tràn sang cho thiếu, chỗ mạnh sẽ lấn sang chỗ yếu, chỗ lớn sẽ đè lên chỗ nhỏ. Sự thẩm thấu áp lực từ phương Bắc là chuyện hiển nhiên và đau đớn nhất đây là một thẩm thấu với dụng tâm huỷ diệt lý lich Việt Nam để đồng hóa như từng thấy trong nhiều thế kỷ qua.Việt Nam ngày nay đối với Trung Công cũng giống như một anh bần nông sống bên cạnh một anh địa chủ tham tàn.

Thù hận có, nghi ky có, sợ hãi có nhưng Việt Nam vẫn không thể tách rời bá quyền Trung Quốc. Đây là một kẻ nội thù truyền kiếp mà người Việt phải trường kỳ đối phó.
 Trong nhiều năm chiến tranh vừa qua Việt Nam không chỉ trở thành một bãi thử nghiệm vũ khí mới mà còn là nơi để thử nghiệm vũ khì hoá học, điển hình là thuốc khai quang Agent Orange và bây giờ thành bải rác, noi phóng uế đọc dược cho Tàu khựa.
 Chiến tranh nóng đã dứt, chiến tranh biên giới đã qua, bây giờ đến lượt người Tàu tung ra cuộc chiến tranh hoá chất tàn độc vào Việt Nam. Trận chiến này tuy âm thầm nhưng cực kỳ hung hiểm và sự chống đỡ của Việt Nam cho đến nay rất yếu ớt, hầu như vô hiệu quả .
 Thuốc độc made in China đã được bọc trong thứ mật ngọt của tham nhũng. Tham nhũng, là thứ võ khí được người Tàu đẩy tới hàng nghệ thuật mà sự xâm nhập lũng đoạn này trong suốt thời chiến tranh đả thẩm thấu thâm sâu trong mọi giới hữu quyền Việt Nam từ nhỏ tới lớn.
 

Đã có lúc nó thun nhỏ lại trong giai đoạn ngay său 1975 , tưởng sẽ triệt tiều luôn său những đợt cưỡng bức vượt biên chính thức và sau cuộc chiến Hoa Việt nam 1979. Chợ lớn thu nhỏ và bị dồn ép xuốt thời đệ nhất và đệ nhị Cộng Hoà ở miền Nam, qua đên thời kỳ đầu của nhà nước xã hôi chủ nghĩa, tưởng như cỏ đã nhỏ cả rễ với sức sống mãnh liệt của những di dân đến từ miền Bắc , ngèo khó, kham khổ bất chợt có quá dư quyền hạn da đẩy sự thao túng kinh tế của Ba Tàu chở lớn xuống dưới địa tầng.

 Trong những khu đặc nhượng Ba tàu từ thời Tây thuộc địa Chợ lớn, chợ Bình Đông, Bình Tây, cầu Ông lãnh vv những bảng hiệu ngoằn nghèo viết bằng thứ “chữ con run” biến mất, những hãng xưởng, những khu chế xuất kỳ bí trong kẹt, trong hẻm, tạm ngưng hay chỉ hoạt động tối thiểu. 
 Hiện nay mọi chuyện đã hồi sinh mãnh liệt và nghênh ngang thách đố nhờ cái oai danh Trung quốc vĩ đại, đã trở thành môt con quái vật bất trị. Hàng lậu, hàng rởm, hàng độc hại, hàng giả tiếp tục tung vào thị trường Việt Nam kể cả gạo, mì nilon, chén bát có pha chì, đò chơi trẻ con có chất độc gây ung thư vv..
 Bơ nhân tạo của Trung quốc vừa rẻ vừa thơm khi đun nóng, dù không biết làm bằng chất gì nhưng được mua từng bồn lớn giúp những miếng thịt ôi thịt thối biến thành nhừng mốn ăn khoái khẩu
 Trái cây còn xanh được tập kết về một địa điểm, các thương lái sử dụng thùng lớn, đổ nước gần đầy, sau đó họ cho một loại bột có màu trắng đục vào khuấy đều thành một thứ hỗn hợp sền sệt rồi bôi trực tiếp hóa chất vào cuống trái và xếp chúng thành một đống, dùng bạt phủ kín. Hóa chất này có tên Carbendazim và Tebuconazole.
 Đây là loại hóa chất diệt nấm cực độc, chúng phân hủy chậm ( khó biến giải thành những chất không độc để bài tiết ra ngoài) nên có nguy cơ gây ung thư, quái thai, vô sinh. Người tiếp xúc với những chất này có thể bị hại gan và gây nguy hiểm khi chúng dính vào miệng và mắt. 

