Chuyện chó má
Đông Duy
Bình sinh tôi không thích ăn thịt chó dù có đôi lần từng nếm thử. Một lần khi còn bé trong thời gian chạy loạn trong vùng Việt Bắc năm 1946-47, và một lần khác là ăn cơm trưa ở tòa soạn báo Xây Dựng với linh mục Nguyễn Quang Lãm.
Thịt chó ăn đậm đà hơn thịt heo. Nói theo kiểu Việt Cộng là “có chất lượng” hơn. Miếng thịt nhai trong miệng nghe như có lập trường, bền bỉ, bổ dưỡng, và “có cảm giác” hơn các loại chất đạm khác.
Riêng đối với tôi thì đó là cái cảm giác gai gai, khiến nuốt xuống mà cứ như vương vướng ở cổ, phải chiêu ngay một ngụm đế Ông “Già Bật Ngửa” vốn là thứ mỹ tửu mãnh liệt của dân nhậu bình dân.
Cái cảm giác vướng mắc này có thể bắt nguồn từ hai hình ảnh hay hai kỷ niệm đối nghịch nhau, một phía là sự khinh bỉ, kinh tởm, kỳ thị với loài chó, mặt khác là những tình cảm thương yêu, tin cẩn, và kính trọng.
Cái cảm giác kinh tởm khởi đi từ chuyện chó ăn cứt ở làng quê Việt Nam.
Mấy bạn trẻ thời nay chắc không biết đâu. Đất nước chúng ta nghèo đói lắm, nhất là ở miền Bắc, đồ ăn cho người còn không đủ nói gì đến đồ ăn cho chó, cho nên ở làng quê con chó được biến thành một cái cầu tiêu lưu động cho trẻ em. Cái chất phế thải của trẻ em có lẽ cũng còn chút bổ dưỡng, nên mỗi lần thằng cu đi ị xong là bà mẹ chỉ việc tặc tặc lưỡi gọi là anh Vện, anh Vàng, anh Cún chạy tới liền, tạp tạp cái lưỡi rửa sạch đít thằng cu, và sau đó thanh toán đống phân vàng ửng còn nóng hổi.
Đất rộng chó thưa, phần các anh Vàng Vện sẽ làm vệ sinh nơi nào không ai biết. Tất nhiên sau khi được chế hóa hai lần cũng thành một thứ phân bón tốt cho bờ ao bụi chuối quanh làng, tạo thành cây lành trái ngọt.
Ở Mỹ trẻ con là cha mẹ của cha mẹ, không có cái trò miệt thị nhiếc móc và đàn áp con cái vì sợ trẻ nhỏ mất tự tin (low self esteem).
Ở Việt Nam ta trái lại, tuổi trẻ vẫn thường xuyên bị người lớn tuổi hơn sỉ nhục.
Học dốt thì bị gọi là ngu như chó, muốn làm chó ăn cứt, nói lỡ lời một câu với người lớn thì bị nói là hỗn như chó, chơi với chó, chó liếm mặt, đùa nhả như chó, cư xử với mọi người đểu cáng bấât nhân thì bị chửi là quân chó má, đồ cẩu trệ, đi chơi lêu lổng thi bị chửi là long nhong xuốt ngày như chó dái ...Trai gái quấn quýt thì bi chửi là sà nẹo như chó mắc lẹo... Đẳng cấp dưới muốn làm quen với người trên, người giỏi, người giầu, người sang hơn mình thì bỉ mỉa mai là học đòi trò chó nhẩy bàn độc, đàn ông sống bám vào nhà vợ thì bị gọi là đồ chó chui gầm chạn vv...Sức yếu bị ăn hiếp thì gọi là Chó nằm dưới, lên cơn động tình thô lỗ thi gọi là Rậm rật như chó tháng 7
Tục ngữ Việt Nam ta cũng đầy rẫy những câu nói liên quan tới bản tính của chó được gắn liền với kinh nghiệm sống thí dụ:
Chó cậy gần nhà gà cậy gần chuồng, Chó cắn áo rách ( đã nghèo mà còn gập hoạn nạn), chó gầy sấu mặt người nuôi, lầu bà lầu bầu như chóù ăn vụng bột, có xủa không cắn, đánh chó phải nể mặt chủ nhà, treo đầu dê bán thịt chó...
Các nhà tâm lý học cho rằng những người lúc nhỏ bị lạm dụng tình dục hay bị hành hạ áp chế , “abuse” thì sau này họ lại tiếp tục abuse con cái họ.
Cái danh từ abuse này của người Mỹ nó mang tính chất xấu xa, có nghĩa là lợi dụng sức mạnh hay uy quyền để hành hạ, đánh đập, sỉ nhục làm mất nhân phẩm người khác, kể cả đối với con cái hay người thân của mình.
Ở nước ta, bố mẹ tuy có đánh đập sỉ nhục con cái (trong đó có bố mẹ tôi), nhưng tôi không tin hành động này mang tính chất xấu xa, vị kỷ như quan niệm của người Mỹ, trái lại nó là phản ảnh một thúc đẩy của tình thương yêu, vì phải chăng hầu hết những đỉnh cao trí tuệ của Việt Nam trong thế hệ trước, đều đã từng bị cha mẹ sỉ nhục như vậy nhưng cũng “nhờ đó”ù họ đã vượt qua muôn vàn khó khăn, rào cản kinh tế, đẳng cấp xã hội để vươn lên được trước mọi đàn áp của bọn thực dân.
Đó chính là “Yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”. Cho nên học dốt bị bố mẹ chửi là ngu như chó hay làm chó ăn cứt cũng là chuyện quá thường, chỉ được coi như một thứ thuốc kích thích để hưng phấn thần kinh mà thôi.
Phải chăng vì đất nước nô lệ lâu rồi, mấy ngàn năm thằng Tàu, không kể, đã gần trăm năm đeo gông thằng Tây, thằng Nhật, ông cha chúng ta đã bị ngoại nhân sỉ nhục nhiều, nên người ta muốn sỉ nhục con trẻ như vậy để nó nổi sùng lên mà rèn luyện ý chí đấu tranh:
“Nếu mày không rèn luyện, nếu mày nhu nhược thì mày cũng như con chó ăn cứt mà thôi. Chó không biết nhục khi ăn đồ dơ, nhưng người phải biết nhục khi mang thân nô lệ. Tôi khinh bỉ con chó vì nghĩ nó không biết nhục còn tôi khi bị bố mẹ hay cuộc đời lang mạ tôi biết nhục.”
Một kỷ niệm khác khiến tôi hơi coi thường mấy anh chó nhất là chó kiểu ở thành phố. Ở An Nam ta chó má vốn bị coi thường dù là chó làm cảnh. Việc thiến chó không dễ dàng như ở Mỹ trong lúc chó cũng như người đều cần đến cái “chuyện trời bắt tội” đó.
Kẹt nỗi chó nuôi ở thành phố bị ép phải sống trong một môi sinh phản thiên nhiên và thiếu quân bình, khiến các anh các chị chó nhiều khi rất phiền, thoáng một cái đã thoát ra đường mà chăûng may anh chị gập nhau là xung phong liền giữa phố đông người qua lại, rất là chướng con mắt.
Người A nam ta gọi là chó mắc lẹo.
Có thể lâu ngày không có ái tình nên anh chị yêu nhau da diết không rời làm tụi nhỏ ác ôn liệâng đá chọc phá, sinh ra cảnh anh ngó đằng Đông chị ngó đằng Tây mà vẫn không chịu rời nhau, xe hơi phải đạ lại gĩwa đường bóp còi inh ỏi, trẻ con reo hò.
Một chuyện chó khó chịu khác là con chó Nhật Bản lông xù dễ thương của tôi cũng lâm vào tình cảnh bức bí tương tự.
Một bữa tôi có cô bạn gái tới chơi, hai đứa đang nói chuyện mộng mơ tuổi mười lăm mười sáu, bỗng nhiên anh chó Nhật Bản mắt mũi lèm nhèm này ở đâu chạy ra, trông thấy cái cổ chân xinh đẹp của cô bồ tôi, bèn hoa mắt lên như mấy cụ nhà nho mắt toét ngày xưa, “nhìn chân này mà cứ tưởng đồ kia” thế là cu cậu ôm đại ngay lấy chân người đẹp làm chuyện tồi bại liên hồi.
Cô bạn gái của tôi ngượng tím mặt (lạ thật mới 17 tuổi mà sao cô ta đã biết ngượng nhỉ) cố đá nhẹ cái chân ý như mấy mụ đàn bà bên Mỹ đang nửa đời nửa đoạn bỗng la lên “Sì tốp” khiến anh chồng phải ngưng lại ngay vì sợ bị đưa ra toà về tội hiếp vợ (marital rape hay statuory rape). Chó mà cần gì luật lệ nên anh Nhật Bản của tôi cứ lăn xả vào biểu diễn màn công xúc tu sỉ (có nghĩa là tấn công tu sỹ).
Vừa ngượng, vừa tức (tôi đã 20 tất nhiên là phải biết ngượng rồi) giả bộ ngó lơ không được, đành phải xông tới đá cho anh chàng một phát thiếu điều dập lá lách.
Nghe anh Nhật Bản lông xù kêu oăng oảng thảm thiết nghĩ cũng thương, vì nếu như nhốt tôi trong nhà, cưng chiều cho ăn mập toàn đồ bổ thì chắc tôi cũng làm nhiều chuyện dị hợm lắm. Lỗi đâu phải tại anh ta mà là tại con người đã dụ dỗ tổ tiên anh ta về với văn minh, rồi đẩy anh ta vào một môi sinh cực kỳ phản thiên nhiên. Nói cho triết lý cao siêu thì anh ta chỉ là thực thi cái “đạo” âm dương của càn khôn mà thôi, có gì đâu mà phải xấu hổ. Ông tu sy mật tông Phạm công Thiện có câu thơ thế này
“Trống mái giao hoan đại lạc tới
Âm môn là huyễn mộng khơi khơi”
Theo các nhà sinh vật học thì chó là những thú vật đầu tiên đã bị gia súc hóa từ trên 10.000 năm trước. Người ta cho rằng trong nhiều trường hợp không phải bị ép buộc mà trái lại, chó tự ý xin về làm gia nô cho loài người. (đúng là ngu như chó).
Cũng có những bằng chứng là con người chúng ta từ thời ông Adong bà Eva mới rời vườn Địa Đàng, đã học cách thương yêu nương tựa và cộng sinh với loài chó, trước khi học cách sống hòa bình và cư xử tốt với những bộ tộc khác. Thế rồi, cũng từ đó, từ khi biết tìm cách nhân nhượng để cộng đồng sinh tồn với kẻ lạ tìm đến mình, như những con chó hoang xin làm bạn với loài nguờï, con người đã biết phải tôn trọng người khác để nhân loại khởi đầu một xã hội, văn minh .
Mối tương quan giữa “cẩu loại ” và “nhân loại ” vốn tốt đẹp từ lâu. Trong hang động, giữa rừng sâu, với bản tính bẩm sinh muốn sống hợp quần thành từng bầy, từng cộng đồng, một khi chó đã thuần hoá và hội nhập trong “bầy người”, chó là lính canh mẫn tiệp nhất giúp con người đề phòng được hiểm nguy.
Thế nhưng, nếu phải đẩy tới bản năng sinh tồn thì người luôn luôn phản chó trước, vì chó không ăn thịt chó nên khi đã nhận con người làm bạn, thì không ăn thịt người nữa, ngay cả trong những hoàn cảnh khốn cùng tuyệt vọng nhất, cũng chưa thấy cảnh chó ăn thịt chủ bao giờ. Chỉ chó điên, chó rừng rú mới cắn bạn.
Trái lại, có rất nhiều chuyện người bị lạc trên núi lạnh, đói rét, sống sót nhờ chó mang thân che chở ủ hơi nóng cho chủ.
Không thiếu gì chuyện có thực về tính có nghĩa của chó. Ở quê tôi có một anh bần nông nghèo lắm tên là anh Cong, làm nghề đánh rậm, suốt ngày cởi truồng đánh cá, chính chủ không đủ cơm ăn, chó cũng gầy ốm tong teo nhưng không oán chủ như người ta thường nói : “Con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo.” Lúc chủ chết mang chôn ngoài đồng chó ra nằm bên mộ nhịn đói chết theo.