 Tebuconazole đã bị Cơ quan Quản lý Dược và Thực phẩm Mỹ coi là một chất gây ung thư và đã bị loại khỏi thị trường châu Âu.
 Trong viedeo Bếp nhà Ta nấu bà bếp Uyên Thi khi giới thiệu cách làm món yến sào đã hoan hỉ, tươi cười trình diễn những sợi yến trắng tinh đã tẩy sạch và khử mùi với giá mắc khủng khiếp.
 Công nghệ làm sạch yến sào bằng thuốc tẩy cũng được phơi bày trên nhiều trang mạng xã hội. Trên một blog, coù bài viết "Ăn tổ yến xem như đang tự sát" đề cập đến quy trình làm yến sào còn đính kèm hình ảnh chi tiết cho thấy, để làm sạch lông chim, tạo chất dính vào tổ yến, công nhân sau khi cắt nhỏ tổ yến đã ngâm vào thuốc tẩy. Sau vài tiếng đồng hồ, yến được vớt ra, để ráo và nhúng vào nước sôi lần nữa cho bay mùi thuốc tẩy. Yến vụn này sẽ được cho vào khuôn, đóng thành tổ và đem sấy một ngày một đêm thì cho ra thành phẩm gồm nhiều dạng như: hình chiếc lá, hình tròn, hình dài...
 Để biến thành huyết yến, hoặc yến đặc biệt bán giá cao hơn, người ta nhuộm thêm màu vàng, đỏ... Không chỉ phơi bày công nghệ làm yến sào mất vệ sinh, bài viết còn cung cấp thông tin Malaysia và Indonesia mỗi năm sản xuất ít nhất 800 đến 2.000 kg tổ yến. Một số nhà máy sử dụng H2O2 để tẩy mùi tổ yến (hóa chất có độc tính mạnh, có thể gây ung thư, tuyệt đối cấm cho vào thực phẩm) , còn SO2 và SO3 thì dùng để làm trắng tổ yến...
 Còn ở nước ta , bún ôi, thối, chua, thua gom từ những hàng bún bán không hết ở chợ được bỏ vào cối xay bột rồi cho thêm“nước thơm” để tái chế thành bún mới. Mỗi cối bột xay cho vào một loại hóa chất tẩy trắng.
 Khi bột xay nhuyễn được cho vào 10 gr hóa chất dạng bột màu vàng chanh mua từ chợ hóa chất Kim Biên để rửa bún tẩy mùi hôi. Sau cùng, cho tiếp một loại hóa chất khác cũng màu trắng nhưng có dạng như thuốc cốm, chất sau cùng này có công dụng chống mốc
 Hóa chất dạng bột có màu vàng chanh nói trên cũng giống với hóa chất các cơ sở sản xuất bún ở tỉnh Tây Ninh sử dụng vừa bị cơ quan chức năng phát hiện Theo giới hữu trách hoá chất được dùng là chất tinopal, một chất tẩy trắng rất mạnh, thường được dùng trong công nghiệp, nó có tính ô xy hóa cao có hại cho cơ thể. Sử dụng lâu dài, ảnh hưởng đến gan, thận, thần kinh, gây ra các bệnh mãn tính, và còn là nguy cơ gây ung thư.
 Ngoai hóa chất màu trắng dạng thuốc cốm nói trên , chất chống mốc sodium benzoat cung không được phép sử dụng với những nhóm tinh bột (trong đó có bún).
 Ngưới ta cũng dùng chất Tiponal để tạo những sợi bún trắng lóng lánh du có thể gây ung thư nhung vẫn được bán tự do với giá 600.000 một ký , đoi khi còn có cả acide oxalic ( tạo chất oxalate calcium không tan , đọng trong thận, mật làm thành sỏi)