Quê nội tôi ở một vùng hẻo lánh chung quanh là cánh đồng chiêm,có núi xanh biêng biếc. Mùa nước lụt, quanh làng nước mênh mông như biển, để sinh tồn chó cũng bơi lội tài tình.
Năm 8 tuổi lúc chạy loạn từ Việt Bắc về, tôi có được dịp sống ở quê nội và được hưởng một thời gian yên lành tuyệt đối giữa thời chinh chiến. Ngoài một đôi lần phải đi học tập chống Tây càn (lính Tây hành quân càn quét) hay khi chạy máy bay, cuống cuồng nhẩy xuống một hố đầy cóc nhái kinh khiếp, những ngày tháng qua mau ở quê nhà, cuộc đời thật thần tiên đối với một đứa trẻ 8 tuổi đầu. (Tôi rất sợ mấy con cóc ghẻ sù sì này, vì nghe dọa là nó mà cắn thì khi trời gầm mới nhả ra).
Những hình ảnh còn lại trong đầu tôi cho đến nay vẫn đẹp đẽ và tinh khiết như một bức tranh từ thủa hồng hoang. Có những ngày mùa hè nắng rực tươi, người ta đổ thóc vàng óng ra phơi đầy sân gạch làm từng đoàn chim sẻ xà xuống chíu chít tranh ăn, những buổi cuỡi trâu lêu bêu ngoài đồng bắt muỗm (một loại cào cào có cánh nhiều mầu) nướng ăn, những đêm tăm tối đi bắt đom đóm và những lần tắm sông với “con Vá”. (chó loang những mảng lông đen nên gọi là chó vá).
Như được nghe kể lại thì bà cố tôi là một loại phú hào hạng nặng trong vùng. Đến đời bố tôi là cháu nội duy nhất nhưng mồ côi từ nhỏ nên bà biến thành mẹ. Vì sợ bị ăn cướp và bắt cóc thằng cháu đích tôn duy nhất, nên từ nhỏ ông cụ thân sinh của tôi đã sống thân cận với một đoàn chó như những bảo vệ viên đắc lực.( Bố tôi từng bị bắt cóc đem ra đồng đòi chuộc mạng)
Sau này, lên Hà Nội học, có một lần bố tôi mang về quê hai món quà ngoại nhập, đó là một con chó Tây và mấy quả đào từ xứ Mông Tự bên Tàu.
Đào ăn rồi, hạt được trồng trước cổng vào, quên đi vài năm, một lần về quê thăm bà trong dịp Tết, hạt đào đã thành một cây đào hoa đỏ rụng ngập lối đi. Con chó Tây tằng tịu với mấy chị chó Ta đẻ ra một dòng chó mới, và con chó vá ở đời tôi là hậu duệ đời thứ 5 từ thời bà cố.
Câu chửi khinh bỉ nhất của người Tàu là gọi đối thủ là đồ “Cẩu tạp chủng”, nói nôm na là đồ chó lai (chó lộn giống) ngu đần, bẩn thỉu. Con chó Vá của tôi có tí Tây nên tuy gầy vì thường ăn chay, hoặc cơm thừa có chấm phá thêm tý mắm tép nhưng nó vẫn to lớn hơn những con chó khác rất nhiều và chẳng ngu chút nào.
Ở nhà quê không có đèn điện, đêm tối trở thành một thế giới huyễn hoặc, tuy có vẻ ghê sợ nhưng cũng đầy quyến rũ của phiêu liêu trong những buổi tối đom đóm bay sáng lập lòe như sao sẹt.
Một mình có lẽ chẳng bao giờ tôi dám ra sân bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng làm đèn, nhưng với con Vá thì chẳng có gì đáng sợ vì bất cứ điều gì bất thường là hắn ta ngừng ngay lại, chun cái mõm, gầm gừ nhe nguyên một hàm răng với những chiếc răng nanh nhọn hoắt đầy đe dọa. Trong đêm tối, tôi ngồi thụp xuống ôm cổ chó, để cái lưỡi nóng hổi của nó liếm lên mặt mình trong che chở bảo bọc như một người anh lớn.
Một hình ảnh đặc biệt khác còn để lại một ấn tượng mãnh liệt trong lòng tôi mang mầu sắc thần kỳ đó là cảnh chó tru trong một đêm nguyệt thực ở nhà quê.
Ở thành phố có đèn điện, nếu nguyệt thực cũng không mấy ai để ý nhưng ơ nhà quê, giữa mênh mông của đất trời, trong tiếng côn trùng rên rỉ, nhìn lên trời trăng đang sáng vằng vặc bỗng như có một con quái vật tham lam đen đụi xuất hiện từ những đám mây ăn vội vã mất mặt trăng . Trong chốc lát mọi vật bị nhận chìm trong tăm tối toàn diện.
Cái cảm giác tăm tối này thật là kinh hoàng khi cả khoảng trời cao như phủ chụp xuống. Con Vá của tôi không biết có cảm nhận thấy sự run sợ của tôi hay không nhưng thấy nó ngóng cổ lên như vươn tới mặt trăng, tru lên một tiếng thật dài. Cái vấn nạn về sự mênh mang huyền nhiệm của vũ trụ này còn mãi trong tôi như một ám ảnh.
Ở mạn ngược về, tôi bị sốt rét và gầy ốm nên được phép tẩm bổ mỗi ngày hai quả trứng gà. Ở quê tôi đó là một xa xỉ ghê gớm, vì tá điền 4 giờ sáng ra đồng làm việc, thường chỉ có ba bát cơm quết chút mắm tép, tráng miệng bằng một ly nước mưa. Thường thì tôi đợi sẵn, gà vừa đẻ xong, nhiều khi còn hơi ấm, chỉ việc đập ra cho ít muối và ăn sống luôn. Con Vá đứng bên cạnh nhìn tôi húp trứng gà có vẻ thèm thuồng nhưng đành cam phận chủ tớ, nên nhiều lần tôi cũng lén luộc cho anh chàng một quả..... Đại tiệc đó.
Đi tắm sông, tôi chưa biết bơi phải cột dây vào người, nhưng thấy tôi nhẩy xuống nước là con Vá cũng nhẩy theo sát cạnh như đôi bạn thân thiết nhất.
Ngày hồi cư (bỏ vùng Việt Minh về Hà Nội) con Vá đứng trên bờ cuống quýt như muốn nhẩy xuống theo, tôi rưng rưng như muốn khóc và con chó như cũng cảm thấy cuộc chia ly. Tôi đọc được điều đó trong mắt của nó.
Với những chia xẻ như thế, làm sao tôi có thể nuốt trôi được miếng thịt chó với cái hình ảnh những con chó bị thui đen, nhăn răng, chìa nanh như thể đó là hành động chống cự cuối cùng trước phút lâm chung, như con Vá của tôi từng nhe răng, chun mõm để đe dọa kẻ thù khi bảo vệ tôi.
Tôi về thành năm 1949 ( thời đó gọi là “dinh tê” nói chại của tiếng Pháp rentrer tức là trở về), bỏ lại phía sau lưng cuộc kháng chiến, bỏ lại những thác gềnh ở đầu nguồn con sông Hồng, những núi rừng, bỏ lại....
Sông Lô , sóng ngàn Việt Bắc
Bãi dài ngô lau , núi rừng âm u
Phiêu du bến sóng bờ
Người về còn nhớ sông Lô ....xưa
(Văn Cao)
và ...bỏ lại cả con Vá ở một quê nhà mà đã nửa thế kỷ qua chưa một lần gặp lại. Tôi vẫn mơ một ngày nào đó, được trở lại bến sông xưa, nơi tôi cột dây vào gốc cây để tắm với con Vá. Tôi sẽ gồi ở đó và tưởng như còn được ôm cổ người bạn thơ ngây.
Chiến tranh vẫn kéo dài dằng dặc. Lệnh tiêu thổ kháng chiến và vườn không nhà trống hồi đầu năm 49 chưa lan tới quê tôi cùng với lệnh giết chó, nhưng biết đâu, với chiều dài của cuộc chiến nó chẳng bị hi sinh thân mình cho nỗ lực tranh thủ độc lập của dân tộc.
Cái chủ trương tiêu thổ kháng chiến này là một trò học được của Nga Sô, và là một sai lầm chiến lược vĩ đại của Việt Minh, nó không giúp được gì trong việc làm khó đối phương, mà chỉ làm kiệt quệ khối quần chúng sung mãn kinh tế cần phải có, để yểm trợ cho hoạt động du kích kháng Pháp.
Chủ trương tiêu thổ kháng chiến này đã được Hồ Chí Minh nói với đại úy tình báo Patti ở Hà Nọâi ngay từ ngày đầu tiên sau khi Việt Minh cướp chính quyền.:
“Nếu quả thật người Pháp sẽ trở lại Việt nam như một đế quốc để bóc lột, để tùng xẻo và giết hại nguời Việt, thì chúng tôi có thể bảo đảm với họ và mọi dân tộc trên thế giới là toàn thể nước tôi từ Nam chí Bắc, sẽ được hỏa thiêu thành tro bụi, ngay cả điều đó có nghĩa là phải hi sinh mọi sinh mạng, kể cả đàn bà con trẻ. Đất nước này sẽ được nhận chìm trong một biển lửa cho đến phút cuối cùng.
Đức đánh Nga là một cuộc hành quân quy ước xa hậu cứ, lệ thuộc vào tiếp vận và tin tức tình báo của dân chúng địa phương nên chiến thuật tiêu thổ kháng chiến có hiệu quả như một phương thức đề kháng thụ động, nhất là vào mùa đông, khi tiếp vận khó khăn, nhưng ở Việt Nam là một cuộc chiến tranh du kích, chiến tranh nhân dân như chủ trương của tướng Giáp, thì dân là nước nuôi cá là du kích. Tự làm khô kiệt nước bằng cách bần cùng hóa mọi khả năng sinh sống của quần chúng là sai lầm, vì thế ở những vùng Việt Minh gọi là vùng “hội tề”, tương đương với những vùng xôi đậu sau này, sự chống đối Việt Minh bắt đầu gia tăng làm trở ngại công tác tình báo, tiếp vận và địch vận. Những bài thơ châm chích cán bộ Việt Minh đã có ngay từ thời đó:
Rủ nhau đi chợ Cống Chiền ( chợ vùng sôi đậu )
Mua được cái váy bằng tiền Đông Dương
Trở về vừa tới chợ Chương (vùng Việt Minh kiểm soát)
Công an lột mất cởi truồng tô hô
Hoan hô chính sách Cụ Hồ...
Dân không ưa, không triệt để thi hành chủ trương tiêu thổ kháng chiến và vườn không nhà trống, nhưng nạn nhân lớn nhất vẫn là loài chó. Chủ trương Hạ cờ Tây hiểu theo nghĩa chính là phục vụ cuộc kháng chiến chống Pháp, đánh gục là cờ tam tài xanh trắng đỏ của Pháp còn nghĩa bóng của Hạ Cầy tơ tức là (giết cho non thịt rất ngon) được phát độâng sâu rộâng trong toàn vùng kháng chiến.
Tiêu thổ kháng chiến làm thực phẩm trở thành khan hiếm, nhất cử lưỡng tiện, chó trở thành nguồn chất đạm còn lại của con người. Tây đi càn bắt gà, bắn heo, giết bò nhưng Tây không ăn thịt chó, chó trở thành nguồn thực phẩm thặng dư được dành riêng cho kháng chiến.
Sau năm 1949 khi tôi về thành ( về Hànội còn gọi vùng tạm chiếm) không biết con Vá của tôi có thoát nạn không, vì khi ở Việt Bắc năm 1948 thì việc xơi chó đã phát triển mạnh lắm rồi, chả thế mà mấy ông đi kháng chiến đã dựa vào bài Thiên Thai của Văn Cao, để đặt lời thành một bài hát gọi là Thiên Thai Chó, mô tả cái tuyệt vời của món thịt chó:
“Tiếng rao chó chiều nay vang lừng trong xóm,
Nhớ sư bác ngày xưa lạc tới nhục lầu (lầu thịt) ....
Tiếng nghe tuy xấu,
Muốn ăn đủ mầu,
Mắt chưa nhìn thấy ôi biết đâu là đâu.”
Ngoài việc cần nguồn chất đạm để kháng chiến khiến con người phải phản bội chó, việc giết chó trong thời kháng chiến còn được giải thích là một nhu cầu chiến lược nữa. Người ta nói du kích là cần kín đáo, mà mấy anh chó lại quá thính tai, thính mũi. Tây mũi lõ không ngửi ra mùi du kích, không nghe bước chân của du kích nhưng chó có thể ngửi và nghe mùi người lạ từ xa. Đêm khuya thanh vắng du kích vừa bò lại gần đồn gác hay đi qua làng là bị chó sủa rân rang lộ bí mật hết, do đó, giết chó cũng là nhu cầu phục vụ kháng chiến.
Nghĩ như vậy thì nếu con Vá của tôi có biến thành món rựa mận (một món thịt chó nổi tiếng của người Việt), ruột gan nó thành món dồi chó, một tuyệt chiêu được ưa chuộng của ngành thịt chó với câu truyền khẩu :
"Sống trên đời ăn miếng dồi chó
Chết xuống âm phủ biết có hay không”
Thôi thì nếu con Vá của tôi có hi sinh thân mình thì cũng là một nghĩa cử hiến dâng cho cuộc cách mạng dành độc lập cho một tổ quốc mà Vá đã “ xin nhận nơi này làm quê hương”.
Vá của tôi lai Tây nhưng ăn mắm tép, cơm gạo nơi quê tôi nên đã thành một chó Việt như chính tôi hay đa số chúng ta, vì nếu cho thử DNA tìm Genome (bản đồ nhiễm thể di truyền) thì chắc chắn cũng phải có tối thiểu 30% máu Tàu, vậy mà nếu có thằng Tàu nào xâm phạm đến quyền lợi của Việt Nam, là tôi sẵn sàng “đá nó phòi cơm ngay.”
Chẳng có tự do độc lập nào không phải trả giá, như chính tôi, lớn lên trong lòng một cuộc kháng chiến đánh đuổi thực dân, tôi đã say đắm đọc những tác phẩm tuyên truyền thời thượng lúc đó như Ba chiếc dù ở Việt Bắc, Anh là trai nước Nam , Sáu Đậu vua giựt mìn, hay nghe ông Phạm Duy xui biểu nên chỉ muốn ôm bom lăn vào xe tăng.
Ai nhớ sông Lô
Giặc lên ăn cướp dân ta
Tôi nhớ sông Lô
Ngày nay chôn xác quân thù
Rồi thì cũng độc lập... nhưng rồi sao nữa. Già rồi, tôi không giám nghĩ xa hơn. Tôi không ôm bom lăn vào xe tăng nên vẫn còn tồn tại và hi vọng Vá của tôi còn sống sót, không bị biến thành món rựa mận để phụ vụ kháng chiến.
Rồi ngày tháng qua đi, ở miền Nam, tôi trở thành một người lính, đấu tranh cho một lý tưởng mới mà thực tình tôi tin là có chánh nghĩa, đó là chống lại chủ nghĩa Cộng Sản, một chủ nghĩa mà tuy không hiểu rõ lúc đó, nhưng có thể suy diễn từ những cuộc thanh trừng, những trại trừng giới Goulag ở Tây bá Lợi Á, những địa ngục kinh hoàng chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại, những cuộc đấu tố man dại ở Triều Tiên, ở Trung Hoa và ngay cả ở quê nội khốn khó an phận của tôi.
Miền Nam giầu thịnh, thức ăn thừa thải, người ta cũng ăn thịt chó nhưng không vì nhu cầu sống còn hay nhân danh kháng chiến nữa mà ăn cho khoái khẩu. Nhiều lần tôi được mời ăn thịt chó (món Mộc Tồn tức cây còn tức con cầy) nhưng không có lý do để nhân danh nên không thể nuốt trôi xuống cổ, vì đó là một bội phản của loài người với loài chó, với người bạn tôi tên là con Vá.
1975, tôi ngơ ngác có mặt trên nước Mỷ, ngơ ngác như cậu bé 9 tuổi năm nào lên thuyền bỏ con Vá ở lại cho số phận, ngơ ngác không thể hiểu tại sao miền Nam thua trận như một chuyện đùa rởn không thể có thật.
Tôi thuê một căn nhà làm tòa soạn báo Tin Văn cũng là nơi quy tụ bằng hữu giang hồ tứ xứ. Một buổi tối, một anh bạn trước kia là lính biệt kích, thám sát gì đó tới chơi, trong túi chiếc áo jacket nhà binh của anh ta như có thủ một vật gì dầy cộm. Tôi hỏi đùa là phải chăng anh ta thủ theo con chó lửa (tiếng giang hồ chỉ khẩu súng). Anh bạn cười xác nhận và rút trong túi ta một gói giấy báo.
Tôi mở gói giấy ra và thú thật chưa bao giờ tôi hốt hoảng như vậy, kể cả lúc nằm co ro trong hố khi bị Việt Cộng pháo kích. Trong gói đó là một cái đùi chó còn tươi nguyên lông lá, máu me bê bết. Anh bạn cho biết đi đường tình cờ gặp một chú chó nhỏ nên tiện chân đá cho cu cậu một cái, và dùng giao cắt được cái đùi mang về để làm đồ nhậu.
Thời đó mới tới Mỹ, hồ hởi tưởng ở xứ tự do muốn làm gì thì làm, cũng chẳng ai biết luật lệ gì cả nên cái đùi chó bê bết máu còn nguyên lông lá chỉ tạo cho tôi một cảm giác kinh tởm thôi. Nếu bậy giờ, chắc tôi phải gọi 911 ngay, vì giết chó của người ta đã là một tội hình, mà giết kiểu đó còn mang tội độc ác với thú vật. Cái đùi chó trong nhà tôi tất nhiên tôi lãnh búa.
Không muốn làm buồn lòng người bạn tốt nhưng tôi đã phải quyết liệt từ chối nói là tôi bi dị ứng với thịt chó, ăn vào là mắc nghẹn chết liền.
Làm báo Tin Văn hoàn toàn thất bại, tôi khánh kiệt lại mới lấy vợ nên phải đi làm kịch liệt. Ít lâu său tôi dọn về một căn nhà mới.
Một bữa, không biết từ đâu một anh chó homeless vô gia cư chạy vào cổng nhà tôi và không chịu đi nữa. Khu nhà tôi ở cũng không phải là khu sang trọng hoặc an ninh gì, có con chó lớn cũng tốt nên tôi ngó lơ mặc kệ anh ta, cơm thừa canh căn mang ra mời chàng xơi, trước là làm nghĩa , său là dựa hơi. Vả lại, như câu tục ngữ : “mèo vào nhà thì khó, chó vào nhà thì sang ”, tụi tôi đang nghèo, hi vọng vận hên đã tới nên cũng đương nhiên chấp nhận anh bụi đời.
Nghĩ ra cũng tiện vì ngoài chuyện an ninh, ở bên Mỹ này cơm thừa canh cặn không thiếu gì, tôi ra tiệm phở xin xương về tẩm bổ nên chỉ một ít lâu sau là anh chàng mập mạp hẳn ra, lông mướt, mắt sáng long lanh, dáng điệu vui tươi. Tôi đặt cho anh ta tên mới là Windy vì hôm anh tới thì trời lộng gió như sắp bão.
Mà có lẽ hên thật vì sau khi có con trai khôi ngô vợ tôi nặn cho tôi thêm một cô con gái sinh đẹp nữa, vậy là trọn vẹn.
Bên cạnh nhà tôi là nhà của một cặp vợ chồng già, cách nhau một hàng rào thưa. Láng giềng đã hơn hai năm mà chưa bao giờ có dịp nhìn rõ mặt nhau nói chi đến chào hỏi. Tôi chỉ áng chừng cặp vợ chồng già này có một cô con gái vì thỉnh thoảng có nhe những câu đối thoại đầy trìu mến kiểu như Honey ... I love you... My ginger... (cục cưng của tôi ơi). Sau này phát hiện ra là không phải bà ta nói chuyện với cô con gái mà là một con chó nhỏ như nắm tay. Hai ông bà già sống lủi thủi một mình chẳng thấy con cái gì cả.
Đến một hôm, lần đầu tiên bà già Mỹ hàng xóm nghển đầu qua hàng rào nói chuyện với thằng tỵ nạn tôi, cũng là lần bà ta muốn xin tôi con chó bụi đời.
Tôi nói con chó này không phải của tôi, nó chạy đến và ở ỳ ra nên không thể cho bà ta. Vả lại, tôi không muốn ép nó sống với người khác, biết đâu nó không thích thì sao.
Nghe tôi từ chối, bà hàng xóm xì nẹc với thằng ty nạn giám cãi lời nên trở mặt hỏi sỏ:
“ Tụi Việt Nam mày thích ăn thịt chó phải không, thằng con tao đi lính ở Nam nói vậy.”
Tôi trả lời đáo để không kém
Đứng, tụi tao ăn thịt chó nhưng không ngủ với chó...(we don’t sleep with dog ). Thấy bà già Mỹ trợn mắt găng quá, tôi giả lả nói lệch đi một chút ...
Đúng vậy, tao thấy nhiều người Mỹ ngủ chung với chó trên giường ...
Tôi cố lập lại một cách mất dậy chữ sleep with dog.
Một lần khác cũng bà Mỹ già này lại vươn cổ qua hàng rào nói
“Tụi mày đâu có tiền mua thức ăn chó”
Tôi đáp bằng tiếng Mỹ bồi.
Đứng vậy, tao ăn cái gì nó ăn cái đó. ( What I eat he eat)
Sau lần đó thì không bao giờ nói chuyện với nhau nữa.
Đời sống của một con chó kéo dài khoảng 15 năm. Con chó này theo tôi được vài năm, rất trung thành và khôn ngoan. Nghe tiếng xe của tôi từ đầu ngõ là đã biết rồi.
Con chó này ở với tôi cho đến lúc rụng răng và có thể đã bị một chứng bệnh gì đau đớn lắm. Nuôi chó theo kiểu Việt Nam tôi không cho nó vào nhà nhưng lúc gần chết nó nhất định cố lết vào trong nhà dù tôi đã cố đuổi ra vườn nhiều lần. Đi làm về nó đã chết cứng ngoài mái hiên. Vợ tôi òa khóc như vừa mất một người thân.
Con chó Trouble ( Phiền Toái) của bà tỷ phú nữ hoàng khách sạn Leona Helmsley
được hưởng gia tài 12 triệu đô lúc chủ qua đời năm 2007. Di chúc thừa kế này đã gây “phiền toái”
cho công ty khách sạn nên họ phải ra toà xin rút xuống còn 2 triệu.
Con chó này chắc tu nhiều kiếp và chắc kiếp său lai xin làm chó một lần nữa.
Lên thiên đình Ngọc Hoàng Hòang tra vấn chó thưa :
với hai triệu đô làm chó sướng hơn làm người.
Vụ cãi lộn với bà hàng xóm làm tôi để ý tới một điều là người Mỹ quả có yêu chó một cách cuồng nhiệt, yêu say đắm và quá đáng, kể cả việc ôm chó ngủ, hôn mõm chó, vv... Người Việt chúng ta tuy có yêu chó nhưng ở một giới hạn nào thôi, chó vẫn là chó, nếu phải lựa chọn thì chó dù thân thiết cách mấy cũng không thế bằng người, vẫn phải hi sinh cho người, trái lại, với người Mỹ thì đúng là “tình không biên giới”.
Điều thắc mắc về cái tình yêu chó quá đáng này chỉ được giải tỏa cho đến một hôm ra công viên ngồi chơi, tôi mới vỡ lẽ tại sao người Mỹ thích chó, họ gọi chó là man best friend, người bạn quý nhất của loài người. Không tin bạn cứ ra công viên ngồi một buổi mà coi.
Thật vậy, ở nước tôi, khi tuổi già chung quanh người ta có con, có cháu, có bạn bè, xóm giềng, còn ở nước Mỹ này về già chỉ còn con chó là tin cẩn được, chỉ còn chó không bỏ mình.