tinh_the_oxalate_calsium_





tinh the oxalate calcium tao san than

 Theo ông Nguyễn Huy Huy Đăng, Phó Gíam đốc sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn HaNội , mỗi ngày có khoảng hơn 10 tấn gà thải của Trung Quốc được đưa về tiêu thụ ở chợ đầu mối gia cầm (Thường Tín, HaNội). Đây là loại gà có dư lượng thuốc kháng sinh cao.
 Cục Bảo vệ thực vật Việt Nam đã lấy 104 mẫu trái, rau củ nhập khẩu từ Trung Quốc để phân tích an toàn vệ sinh thực phẩm đả phát hiện một số loại trái cây như : nho, lựu, mận nhập khẩu từ TQ có chất bảo tồn carbendazim và tebuconazole với dư lượng vượt ngưỡng cho phép từ 1,5 – 5 lần.

 Carbendzim thường dược dùng để diệt nấm ở những cây ăn trái mà sự xử dụng từng gập sự phản đối vì chất này làm hư hoại dịch hoàn trong những thú vật thí nghiệm từ đó tạo bệnh vô sinh hay hiếm muộn ở đàn ông
 Mật ong cũng bị Ba Tau làm giả. Báo South China Morning Post cho biết, mật ong giả được làm bằng đường có pha bột va các hoá chat, Mật ong giả này được xuất cảng sang Phap.

 Muốn thử mật thật hay giả thì cho vào một it Iode se hoá mầu xanh vi iode là thuốc thử tinh bột.
 Việt Nam cũng có nghề làm giả mật ong. Mật giả của Việt Nam không nguy hại, được làm bằng đường, vỏ cây núc nác, phèn, Tuy là gỉa nhưng không nguy hại lắm, chỉ là giả khẩu vị mà không có những hoá chất độc hại . Phèn từng được dùng từ lâu ở Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới để làm trong nước (đánh phèn)

 CƠM TRẮNG TRỘN HÓA CHẤT .

 Với một gói bột hóa chất 8.000 đồng, các hàng cơm bụi đã có thể "hóa phép" cho 10 kg gạo thành cơm nở bung trắng đều, hạt to mẩy tương đương như khi nấu 20 kg gạo thông thường.Cơm chín nhanh sau vài thủ thuật nho nhỏ.

 

Chợ Bà Chiểu (quận Bình Thạnh, TP.HCM) được biết đến là khu chợ lâu đời, buôn bán nhiều loại gia vị nổi tiếng và tiểu thương nào cũng có sẵn mấy chục lượt khách quen đến mua hàng ngày. Chợ bán nhiều loại gia vị từ quế, hồi, đến các loại bột làm bánh, bột nổi... 

 Theo tiết lộ của một phục vụ quán cơm trên đường Võ Văn Ngân (quận Thủ Đức, TP.HCM) thì chỉ cần 1 muỗng canh loại bột màu trắng này có thể "hóa phép" cho 10 kg gạo thành cơm nở bung trắng đều, hạt to mẩy như khi nấu 20 kg gạo thông thường .

IMG_0011-content

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  Ngoài vỏ gói bột ghi hầu hết bằng tiếng nước ngoài,

 không có nhãn mác hay hạn sử dụng

 Ngoài vỏ gói bột ghi hầu hết bằng tiếng nước ngoài, không có nhãn mác hay hạn sử dụng . Xé vỏ giấy ra la thứ bộ trắng, nhỏ mịn như đường cát, mùi thơm nhẹ. Gói giấy bọc bên ngoài in chữ Tàu chằng chịt. Chỉ cần ngâm 15-20kg gạo chung với 1 muỗng canh nhỏ loại bột này rồi đem hấp khoảng 1 tiếng, gạo sẽ nở bung, cho lượng cơm nhiều gấp đôi so với bình thường. Loại bột này còn có tác dụng làm cơm chín rất nhanh.

 Bột nở có tác dụng làm thịt nỏ to ra gấp 2, hạt gạo ngâm đem hấp lên to ra gấp 2,3 lần.