Cũng chuyện ăn thịt chó có lúc đã nổ lớn nhưng không phải chuyện cá nhân như bà già Mỹ chửi tôi, mà trở thành một vấn nạn quốc tế, thí dụ như trong dịp Đại Hàn được chọn để tổ chức giải vô địch bóng đá quốc tế tại Hán Thành. Người Mỹ yêu chó cho rằng cần phải tẩy chay cuộc tranh tài quốc tế này, vì nó được tổ chức tại một quốc gia ăn thịt chó, lại còn đòi hợp thức hóa việc nuôi chó để làm thịt, ngay cả đòi marketing món thịt chó này cho du khách.
Như mọi người đều biết, Đại Hàn, Trung Hoa, Việt Nam, Thái Lan đều là những quốc gia nằm trong khu vực ăn thịt chó. Mức độ ưa thích món mộc tồn này nhiều ít khác nhau, nhưng Đại Hàn chiếm giải vô địch, vì ở đây, thịt chó không phải là một thực phẩm theo nhu cầu sinh tồn mà là cả một truyền thống văn hóa quốc gia. (Mộc tồn có nghĩa là Cây còn mà cây còn là nói ngược của con cầy, tức là con chó)
Điều nghịch lý là ở Đại Hàn nghề giết chó bị khinh bỉ còn hơn là hành nghề mở động hay làm đĩ, trong lúc người Hàn lại rất thích thịt chó. Thống kê cho biết có khoảng 4000 nhà hàng đăng ký có bán thịt chó, và 3 triệu trong dân số 47 triệu người Đại Hàn ăn thịt chó, trong tất cả số chó ở Đại Hàn, chỉ có 16% được nuôi với mục đích là bầu bạn với loài người, số còn lại đựơc nuôi dưỡng trong những trại chó như heo gà, với mục đích để làm thịt.
Ở Đại Hàn, xứ cực lạnh, người ta tin rằng thịt chó là thực phẩm hàng đầu vì rất nhiều năng lượng, rất nóng và đặc biệt là một thứ thuốc khích dục thiên nhiên mà các cụ già kim đồng hồ thường xuyên chỉ 6 giờ, có thể dùng thay thế cho Viagra, khoái khẩu mà lại bảo đảm không có phản ứng phụ như thuốc Tây. Ở Trung Hoa và Việt Nam người ta cũng tin như vậy, vì thế, người ta nói rằng ăn thịt chó và lai rai vài ly Martel thì phải khóa cửa lại và vứt chìa khóa ra ngoài đường không có sẽ bị dậm dựt như chó tháng 7 (không biết tại sao nhưng người ta cho rằng vào tháng 7 thì chó thường động tình, tranh dành các chị và cắn cấu nhau ồn ào. Cũng vì thế mà các cụ thường mắng rằng “ Chó dại có mùa người dại quanh năm”
Không biết có đúng như vậy không , tôi cũng hơi hồ nghi vì môt trong những bằng chứng sờ sờ ra đó là ông nhà văn, nhà báo Văn Quang, cực kỳ xấu trai mà lấy được thật nhiều vợ, bà nào cũng sinh gái, bà nào cũng tạo được vài mống Văn Quang con. Có trùng hợp không vì ông này cũng là một cây thịt chó xanh rờn. ?!!?
Ở Đại Hàn một ông doctor dog meat “bác sỹ thịt chó” là giáo sư Ann Yong Keun tại đại học Chungchong, đã mở cả một cuộc hội thảo với hàng trăm nhà hàng thịt chó, để nghiên cứu về sự bổ dưỡng của thịt chó, và tìm cách phổ biến món ăn này cho khách ngoại quốc, ngay cả công bố những công thức làm các món thịt chó ưa thích như món cháo chó hầm, hay món chó sào chua ngọt, kiểu như món chó rựa mận của Việt Nam.
Tôi không tin ở chuyện thịt chó có tính khích dâm, vì ở Việt Nam ta vốn có câu ngạn ngữ: “ Chó dại có mùa, người dại quanh năm ”. Người dại tối ngày sáng đêm, hở ra là dại liền. Sự thực thì so về cái thói trăng hoa, mấy anh heo nọc ăn đứt dòng họ chó nhà ta, vậy thì, muốn giải quyết chuyện lực bất tòng tâm sao không ăn cật heo có phải bớt bị người ta chửi hơn không. Thật là oan ơi đời chó đã bị người ta làm thịt còn bị vu oan tội dâm dục nữa.
Ở Việt Nam ta, dân Bắc Kỳ ăn thịt chó nhiều hơn, chẳng thế mà sau 75 để diễu mẩy anh cán ngố, dân miền Nam có câu hát đổi lời bài Nối vòng tay lớn của Trịnh Công Sơn thành:
Từ Bắc vô Nam tay cầm cái lon,
tay kia cần sợi dây để bắt con cầy.
Đặc biệt thích ăn thịt cầy hơn cả những anh “giải phóng”( đừng đọc ngược) là những ông Công giáo Hố Lai “ri cư tìm tự ro theo tổng thống Riệm”, cả những ông cha cũng rất khoái món này, nhờ đó mà tôi từng được đầu bếp trứ danh của cha Nguyễn Xuân Lãm cho thử món này lần thứ 2 trong đời, và vẫn không thể nuốt trôi một miếng. (ông bep này còn nổi tiếng với món Lồn Tiên sào chua ngọt rất được cha Lãm và chúng tôi tán thưởng trong những buổi trưa ngồi bịa truyện dài đăng báo ở toà soạn báo Xây Dựng)
Không ăn thịt chó nhưng tôi không hề kỳ thị những người thích món khoái khẩu này. Nhân tâm tùy mạng mỡ, như một ông thiền sư đời nhà Lý khi được hỏi về chuyện ăn chay, ăn mặn đã nói: “có giống ăn cỏ, cũng có giống ăn thịt”, ý nói đến tính vô chấp của đạo Phật.
Theo đạo Phật thì mọi khổ đau hay tọi lỗi khởi từ cái tâm phân biệt của chúng sanh. Khởi từ lúc khai mở càn khôn làm gì có sáng tối, khởi đầu hay kết thúc, tốt hay xấu, sướng hay khổ, đã là “đạo” thì cứ thong dong tự tại, thuận theo lẽ tự nhiên của thiên địa mà trôi nổi theo những nhân duyên.
Nói theo khoa học thì đi ngược lại cho đến tận cùng thì mọi chúng sanh dù hữu tình hay vô tình cũng chỉ là khởi đi từ MộÏt
Nói hẹp lại ăn chay hay ăn thịt, ăn gà, ăn bò, ăn ngựa, ăn lươn, ăn cây cỏ hay ăn chó thì cũng chỉ là thị hiện của những nhân duyên, nó đến là đến, nó đi là đi, có gì là tốt hay xấu. (It Just happened). Tôi không thích là tôi không thích, đói quá thì tôi ăn, không đói thì thôi...Ông sư Lỗ trí Thâm ngày xưa hở ra là trốn đi ăn thịt chó và uống ruợu đế say mèm vậy mà vẫn thành phật có sao đâu.
Tuy cứ thả theo nổi trôi của những nhân duyên nhưng lạ thay trong đó vẫn có một lẽ nào đó hợp với đạo càn khôn mà con người cố vươn tới. Cũng bởi thế mà con người vẫn luôn luôn hướng về những điều hợp với lẽ trời đất, bởi đi ngược lại là sẽ bị tru diệt vì sinh diệt đều cũng là thuận theo lẽ trời.
Đối với tôi thì cái ý niệm mông lung của mấy ông thiền sư khó hiểu quá, nhưng đại khái là nếu vì thúc đẩy của cơn đói hay vì một cơ duyên nào đó mà giết một con chó để ăn, hay bị con chó ăn thịt cũng là Đạo.
Có người hỏi đức Dalai lạtma là đi đường gập cọp xông ra vồ người, có giết cọp không?. Câu trả lời vô tư cùng với một nụ cười hồn nhiên trong sáng là : “Giết chứ ”.
Đó chỉ là thị hiện nhân duyên . Đạt tới mức “vô ý ngại ” này quả là tuyệt chiêu của một cao tăng.
Riêng tôi, tâm còn chĩu nặng dục lạc sầu bi nên vẫn nghĩ rằng nuôi chó trong nhà như bạn để giết thịt là trái đạo nghĩa vì tôi không thể ăn thịt con chó Vá thời thơ ấu của tôi. Có vậy thôi.
Ở Annam ta thường nói bị cọp vồ nhưng không có chuyện bị “chó vồ ” . Có thể vì ở xứ ta cọp nhiều hơn chó nên cọp đói sơi hết chó rừng không dành lại cho người. Trái lại, ở trời Tây Mỹ, xứ lạnh không có cọp nên có rất nhiều chó sói. Văn chương nghể thuật xứ Tây nói nhiều đến chó sói và thường là nói sấu thôi thí dụ ngay từ bé chúng ta từng được đọc truyện Cô Bé Quàng Khăn Đỏ bị chó sói dụ dỗ và ăn thịt vì nghe lời đường mật, Chó sói hú ma đêm trăng vẫn là biểu tượng rùng rơn trong các chuyệân ma quái.
Trong đời thật thì chó sói ở xứ lạnh quả là một đối thủ nguy hiểm vì phải cạnh tranh sinh tồn trên những vùng đất băng giá khan hiếm thực phẩm. Những nhà sinh vật học cho rằng chó sói không tấn công bất tử nhưng đặc biệt con cái sẽ tấn công hung hiểm khi lại gần con của nó nhưng đấy là trong những mùa mà thực phẩm dư thừa nhưng khì đói quá thì chó cũng như người cũng đành giết nhau dành miếng ăn.
Báo cáo của viện sức khoẻ quốc gia Hoa Kỳ (National Institutes of Health) đã đưa ra những con số kinh khủng theo đó thì trong một năm chó sói giết chết 800,000 người. Cứ 40 giây lại có một người Mỹ bỉ chó sói cắn chết. Nghe mà phát khiếp. Có lẽ bịa ra thôi vì xuốt 10 niên chiến tranh ở Việt Nam , nước Mỹ chỉ nướng 58.000 nhân mạng mà đã cuống cuồng bỏ bạn thối lui. Nếu quả có 800.000 người bị chó sói sơi tái sao họ im hơi lặng tiếng vậy.
Mấy ông Âu Tây là tổ sư đạo đức giả. Ngựa chẳng là bạn tốt, đầy tớ trung thành của người Âu Mỹ hay sao, vậy mà người Mỹ ăn thịt ngựa rất nhiều sao không bảo là vô nhân đạo.
Một ông bạn tôi, Thiếu tá “Khoa Con” gốc lính đầu cọp, xông pha trận mạc bắn giết đã nhiều kể lại là ngày mới tới Mỹ, ông xin làm cho một lò heo nhưng chỉ một tuần sau là phải xin nghỉ vì khiếp quá. Người ta giết rất tân kỳ, con heo được tắm sạch rồi đẩy tới một chỗ và bị giựt cho té bật ngửa để dao tự động chặt đầu. Cứ thế theo dây chuyền cho đến lúc được xả thịt gói ghém sạch se hoặc bien thành Ham, súc sích cho chúng ta ăn sáng. Người ra nói nước Mỹ văn minh vì cách giết tinh vi không phải cách thọc huyết heo kêu eng éc như ở Việt Nam.
Nói vậy cũng đúng vì khoa học đã chứng minh là Heo rất thông minh, nhưng nói cho cùng thì giết cách nào chả đau vì con người vẫn phải giết để sinh tồn. Chính con người cũng nằm trong cái gọi là “dây chuyền thực phẩm” (Food chain). Rồi coi, biết đâu chả có lúc mà con người bị một loại đối thủ nhỏ li ti là một thứ Virus nào đó nó ăn cho gần tuyệt chủng, như hiện nay người ta sợ vi khuẩn cúm gà có thể thành một bệnh dịch toàn cầu.
Tôi có nghe một câu chuyện không biết có đúng không vì nghe như chuyện tiếu lâm tân thời ở nước Mỹ. Ông bạn tôi nói rằng mấy con heo ở Mỹ đều bị bệnh điên vì cứ đến giờ là người ta thọc một cái ống vào miệng heo để bơm thực phẩm vào bao tử. Đầy bụng, con heo hết cục cựa, nằm phịch xuống thở dốc.