IMG_0012-content

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 CÀFE CŨNG KHÔNG THOÁT TRẬN GIẶC HOÁ CHẪT
CHO_TAM_BIEN-content

 

 

 

 

 

chợ Kim Biên (Q.5, Tp.HCM)

Mỗi kg hóa chất biến thành hàng nghìn cốc cà phê

 Chuyên viên cao cấp Hiệp hội Cà phê – Ca cao VN cho biet, mỗi năm Vieït Nam tiêu thụ khoảng 56.000 tấn cà phê. Trong đó, có ít nhất 1/3 số cà phê nói trên có sử dụng các loại phụ gia. Dể ly cà phê thơm béo, ngoài bơ, người ta còn độn thêm đậu nành rang. Để cà phê “gắt cổ”, người ta chọn chất độn là đậu đỏ. Ngoài ra, nhiều người còn sử dụng tinh cà phê để tạo mùi...
 Tại chợ Kim Biên, co hóa chất với đủ loại tinh cà phê của: Anh, Pháp, Đức, Mỹ... "Đây là những hóa chất tạo mùi tổng hợp, chỉ cần một chấm bằng đầu tăm sẽ làm 1 kg cà phê thơm lừng dù đứng cách xa vài mét",

 Dể chế biến ngon hơn, cần thêm đường hóa học, bơ công nghiệp, bột vani, caramen… để tạo mùi vị và khi pha sẽ kết dính lại với nhau nhìn rất bắt mắt.

  hàng chục loại hóa chất để chế biến cà phê: Để có màu đậm thì bỏ màu caramel, đậu nành; vị đắng thì có đậu nành rang cháy, đường thắng tới cháy, thuốc tây có gốc ký ninh (quinine); sánh thì tinh bột; chất tạo đặc thì có CMC; bọt thì có chất tạo bọt công nghiệp; mùi thơm có vani, bơ công nghiệp, đường hóa học…
 Phó Chủ tịch UBND Tp.HCM, cho rằng rất khó để dẹp những sạp kinh doanh này. Hiện thanh pho đang thực hiện việc rà soát

các đơn vị kinh doanh để điều chỉnh loại hóa chất, chứng nhận VSATTP. Đồng thời, tăng cường thanh tra, kiểm tra, quản lý hàng hóa và xử phạt các cơ sở sản xuất thực phẩm có sử dụng hóa chất quá liều lượng, hóa chất độc hại.

 Ông Nguyễn T.C (Biên Hòa, Đồng Nai) khẳng định rằng toàn bộ hoá chất chế cà phê bẩn đều có nguồn gốc Trung Quốc. Bằng nhiều con đường khác nhau, những loại hóa chất này được tập trung về chợ Kim Biên

Tinh ca cao cho vào bột cà phê để tạo mùi

BAP_VA_DAU_NANH-content

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 .

Mỡ công nghiệp xuất xứ Trung Quốc

để tạo độ béo ngậy cho cà phê

 KỂ HOÀI KHÔNG HẾT
 Những thực phẩm và đồ dân dụng có hóa chất độc hại ở Việt Nam kể hoài không hết một phần vì người dân không ý thực được sự nguy hiểm vì không được hướng dẫn báo động kịp thời, phần khác vì nghèo thiếu nên vẫn cứ sài đại theo kiểu tới đâu hay tới đấy nhưng chính yếu là sự kiểm soát lỏng lẻo hay vô hiệu qủa của chính quyền, nhất là nạn tham nhũng ở những của khẩu khiến các hoá phẩm và hàng hoá độc hại từ Trung Hoa tiếp tục tuôn vào thị trường Viêt nam.
 Cơ quan kiểm thực dược phẩm cũng chưa đạt được tiêu chuẩn kỹ thuật và phẩm chất cao như ở nước ngoài dù vậy cũng không thể chê trách được vì làm việc không xuể so với số lượng hàng lậu nhập khẩu nhờ “chế độ phong bì” tại vùng biên giới Hoa Việt.