Heo thì không biết nhưng chắc chắn là đa số những con gà công nghiệp ở Mỹ đều mù hết vì muốn gà đẻ trứng thật nhiều người ta làm đảo lộn giờ giấc bằng cách nuôi gà thật chật trong chuồng có đèn sáng suốt ngày đêm.
Hàng ngày chúng ta ăn gà nuôi theo kiểu tù chuồng cọp Côn đảo này không biết có là một hành động vô nhân đạo hay không.
Vì thế, theo tôi giết chó cũng được nhưng đừng giết chó mình đang nuôi và nên nhờ mấy anh bác sỹ tê mê choác cho chúng nó một mũi “ êm êm mé đìu hiu ” và bắt chước như các cụ ta ngày xưa, tay cầm con giao thọc huyết, miệng lầm bầm khấn nguyện : “ Hóa kiếp này mày thôi làm kiếp chó” hoặêc “hóa kiếp này kiếp său mày vẫn là chó ...nhưng làm chó Mỹ được ăn hotdog sướng lắm”.
Đông Duy
Phiếm mà không dị
Chuyện chó má
Đông Duy
Bình sinh tôi không thích ăn thịt chó dù có đôi lần từng nếm thử. Một lần khi còn bé trong thời gian chạy loạn trong vùng Việt Bắc năm 1946-47, và một lần khác là ăn cơm trưa ở tòa soạn báo Xây Dựng với linh mục Nguyễn Quang Lãm.
Thịt chó ăn đậm đà hơn thịt heo. Nói theo kiểu Việt Cộng là “có chất lượng” hơn, tức là miếng thịt nhai trong miệng nghe như có lập trường, bền bỉ, bổ dưỡng, và “có cảm giác” hơn các loại chất đạm khác. Riêng đối với tôi thì đó là cái cảm giác gai gai, khiến nuốt xuốâng mà cứ như vương vướng ở cổ, phải chiêu ngay một ngụm đế Ông “Già Bật Ngửa” vốn là thứ mỹ tửu mãnh liệt của dân nhậu bình dân.
Cái cảm giác vướng mắc này có thể bắt nguồn từ hai hình ảnh hay hai kỷ niệm đối nghịch nhau, một phía là sự khinh bỉ, kinh tởm, kỳ thị với loài chó, mặt khác là những tình cảm thương yêu, tin cẩn, và kính trọng.
Cái cảm giác kinh tởm khởi đi từ chuyện chó ăn cứt ở làng quê Việt Nam. Mấy bạn trẻ thời nay chắc không biết đâu. Đất nước chúng ta nghèo đói lắm, nhất là ở miền Bắc, đồ ăn cho người còn không đủ nói gì đến đồ ăn cho chó, cho nên ở làng quê con chó được biến thành một cái cầu tiêu lưu động cho trẻ em. Cái chất phế thải của trẻ em có lẽ cũng còn chút bổ dưỡng, nên mỗi lần thằng cu đi ị xong là bà mẹ chỉ việc tặc tặc lưỡi gọi là anh Vệân, anh Vàng, anh Cún chạy tới liền, tạp tạp cái lưỡi rửa sạch đít thằng cu, và sau đó thanh toán đống phân vàng ửng còn nóng hổi. Đất rộng chó thưa, phần các anh Vàng Vện sẽ làm vệ sinh nơi nào không ai biết. Tất nhiên sau khi được chế hóa hai lần cũng thành một thứ phân bón tốt cho bờ ao bụi chuối quanh làng, tạo thành cây lành trái ngọt.
Ở Mỹ trẻ con là cha mẹ của cha mẹ, không có cái trò miệt thị nhiếc móc và đàn áp con cái vì sợ trẻ nhỏ mất tự tin (low self esteem).
Ở Việt Nam ta trái lại, tuổi trẻ vẫn thường xuyên bị người lớn tuổi hơn sỉ nhục. Học dốt thì bị gọi là ngu như chó, muốn làm chó ăn cứt, nói lỡ lời một câu với người lớn thì bị nói là hỗn như chó, chơi với chó, chó liếm mặt, đùa nhả như chó, cư xử với mọi người đểu cáng bấât nhân thì bị chửi là quân chó má, đồ cẩu trệ, đi chơi lêu lổng thi bị chửi là long nhong xuốt ngày như chó dái ...Trai gái quấn quýt thì bi chửi là sà nẹo như chó mắc lẹo... Đẳng cấp dưới muốn làm quen với người trên, người giỏi, người giầu, người sang hơn mình thì bỉ mỉa mai là học đòi trò chó nhẩy bàn độc, đàn ông sống bám vào nhà vợ thì bị gọi là đồ chó chui gầm chạn vv...Sức yếu bị ăn hiếp thì gọi là Chó nằm dưới, lên cơn động tình thô lỗ thi gọi là Rậm rật như chó tháng 7
Tục ngữ Việt Nam ta cũng đầy rẫy những câu nói liên quan tới bản tính của chó được gắn liền với kinh nghiệm sống thí dụ:
Chó cậy gần nhà gà cậy gần chuồng, Chó cắn áo rách ( đã nghèo mà còn gập hoạn nạn), chó gầy sấu mặt người nuôi, lầu bà lầu bầu như chóù ăn vụng bột, có xủa không cắn, đánh chó phải nể mặt chủ nhà, treo đầu dê bán thịt chó...
Các nhà tâm lý học cho rằng những người lúc nhỏ bị lạm dụng tình dục hay bị hành hạ áp chế , “abuse” thì sau này họ lại tiếp tục abuse con cái họ.
Cái danh từ abuse này của người Mỹ nó mang tính chất xấu xa, có nghĩa là lợi dụng sức mạnh hay uy quyền để hành hạ, đánh đập, sỉ nhục làm mất nhân phẩm người khác, kể cả đối với con cái hay người thân của mình.
Ở nước ta, bố mẹ tuy có đánh đập sỉ nhục con cái (trong đó có bố mẹ tôi), nhưng tôi không tin hành động này mang tính chất xấu xa, vị kỷ như quan niệm của người Mỹ, trái lại nó là phản ảnh một thúc đẩy của tình thương yêu, vì phải chăng hầu hết những đỉnh cao trí tuệ của Việt Nam trong thế hệ trước, đều đã từng bị cha mẹ sỉ nhục như vậy nhưng cũng “nhờ đó”ù họ đã vượt qua muôn vàn khó khăn, rào cản kinh tế, đẳng cấp xã hội để vươn lên được trước mọi đàn áp của bọn thực dân.
Đó chính là “Yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”. Cho nên học dốt bị bố mẹ chửi là ngu như chó hay làm chó ăn cứt cũng là chuyện quá thường, chỉ được coi như một thứ thuốc kích thích để hưng phấn thần kinh mà thôi.
Phải chăng vì đất nước nô lệ lâu rồi, mấy ngàn năm thằng Tàu không kể, đã gần trăm năm đeo gông thằng Tây, thằng Nhật, ông cha chúng ta đã bị ngoại nhân sỉ nhục nhiều, nên người ta muốn sỉ nhục con trẻ như vậy để nó nổi sùng lên mà rèn luyện ý chí đấu tranh:
“Nếu mày không rèn luyện, nếu mày nhu nhược thì mày cũng như con chó ăn cứt mà thôi. Chó không biết nhục khi ăn đồ dơ, nhưng người phải biết nhục khi mang thân nô lệ. Tôi khinh bỉ con chó vì nghĩ nó không biết nhục còn tôi khi bị bố mẹ hay cuộc đời lang mạ tôi biết nhục.”
Một kỷ niệm khác khiến tôi hơi coi thường mấy anh chó nhất là chó kiểu ở thành phố. Ở An Nam ta chó má vốn bị coi thường dù là chó làm cảnh. Việc thiến chó không dễ dàng như ở Mỹ trong lúc chó cũng như người đều cần đến cái “chuyện trời bắt tội” đó. Kẹt nỗi chó nuôi ở thành phố bị ép phải sống trong một môi sinh phản thiên nhiên và thiếu quân bình, khiến các anh các chị chó nhiều khi cũng rất phiền, thoáng một cái đã thoát ra đường mà chăûng may anh chị gập nhau là xung phong liền giữa phố đông người qua lại, rất là chướng con mắt.
Người A nam ta gọi là chó mắc lẹo. Có thể lâu ngày không có ái tình nên anh chị yêu nhau da diết không rời làm tụi nhỏ ác ôn liệâng đá chọc phá, sinh ra cảnh anh ngó đằng Đông chị ngó đằng Tây mà vẫn không chịu rời nhau, xe hơi phải đạ lại gĩwa đường bóp còi inh ỏi, trẻ con reo hò.
Một chuyện chó khó chịu khác là con chó Nhật Bản lông xù dễ thương của tôi cũng lâm vào tình cảnh bức bí tương tự. Một bữa tôi có cô bạn gái tới chơi, hai đứa đang nói chuyện mộng mơ tuổi mười lăm mười sáu, bỗng nhiên anh chó Nhật Bản mắt mũi lèm nhèm này ở đâu chạy ra, trông thấy cái cổ chân xinh đẹp của cô bồ tôi, bèn hoa mắt lên như mấy cụ nhà nho mắt toét ngày xưa, “nhìn chân này mà cứ tưởng đồ kia” thế là cu cậu ôm đại ngay lấùy chân người đẹp làm chuyện tồi bại liên hồi.
Cô bạn gái của tôi ngượng tím mặt (lạ thật mới 17 tuổi mà sao cô ta đã biết ngượng nhỉ) cố đá nhẹ cái chân ý như mấy mụ đàn bà bên Mỹ đang nửa đời nửa đoạn bỗng la lên “Sìtốp” khiến anh chồng phải ngưng lại ngay vì sợ bị đưa ra toà về tội hiếp vợ (marital rape hay statuory rape). Chó mà cần gì luật lệ nên anh Nhật Bản của tôi cứ lăn xả vào biểu diễn màn công xúc tu sỉ (có nghĩa là tấn công tu sỹ).
Vừa ngượng, vừa tức (tôi đã 20 tất nhiên là phải biết ngượng rồi) giả bộ ngó lơ không được, đành phải xông tới đá cho anh chàng một phát thiếu điều dập lá lách.
Nghe anh Nhật Bản lông xù kêu oăng oảng thảm thiết nghĩ cũng thương, vì nếu như nhốt tôi trong nhà cưng chiều cho ăn mập đồ bổ thì chắc tôi cũng làm nhiều chuyện dị hợm lắm. Lỗi đâu phải tại anh ta mà là tại con người đã dụ dỗ tổ tiên anh ta về với văn minh, rồi đẩy anh ta vào một môi sinh cực kỳ phản thiên nhiên. Nói cho triết lý cao siêu thì anh ta chỉ là thực thi cái “đạo” âm dương của càn khôn mà thôi, có gì đâu mà phải xấu hổ. Ông tu sy mật tông Phạm công Thiện có câu thơ thế này
“Trống mái giao hoan đại lạc tới
ÂÂm môn là huyễn mộng khơi khơi”
Theo các nhà sinh vật học thì chó là nhữøng thú vật đầu tiên õđã bị gia súc hóa từ trên 10.000 năm trước. Người ta cho rằng trong nhiều trường hợp không phải bị ép buộc mà trái lại, chó tự ý xin về làm gia nô cho loài người. (đúng là ngu như chó).
Cũng có những bằng chứng là con người chúng ta từ thời ông Adong bà Eva mới rời vườn Địa Đàng, đã học cách thương yêu nương tựa và cộng sinh với loài chó, trước khi học cách sốâng hòa bình và cư xử tốt với những bộ tộc khác. Thế rồi, cũng từ đó, từ khi biết tìm cách nhân nhượng để cộng đồng sinh tồn với kẻ lạ tìm đến mình, như những con chó hoang xin làm bạn với loài nguờiï, con người đã biết phải tôn trọng người khác để nhân loại khởi đầu một xã hội, văn minh .
Mối tương quan giữa “cẩu loại ” và “nhân loại ” vốn tốt đẹp từ lâu. Trong hang động, giữa rừng sâu, với bản tính bẩm sinh muốn sống hợp quần thành từng bầy, từng cộng đồng, một khi chó đã thuần hoá và hội nhập trong “bầy người”, chó là lính canh mẫn tiệp nhất giúp con người đề phòng được hiểm nguy.
Thế nhưng, nếu phải đẩy tới bản năng sinh tồn thì người luôn luôn phản chó trước, vì chó không ăn thịt chó nên khi đã nhận con người làm bạn, thì không ăn thịt người nữa, ngay cả trong những hoàn cảnh khốn cùng tuyệt vọng nhất, cũng chưa thấy cảnh chó ăn thịt chủ bao giờ. Chỉ chó điên, chó rừng rú mới cắn bạn.
Trái lại, có rất nhiều chuyện người bị lạc trên núi lạnh, đói rét, sống sót nhờ chó mang thân che chở ủ hơi nóng cho chủ.
Không thiếu gì chuyện có thực về tính có nghĩa của chó. Ở quê tôi có một anh bần nông nghèo lắm tên là anh Cong, làm nghề đánh rậm, suốt ngày cởi truồng đánh cá, chính chủ không đủ cơm ăn, chó cũng gầy ốm tong teo nhưng không oán chủ như người ta thường nói : “Con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo.” Lúc chủ chết mang chôn ngoài đồng chó ra nằm bên mộ nhịn đói chết theo.
Quê nội tôi ở một vùng hẻo lánh chung quanh là cánh đồng chiêm, và núi xanh biêng biếc. Mùa nước lụt, quanh làng nước mênh mông như biển, để sinh tồn chó cũng bơi lội tài tình.
Năm 8 tuổi lúc chạy loạn từ Việt Bắc về, tôi có được dịp sống ở quê nội và được hưởng một thời gian yên lành tuyệt đối giữa thời chinh chiến. Ngoài một đôi lần phải đi học tập chống Tây càn (lính Tây hành quân càn quét) hay khi chạy máy bay, cuống cuồng nhẩy xuống một hố đầy cóc nhái kinh khiếp, những ngày tháng qua mau ở quê nhà, cuộc đời thật thần tiên đối với một đứa trẻ 8 tuổi đầu. (Tôi rất sợ mấy con cóc ghẻ sù sì này, vì nghe dọa là nó mà cắn thì khi trời gầm mới nhả ra).
Những hình ảnh còn lại trong đầu tôi cho đến nay vẫn đẹp đẽ và tinh khiết như một bức tranh từ thủa hồng hoang, có những ngày mùa hè nắng rực tươi, người ta đổ thóc vàng óng ra phơi đầy sân gạch làm từng đoàn chim sẻ xà xuống chíu chít tranh ăn, những buổi cuỡi trâu lêu bêu ngoài đồng bắt muỗng (một loại cào cào có cánh nhiều mầu) nướng ăn, những đêm tăm tối đi bắt đom đóm và những lần tắùm sông với “con Vá”. (chó loang những mảng lông đen nên gọi là chó vá).
Như được nghe kể lại thì bà cố tôi là một loại phú hào hạng nặng trong vùng. Đến đời bố tôi là cháu nội duy nhất nhưng mồ côi từ nhỏ nên bà biến thành mẹ. Vì sợ bị ăn cướp và bắt cóc thằng cháu đích tôn duy nhất, nên từ nhỏ ông cụ thân sinh của tôi đã sống thân cận với một đoàn chó như những bảo vệ viên đắc lực.( Bố tôi từng bị bắt cóc đem ra đồng đòi chuộc mạng)
Sau này, lên Hà Nội học, có một lần bố tôi mang về quê hai món quà ngoại nhập, đó là một con chó Tây và mấy quả đào từ xứ Mông Tự bên Tàu.
Đào ăn rồi, hạt được trồng trước cổâng vào, quên đi vài năm, một lần về quê thăm bà trong dịp Tết, hạt đào đã thành một cây đào hoa đỏ rụng ngập lối đi. Con chó Tây tằng tịu với mấy chị chó Ta đẻ ra một dòng chó mới, và con chó vá ở đời tôi là hậu duệ đời thứ 5 từ thời bà cố.
Câu chửi khinh bỉ nhất của người Tàu là gọi đối thủ là đồ “Cẩu tạp chủng”, nói nôm na là đồ chó lai (chó lộn giống) ngu đần, bẩn thỉu. Con chó Vá của tôi có tí Tây nên tuy gầy vì thường ăn chay, hoặc cơm thừa có chấm phá thêm tý mắm tép nhưng nó vẫn to lớn hơn những con chó khác rất nhiều và chẳng ngu chút nào.
Ở nhà quê không có đèn điện, đêm tối trở thành một thế giới huyễn hoặc, tuy có vẻ ghê sợ nhưng cũng đầy quyến rũ của phiêu liêu trong những buổi tối đom đóm bay sáng lập lòe như sao sẹt.
Một mình chắc chẳng bao giờ tôi dám ra sân bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng làm đèn, nhưng với con Vá thì chẳng có gì đáng sợ vì bất cứ điều gì bất thường là hắn ta ngừng ngay lại, chun cái mõm, gầm gừ nhe nguyên một hàm răng với những chiếc răng nanh nhọn hoắt đầy đe dọa. Trong đêm tối, tôi ngồi thụp xuống ôm cổ chó, để cái lưỡi nóng hổi của nó liếm lên mặt mình trong che chở bảo bọc như một người anh lớn.
Một hình ảnh đặc biệt khác còn để lại một ấn tượng mãnh liệt trong lòng tôi mang mầu sắc thần kỳ đó là cảnh chó tru trong một đêm nguyệt thực ở nhà quê.
Ở thành phố có đèn điện, nếu nguyệt thực cũng không mấy ai để ý nhưng ơ ûnhà quê, giữa mênh môâng của đất trời, trong tiếng côn trùng rên rỉ, nhìn lên trời trăng đang sáng vằng vặc bỗng như có một con quái vật tham lam đen đụi xuất hiện từ những đám mây ăn vội vã mất mặt trăng . Trong chốc lát mọi vật bị nhận chìm trong tăm tối toàn diện.
Cái cảm giác tăm tối này thật là kinh hoàng khi cả khoảng trời cao như phủ chụp xuống. Con Vá của tôi không biết có cảm nhận thấy sự run sợ của tôi hay không nhưng thấy nó ngóng cổ lên như vươn tới mặt trăng, tru lên mộât tiếng thật dài. Cái vấn nạn về sự mênh mang huyềõn nhiệm của vũ trụ này còn mãi trong tôi như một ám ảnh.
Ở mạn ngược về, tôi bị sốt rét và gầy ốm nên được phép tẩm bổ mỗi ngày hai quả trứng gà. Ở quê tôi đó là một xa xỉ ghê gớm, vì tá điền 4 giờ sáng ra đồng làm việc, thường chỉ có ba bát cơm quết chút mắm tép, tráng miệng bằng một ly nước mưa. Thường thì tôi đợi sẵn, gà vừa đẻ xong, nhiều khi còn hơi ấm, chỉ việc đập ra cho ít muối và ăn sống luôn. Con Vá đứng bên cạnh nhìn tôi húp trứng gà có vẻ thèm thuồng nhưng đành cam phận chủ tớ, nên nhiều lần tôi cũng lén luộc cho anh chàng một quả. Đại tiệc đó.
Đi tắm sông, tôi chưa biết bơi phải cột dây vào người, nhưng thấy tôi nhẩy xuống nước là con Vá cũng nhẩy theo sát cạnh như đôi bạn thân thiết nhất.
Ngày hồi cư (bỏ vùng Việt Minh về Hà Nội) con Vá đứng trên bờ cuống quýt như muốn nhẩy xuống theo, tôi rưng rưng như muốn khóc và con chó như cũng cảm thấy cuộc chia ly. Tôi đọc được điều đó trong mắt của nó.
Với những chia xẻ như thế, làm sao tôi có thể nuốt trôi được miếng thịt chó với cái hình ảnh những con chó bị thui đen, nhăn răng, chìa nanh như thể đó là hành độâng chống cự cuối cùng trước phút lâm chung, như con Vá của tôi từng nhe răng, chun mõm để đe dọa kẻ thù khi bảo vệ tôi.
Tôi về thành năm 1949 ( thời đó gọi là “dinh tê” nói chại của tiếng Pháp rentrer tức là trở về), bỏ lại phía sau lưng cuộc kháng chiến, bỏ lại những thác gềnh ở đầu nguồn con sông Hồng, những núi rừng, bỏ lại....
Sông Lô , sóng ngàn Việt Bắc
Bãi dài ngô lau , núi rừng âm u
Phiêu du bến sóng bờ
Người về còn nhớ sông Lô ....xưa
(Văn Cao)
và ...bỏ lại cả con Vá ở một quê nhà mà đã nửa thế kỷ qua chưa một lần gặp lại. Tôi vẫn mơ một ngày nào đó, được trở lại bến sông xưa, nơi tôi cột dây vào gốc cây để tắm với con Vá. Tôi sẽ gồi ở đó và tưởng như còn được ôm cổ người bạn thơ ngây.
Chiến tranh vẫn kéo dài dằng dặc. Lệnh tiêu thổ kháng chiến và vườn không nhà trống hồi đầu năm 49 chưa lan tới quê tôi cùng với lệnh giết chó, nhưng biết đâu, với chiều dài của cuộc chiến nó chẳng bị hi sinh thân mình cho nỗ lực tranh thủ độc lập của dân tộc.
Cái chủ trương tiêu thổ kháng chiến này là một trò học được của Nga Sô, và là một sai lầm chiến lược vĩ đại của Việt Minh, nó không giúp được gì trong việc làm khó đối phương, mà chỉ làm kiệt quệ khối quần chúng sung mãn kinh tế cần phải có, để yểm trợ cho hoạt động du kích kháng Pháp.
Chủ trương tiêu thổ kháng chiếùn này đã được Hồ Chí Minh nói với đại úy tình báo Patti ở Hà Nọâi ngay từ ngày đầu tiên sau khi Việt Minh cướp chính quyền.:
“Nếu quả thật người Pháp sẽ trở lại Việt nam như một đế quốc để bóc lột, để tùng xẻo và giết hại nguời Việt, thì chúng tôi có thể bảo đảm với họ và mọi dân tộc trên thế giới là toàn thể nước tôi từ Nam chí Bắc, sẽ được hỏa thiêu thành tro bụi, ngay cả điều đó có nghĩa là phải hi sinh mọi sinh mạng, kể cả đàn bà con trẻ. Đất nước này sẽ được nhận chìm trong một biển lửa cho đến phút cuối cùng.
Đức đánh Nga là một cuộc hành quân quy ước xa hậu cứ, lệ thuộc vào tiếp vận và tin tức tình báo của dân chúng địa phương nên chiến thuật tiêu thổ kháng chiến có hiệu quả như một phương thức đề kháng thụ động, nhất là vào mùa đông, khi tiếp vận khó khăn, nhưng ở Việt Nam là một cuộc chiến tranh du kích, chiến tranh nhân dân như chủ trương của tướng Giáp, thì dân là nước nuôi cá là du kích. Tự làm khô kiệt nước bằng cách bần cùng hóa mọi khả năng sinh sống của quần chúng là sai lầm, vì thế ở những vùng Việt Minh gọi là vùng “hội tề”, tương đương với những vùng xôi đậu sau này, sự chống đối Việt Minh bắt đầu gia tăng làm trở ngại công tác tình báo, tiếp vận và địch vận. Những bài thơ châm chích cán bộ Việt Minh đã có ngay từ thời đó:
Rủ nhau đi chợ Cống Chiền ( chợ vùng sôi đậu )
Mua được cái váy bằng tiền Đông Dương
Trở về vừa tới chợ Chương (vùng Việt Minh kiểm soát)
Công an lột mất cởi truồng tô hô
Hoan hô chính sách Cụ Hồ...
Dân không ưa, không triệt để thi hành chủ trương tiêu thổ kháng chiến và vườn không nhà trống, nhưng nạn nhân lớn nhất vẫn là loài chó. Chủ trương Hạ cờ Tây hiểu theo nghĩa chính là phục vụ cuộc kháng chiến chống Pháp, đánh gục là cờ tam tài xanh trắng đỏ của Pháp còn nghĩa bóng là Hạ Cầy tơ tức là (giết cho non thịt rất ngon) được phát độâng sâu rộâng trong toàn vùng kháng chiến.