 Tình trạng này nhiều hi vọng sẽ không giải quyết được trong tư thế nhún nhuờng giữa Việt Nam và Trung Hoa như hiên nay. Như sự phát biểu của nhà đương cuộc Việt Nam thì hai nước Việt Nam và Trung Hoa đã thông qua hiệp định vận tải thương mại đuờng bộ. Với hiệp ước này, trong một thời gian ngắn không chỉ xe vận tại mà xe tư nhân cũng “thoải mái” qua lại giữa hai nước.Người ta nói rằng hiệp định này sẽ giúp phát triển du lịch và vận tải song phương nhưng không hề nói tới việc “chính thức” biến Việt Nam thành bãi rác (dumping station ) với những sản phẩm vứt đi, ôi thối, những hàng hoá ế ẩm, nguy hiểm để phá hoại sức khoẻ và kinh tế Việt Nam. Một quan hệ song phương như vậy trên lý thuyết cũng có lợi với điều kiện là cả hai phía dều có nhưng ưu thế tương đồng hoặc bổ túc, nhất là biết tôn trong lẫn nhau. Chuyện này không có giữa tham vọng bá quyền của Trung Hoa với cái nút chặn chuối cùng trên con đường Nam tiến của họ.

 Vì thế , mục tiêu hiên nay của Trung Hoa thiên về việc huỷ diệt mọi tiềm năng của Viêt Nam hơn là một hợp tác hữu nghị.
 






Send comment
Your Name
Your email address
(View: 9540)
Trung cộng lập nhà máy cán thép Chen-Lee ở gần sông Cô Giang miền Trung, cấm dân Việt lai vãng, đổ chất phế thải xuống sông,Việt cộng không dám đến điều tra vì sợ bảo vệ của nhà máy, 12 người dân đã chết vì ung thư. “…Dòng sông này chảy qua mấy thôn trong xã, ngày xưa nước trong xanh, giờ đổi màu đen kịt. Ông Lưu nói, nước đổi mầu mấy năm nay rồi, từ khi xuất hiện cái nhà máy cán thép Chen-Lee của người Trung Quốc. Cái nhà máy ấy, ban ngày cách xa khoảng nửa cây số có thể nhìn thấy ba ống khói màu nâu đậm nhô lên trên các mái tôn hoen rỉ, nhả khói đen xì, còn ban đêm, cách vài cây số cũng nhìn thấy từng quầng lửa đỏ rực bốc cao lên trời.Ngày ngày những chiếc xe Container, xe tải bịt kín ra vào nhà máy. Những con đường bị vằm nát, khói bụi mù mịt.
(View: 11122)
tham nhũng tại VN hiện tăng vọt va theo Chủ tịch Quốc Hội CSVN Nguyễn Sinh Hùng cũng thú nhận tham nhũng lan tràn khắp nơi nhưng nhà nuớc đành bó tay.ứng đầu danh sách, giới công an cảnh sát bị người dân Việt Nam đánh giá là tham nhũng nhất, theo sau là khu vực y tế - tức là giới bác sĩ y tá, và đứng thứ ba là khu vực công quyền.“Một cách cụ thể có đến 72% người được hỏi xác định là ngành cảnh sát tham nhũng nhất, 58% cho rằng đó là ngành y tế và 55% thấy rằng đó là giới công chức. Tỷ lệ hành vi hối lộ cho cảnh sát cao nhất : 48%, theo sau là việc hối lộ trong lãnh vực dịch vụ y tế (22%), và lãnh vực nhà đất (21%)
(View: 11728)
NGHĨA TRANG CHÓ MÈO Ở HANOI Chó là thú hoang đầu tiên đuợc con ngưòi thuần hoá thành gia súc. Mối quan hệ giữa loài người và loài chó phần nhiều mang tính thân hữu hơn là ích kỷ vì ngoài một số nhỏ chó vùng Bắc Cực được dùng để kéo xe, đa phần nhân loại nuôi chó như một con vật “ để yêu mến” (pet). Như để đền ơn, chó dùng khả năng trinh sát bén nhậy của mình để bảo vệ chủ nhân và cũng biểu lộ một lòng trung thành và sự trìu mến quyến luyến nguòi nuôi mình.Tình cảm thương yêu nẩy nở giữa người và chó là chuyệân đễ hiểu. Tuy nhiên theo luật cạnh tranh sinh tồn và loại trừ có lúc chó phải ăn thịt người và người phải ăn thịt chó. Chuyện này cũng thường như chuyện khóc chó và đưa chó vào nghĩa trang .

GHI DANH NHẬN BẢN TIN
Nhập địa chỉ email.