Tiêu thổ kháng chiến làm thực phẩm trở thành khan hiếm, nhất cử lưỡng tiện, chó trở thành nguồn chất đạm còn lại của con người. Tây đi càn bắt gà, bắn heo, giết bò nhưng Tây không ăn thịt chó, chó trở thành nguồn thực phẩm thặng dư được dành riêng cho kháng chiến.
Sau năm 1949 khi tôi về thành ( về Hànội còn gọi vùng tạm chiếm) không biết con Vá của tôi có thoát nạn không, vì khi ở Việt Bắc năm 1948 thì việc xơi chó đã phát triển mạnh lắm rồi, chả thế mà mấy ông đi kháng chiến đã dựa vào bài Thiên Thai của Văn Cao, để đặt lời thành một bài hát gọi là Thiên Thai Chó, mô tả cái tuyệt vời của món thịt chó:
“Tiếng rao chó chiều nay vang lừng trong xóm,
nhớ sư bác ngày xưa lạc tới nhục lầu (lầu thịt) ....
Tiếng nghe tuy xấu,
muốn ăn đủ mầu,
mắt chưa nhìn thấy ôi biết đâu là đâu.”
Ngoài việc cần nguồn chất đạm để kháng chiến khiến con người phải phản bội chó, việc giết chó trong thời kháng chiến còn được giải thích là một nhu cầu chiến lược nữa. Người ta nói du kích là cần kín đáo, mà mấy anh chó lại quá thính tai, thính mũi. Tây mũi lõ không ngửi ra mùi du kích, không nghe bước chân của du kích nhưng chó có thể ngửi và nghe mùi người lạ từ xa. Đêm khuya thanh vắng du kích vừa bò lại gần đồn gác hay đi qua làng là bị chó sủa rân rang lộ bí mật hết, do đó, giết chó cũng là nhu cầu phục vụ kháng chiến.
Nghĩ như vậy thì nếu con Vá của tôi có biến thành món rựa mận (một món thịt chó nổi tiếng của người Việt), ruột gan nó thành món dồi chó, một tuyệt chiêu được ưa chuộng của ngành thịt chó với câu truyền khẩu :
Sống trên đời ăn miếng dồi chó
Chết xuống âm phủ biết có hay không”
Thôi thì nếu con Vá của tôi có hi sinh thân mình thì cũng là một nghĩa cử hiến dâng cho cuộc cách mạng dành độc lập cho một tổ quốc mà Vá đã “ xin nhận nơi này làm quê hương”.
Vá của tôi lai Tây nhưng ăn mắm tép, cơm gạo nơi quê tôi nên đã thành một chó Việt như chính tôi hay đa số chúng ta, vì nếu cho thử DNA tìm Genome (bản đồ nhiễm thể di truyền) thì chắc chắn cũng phải có tối thiểu 30% máu Tàu, vạây mà nếu có thằng Tàu nào xâm phạm đến quyền lợi của Việt Nam, là tôi sẵn sàng “đá nó phòi cơm ngay.”
Chẳng có tự do độc lập nào không phải trả giá, như chính tôi, lớn lên trong lòng một cuộc kháng chiến đánh đuổi thực dân, tôi đã say đắm đọc những tác phẩm tuyên truyền thời thượng lúc đó như Ba chiếc dù ở Việt Bắc, Anh là trai nước Nam , Sáu Đậu vua giựt mìn, hay nghe ông Phạm Duy xui biểu nên chỉ muốn ôm bom lăn vào xe tăng.
Ai nhớ sông Lô
Giặc lên ăn cướp dân ta
Tôi nhớ sông Lô
Ngày nay chôn xác quân thù
Rồi thì cũng độc lập... nhưng rồi sao nữa. Già rồõi, tôi không giám nghĩ xa hơn. Tôi không ôm bom lăn vào xe tăng nên vẫn còn tồn tại và hi vọng Vá của tôi còn sống sót, không bị biến thành món rựa mận để phụ vụ kháng chiến.
Rồi ngày tháng qua đi, ở miền Nam, tôi trở thành một người lính, đấu tranh cho một lý tưởng mới mà thực tình tôi tin là có chánh nghĩa, đó là chống lại chủ nghĩa Cộng Sản, một chủ nghĩa mà tuy không hiểu rõ lúc đó, nhưng có thể suy diễn từ những cuộc thanh trừng, những trại trừng giới Goulag ở Tây bá Lợi Á, những địa ngục kinh hoàng chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại, những cuộc đấu tố man dại ở Triều Tiên, ở Trung Hoa và ngay cả ở quê nội khốn khó an phận của tôi.
Miền Nam giầu thịnh, thức ăn thừa thải, người ta cũng ăn thịt chó nhưng không vì nhu cầu sống còn hay nhân danh kháng chiến nữa mà ăn cho khoái khẩu. Nhiều lần tôi được mời ăn thịt chó (món Mộc Tồn tức cây còn tức con cầy) nhưng không có lý do để nhân danh nên không thể nuốt trôi xuống cổ, vì đó là một bội phản của loài người với loài chó, với người bạn tôi tên là con Vá.
1975, tôi ngơ ngác có mặt trên nước Mỷ, ngơ ngác như cậu bé 9 tuổi năm nào lên thuyền bỏ con Vá ở lại cho số phận, ngơ ngác không thể hiểu tại sao miền Nam thua trận như một chuyện đùa rởn không thể có thật.
Tôi thuê một căn nhà làm tòa soạn báo Tin Văn cũng là nơi quy tụ bằng hữu giang hồ tứ xứ. Một buổi tối, một anh bạn trước kia là lính biệt kích, thám sát gì đó tới chơi, trong túi chiếc áo jacket nhà binh của anh ta như có thủ một vật gì dầy cộâm. Tôi hỏi đùa là phải chăng anh ta thủ theo con chó lửa (tiếng giang hồ chỉ khẩu súng). Anh bạn cười xác nhận và rút trong túi ta một gói giấy báo.
Tôi mở gói giấy ra và thú thật chưa bao giờ tôi hốt hoảng như vậy, kể cả lúc nằm co ro trong hố khi bị Việt Cộng pháo kích. Trong gói đó là một cái đùi chó còn tươi nguyên lông lá, máu me bê bết. Anh bạn cho biết đi đường tình cờ gặp một chú chó nhỏ nên tiện chân đá cho cu cậu một cái, và dùng giao cắt được cái đùi mang về để làm đồ nhậu.
Thời đó mới tới Mỹ, hồ hởi tưởng ở xứ tự do muốn làm gì thì làm, cũng chẳng ai biết luật lệ gì cả nên cái đùi chó bê bết máu còn nguyên lông lá chỉ tạo cho tôi một cảm giác kinh tởm thôi. Nếu bậy giờ, chắc tôi phải gọi 911 ngay, vì giết chó của người ta đã là một tội hình, mà giết kiểu đó còn mang tội độc ác với thú vật. Cái đùi chó trong nhà tôi tất nhiên tôi lãnh búa.
Không muốn làm buồn lòng người bạn tốt nhưng tôi đã phải quyết liệt từ chối nói là tôi bi dị ứng với thịt chó, ăn vào là mắc nghẹn chết liền.
Làm báo Tin Văn hoàn toàn thất bại, tôi khánh kiệt lại mới lấy vợ nên phải đi làm kịch liệt. Ít lâu său tôi dọn về một căn nhà mới.
Một bữa, không biết từ đâu một anh chó homeless vô gia cư chạy vào cổng nhà tôi và không chịu đi nữa. Khu nhà tôi ở cũng không phải là khu sang trọng hoặc an ninh gì, có con chó lớn cũng tốt nên tôi ngó lơ mặc kệ anh ta, cơm thừa canh căn mang ra mời chàng xơi, trước là làm nghĩa , său là dựa hơi. Vả lại, như câu tục ngữ : “mèo vào nhà thì khó, chó vào nhà thì sang ”, tụi tôi đang nghèo, hi vọng vận hên đã tới nên cũng đương nhiên chấp nhận anh bụi đời.
Nghĩ ra cũng tiện vì ngoài chuyện an ninh, ở bên Mỹ này cơm thừa canh cặn không thiếu gì, tôi ra tiệm phở xin xương về tẩm bổ nên chỉ một ít lâu sau là anh chàng mập mạp hẳn ra, lông mướt, mắt sáng long lanh, dáng điệu vui tươi. Tôi đặt cho anh ta tên mới là Windy vì hôm anh tới thì trời lộng gió như sắp bão.
Mà có lẽ hên thật vì sau khi có con trai khôi ngô vợ tôi nặên cho tôi thêm một cô con gái sinh đẹp nữa, vậy là trọn vẹn.
Bên cạnh nhà tôi là nhà của một cặp vợ chồng già, cách nhau một hàng rào thưa. Láng giềng đã hơn hai năm mà chưa bao giờ có dịp nhìn rõ mặt nhau nói chi đến chào hỏi. Tôi chỉ áng chừng cặp vợ chồng già này có một cô con gái vì thỉnh thoảng có nhe những câu đối thoại đầy trìu mến kiểu như Honey ... I love you... My ginger... (cục cưng của tôi ơi). Sau này phát hiện ra là không phải bà ta nói chuyện với cô con gái mà là một con chó nhỏ như nắm tay. Hai ông bà già sống lủi thủi một mình chẳng thấy con cái gì cả.
Đến một hôm, lần đầu tiên bà già Mỹ hàng xóm nghển đầu qua hàng rào nói chuyện với thằøng tỵ nạn tôi, cũng là lần bà ta muốn xin con chó bụi đời.
Tôi nói con chó này không phải của tôi, nó chạy đến và ở ỳ ra nên không thể cho bà ta. Vả lại, tôi không muốn ép nó sống với người khác, biết đâu nó không thích thì sao.
Nghe tôi từ chối, bà hàng xóm xì nẹc với thằng ty nạn giám cãi lời nên trở mặt hỏi sỏ:
“ Tụi Việt Nam mày thích ăn thịt chó phải không, thằøng con tao đi lính ở Nam nói vậy.”
Tôi trả lời đáo để không kém
Đứng, tụi tao ăn thịt chó nhưng không ngủ với chó...(we don’t sleep with dog ). Thấy bà già Mỹ trợn mắt găng quá, tôi giảù lả nói lệch đi một chút ...
Đúùng vậy, tao thấy nhiều người Mỹ ngủ chung với chó trên giường ...
Tôi cố lập lại một cách mất dậy chữ sleep with dog.
Một lần khác cũng bà Mỹ già này lại vươn cổ qua hàng rào nói
“Tụi mày đâu có tiền mua thức ăn chó”
Tôi đáp bằng tiếng Mỹ bồi.
Đứng vậy, tao ăn cái gì nó ăn cái đó. ( What I eat he eat)
Sau lần đó thì không bao giờ nói chuyện với nhau nữa.
Đời sống của một con chó kéo dài khoảng 15 năm. Con chó này theo tôi được vài năm, rất trung thành và khôn ngoan. Nghe tiếng xe của tôi từ đầu ngõ là đã biết rồi.
Con chó này ở với tôi cho đến lúc rụng răng và có thể đã bị một chứng bệnh gì đau đớn lắm. Nuôi chó theo kiểu Việt Nam tôi không cho nó vào nhà nhưng lúc gần chết nó nhất định cố lết vào trong nhà dù tôi đã cố đuổi ra vườn nhiều lần. Đi làm về nó đã chết cứng ngoài mái hiên. Vợ tôi òa khóc như vừa mất một người thân.
Vụ cãi lộn với bà hàng xóm làm tôi để ý tới một điều là người Mỹ quả có yêu chó một cách cuồâng nhiệt, yêu say đắm và quá đáng, kể cả việc ôm chó ngủ, hôn mõm chó, vv... Người Việt chúng ta tuy có yêu chó nhưng ở một giới hạn nào thôi, chó vẫn là chó, nếu phải lựa chọn thì chó dù thân thiết cách mấy cũng không thế bằng người, vẫn phải hi sinh cho người, trái lại, với người Mỹ thì đúng là “tình không biên giới”.
Điều thắc mắc về cái tình yêu chó quá đáng này chỉ được giải tỏa cho đến một hôm ra công viên ngồi chơi, tôi mới vỡ lẽ tại sao người Mỹ thích chó, họ gọi chó là man best friend, người bạn quý nhất của loài người. Không tin bạn cứ ra công viên ngồi một buổi mà coi. Thật vậy, ở nước tôi, khi tuổi già chung quanh người ta có con, có cháu, có bạn bè, xóm giềng, còn ở nước Mỹ này về già chỉ còn con chó là tin cẩn được, chỉ còn chó không bỏ mình.
Cũng chuyện ăn thịt chó có lúc đã nổ lớn nhưng không phải chuyện cá nhân như bà già Mỹ chửi tôi, mà trở thành một vấn nạn quốc tế, thí dụ như trong dịp Đại Hàn được chọn để tổ chức giải vô địch bóng đá quốc tế tại Hán Thành. Người Mỹ yêu chó cho rằng cần phải tẩy chay cuộc tranh tài quốc tế này, vì nó được tổ chức tại một quốc gia ăn thịt chó, lại còn đòi hợp thức hóa việc nuôi chó để làm thịt, ngay cả đòi marketing món thịt chó này cho du khách.
Như mọi người đều biết, Đại Hàn, Trung Hoa, Việt Nam, Thái Lan đều là những quốc gia nằm trong khu vực ăn thịt chó. Mức độ ưa thích món mộc tồn này nhiều ít khác nhau, nhưng Đại Hàn chiếm giải vô địch, vì ở đây, thịt chó không phải là một thực phẩm theo nhu cầu sinh tồn mà là cả một truyền thống văn hóa quốc gia. (Mộc tồn có nghĩa là Cây còn mà cây còn là nói ngược của con cầy, tức là con chó)
Điều nghịch lý là ở Đại Hàn nghề giết chó bị khinh bỉ còn hơn là hành nghề mởù động hay làm đĩ, trong lúc người Hàn lại rất thích thịt chó. Thống kê cho biết có khoảng 4000 nhà hàng đăng ký có bán thịt chó, và 3 triệu trong dân số 47 triệu người Đại Hàn ăn thịt chó, trong tất cả số chó ở Đại Hàn, chỉ có 16% được nuôi với mục đích là bầu bạn với loài người, số còn lại đựơc nuôi dưỡng trong những trại chó như heo gà, với mục đích để làm thịt.
Ở Đại Hàn, xứ cực lạnh, người ta tin rằng thịt chó là thực phẩm hàng đầu vì rất nhiều năng lượng, rất nóng và đặc biệt là một thứ thuốc khích dục thiên nhiên mà các cụ già kim đồng hồ thường xuyên chỉ 6 giờ, có thể dùng thay thế cho Viagra, khoái khẩu mà lại bảo đảm không có phản ứng phụ như thuốc Tây. Ở Trung Hoa và Việt Nam người ta cũng tin như vậy, vì thế, người ta nói rằng ăn thịt chó và lai rai vài ly Martel thì phải khóa cửa lại và vứt chìa khóa ra ngoài đường không có sẽ bị dậm dựt như chó tháng 7 (không biết tại sao nhưng người ta cho rằng vào tháng 7 thì chó thường động tình, tranh dành các chị và cắn cấu nhau ồn ào. Cũng vì thế mà các cụ thường mắng rằng “ Chó dại có mùa người dại quanh năm”
Không biết có đúng như vậy không , tôi cũng hơi hồ nghi vì môït trong những bằng chứng sờ sờ ra đó là ông nhà văn, nhà báo Văn Quang, cực kỳ xấu trai mà lấy được thật nhiều vợ, bà nào cũng sinh gái, bà nào cũng tạo được vài mống Văn Quang con. Có trùng hợp không vì ông này cũng là mộÏt cây thịt chó xanh rờn. ?!!?
Ở Đại Hàn một ông doctor dog meat “bác sỹ thịt chó” là giáo sư Ann Yong Keun tại đại học Chungchong, đã mở cả một cuộc hội thảo với hàng trăm nhà hàng thịt chó, để nghiên cứu về sự bổ dưỡng của thịt chó, và tìm cách phổ biến món ăn này cho khách ngoại quốc, ngay cả công bố những công thức làm các món thịt chó ưa thích như món cháo chó hầm, hay món chó sào chua ngọt, kiểu như món chó rựa mận của Việt Nam.
Tôi không tin ở chuyện thịt chó có tính khích dâm, vì ở Việt Nam ta vốn có câu ngạn ngữ: “ Chó dại có mùa, người dại quanh năm ”. Người dại tối ngày sáng đêm, hở ra là dại liền.
Sự thực thì so về cái thói trăng hoa, mấy anh heo nọc ăn đứt dòng họ chó nhà ta, vậy thì, muốn giải quyết chuyện lực bất tòng tâm sao không ăn cật heo có phải bớt bị người ta chửi hơn không. Thật là oan ơi đời chó đã bị người ta làm thịt còn bị vu oan tội dâm dục nữa.
Ở Việt Nam ta, dân Bắc Kỳ ăn thịt chó nhiều hơn, chẳng thế mà sau 75 để diễu mẩy anh cán ngố, dân miền Nam có câu hát đổi lời bài Nối vòng tay lớn của Trịnh Công Sơn thành:
Từ Bắc vô Nam tay cầm cái lon,
tay kia cần sợi dây để bắt con cầy.
Đặc biệt thích ăn thịt cầy hơn cả những anh “giảïi phóng”( đừng đọc ngược) là những ông Công giáo Hố Lai “ri cư tìm tự ro theo tổng thống Riệm”, cả những ông cha cũng rất khoái món này, nhờ đó mà tôi từng được đầu bếp trứ danh của cha Nguyễn Xuân Lãm cho thử món này lần thứ 2 trong đời, và vẫn không thể nuốt trôi một miếng. (ông này còn nổi tiếng với món Lồn Tiên sào chua ngọt rất được cha Lãm và chúng tôi tán thưởng trong những buổi trưa ngồi bịa truyện dài đăng báo ở toà soạn báo Xây Dựng)
Không ăn thịt chó nhưng tôi không hề kỳ thị những người thích món khoái khẩu này. Nhân tâm tùy mạng mỡ, như một ông thiền sư đời nhà Lý khi được hỏi về chuyện ăn chay, ăn mặn đã nói: “có giống ăn cỏ, cũng có giống ăn thịt”, ý nói đến tính vô chấp của đạo Phật. Theo đạo Phật thì mọi khổ đau hay tọâi lỗi khởi từ cái tâm phân biệt của chúng sanh. Khởi từ lúc khai mở càn khôn làm gì có sáng tối, khởi đầu hay kết thúc, tốt hay xấu, sướng hay khổ, đã là “đạo” thì cứ thong dong tự tại, thuận theo lẽ tự nhiên của thiên địa mà trôi nổi theo những nhân duyên.
Nói theo khoa học thì đi ngược lại cho đến tận cùng thì mọi chúng sanh dù hữu tình hay vô tình cũng chỉ là khởi đi từ MộÏt
Nói hẹp lại ăn chay hay ăn thịt, ăn gà, ăn bò, ăn ngựa, ăn lươn, ăn cây cỏ hay ăn chó thì cũng chỉ là thị hiện của những nhân duyên, nó đến là đến, nó đi là đi, có gì là tốt hay xấu. (It Just happened). Tôi không thích là tôi không thích, đói quá thì tôi ăn, không đói thì thôi...Ông sư Lỗ trí Thâm ngày xưa hở ra là trốn đi ăn thịt chó và uốâng ruợu đế say mèm vậy mà vẫn thành phật có sao đâu.
Tuy cứ thả theo nổi trôi của những nhân duyên nhưng lạ thay trong đó vẫn có một lẽ nào đó hợp với đạo càn khôn mà con người cố vươn tới. Cũng bởùi thế mà con người vẫn luôn luôn hướng về những điều hợp với lẽ trời đất, bởi đi ngược lạ là sẽ bị tru diệt vì sinh diệt đều cũng là thuận theo lẽ trời.
Đối với tôi thì cái ý niệm mông lung của mấy ông thiền sư khó hiểu quá, nhưng đại khái là nếu vì thúc đẩy của cơn đói hay vì một cơ duyên nào đó mà giết mộÏt con chó để ăn, hay bị con chó ăn thịt cũng là Đạo.
Có người hỏi đức Dalai lạtma là đi đường gập cọp xông ra vồ người, có giết cọp không?. Câu trả lời vô tư cùng với một nụ cười hồn nhiên trong sáng là : “Giết chứ ”.
Đó chỉ là thị hiện nhân duyên . Đạt tới mức “vô ý ngại ” này quả là tuyệt chiêu của một cao tăng.
Riêng tôi, tâm còn chĩu nặng dục lạc sầu bi nên vẫn nghĩ rằng nuôi chó trong nhà như bạn để giết thịt là trái đạo nghĩa vì tôi không thể ăn thịt con chó Vá thời thơ ấu của tôi. Có vậy thôi.
Ở Annam ta thường nói bị cọp vồ nhưng không có chuyện bị “chó vồ ” . Có thể vì ở xứ ta cọp nhiều hơn chó nên cọp đói sơi hết chó rừng không dành lại cho người. Trái lại, ở trời Tây Mỹ, xứ lạnh không có cọp nên có rất nhiều chó sói. Văn chương nghể thuật xứ Tây nói nhiều đến chó sói và thường là nói sấu thôi thí dụ ngay từ bé chúng ta từng được đọc truyện Cô Bé Quàng Khăn Đỏ bị chó sói dụ dỗ và ăn thịt vì nghe lời đường mật, Chó sói hú ma đêm trăng vẫn là biểu tượng rùng rơn trong các chuyệân ma quái.
Trong đời thật thì chó sói ở xứ lạnh quả là một đối thủ nguy hiểm vì phải cạnh tranh sinh tồn trên những vùng đất băng giá khan hiếm thực phẩm. Những nhà sinh vật học cho rằng chó sói không tấn công bất tử nhưng đặc biệt con cái sẽ tấn công hung hiểm khi lại gần con của nó nhưng đấy là trong những mùa mà thực phẩm dư thừa nhưng khì đói quá thì chó cũng như người cũng đành giết nhau dành miếng ăn.
Báo cáo của viện sức khoẻ quốc gia Hoa Kỳ (National Institutes of Health) đã đưa ra những con số kinh khủng theo đó thì trong một năm chó sói giết chết 800,000 người. Cứ 40 giây lại có một người Mỹ bỉ chó sói cắn chết. Nghe mà phát khiếp. Có lẽ bịa ra thôi vì xuốt 10 niên chiến tranh ở Việt Nam , nước Mỹ chỉ nướng 58.000 nhân mạng mà đã cuống cuồng bỏ bạn thối lui. Nếu quả có 800.000 người bị chó sói sơi tái sao họ im hơi lặng tiếng vậy.
Mấy ông ÂÂu Tây là tổ sư đạo đức giả. Ngựa chẳng là bạn tốt, đầy tớ trung thành của người Âu Mỹ hay sao, vậy mà người Mỹ ăn thịt ngựa rất nhiều sao không bảo là vô nhân đạo.
Một ông bạn tôi, Thiếu tá “Khoa Con” gốc lính đầu cọp, xông pha trận mạc bắn giết đã nhiều kể lại là ngày mới tới Mỹ, ông xin làm cho một lò heo nhưng chỉ một tuần sau là phải xin nghỉ vì khiếp quá. Người ta giết rất tân kỳ, con heo được tắm sạch rồi đẩy tới một chỗ và bị giựt cho té bật ngửa để dao tự động chặt đầu. Cứ thế theo dây chuyền cho đến lúc được xả thịt gói ghém sạch se h oặc thành Ham, súc sích cho chúng ta ăn sáng. Người ra nói nước Mỹ văn minh vì cách giết tinh vi không phải cách thọc huyết heo kêu eng éc như ởù Việt Nam.
Nói vậy cũng đúng vì khoa học đã chứng minh là Heo rất thông minh, nhưng nói cho cùng thì giết cách nào chả đau vì con người vẫn phải giết để sinh tồn. Chính con người cũng nằm trong cái gọi là “dây chuyền thực phẩm” (Food chain). Rồi coi, biết đâu chả có lúc mà con người bị một loại đối thủ nhỏ li ti là một thứ Virus nào đó nó ăn cho gần tuyệt chủng, như hiện nay người ta sợ vi khuẩn cúm gà có thể thành một bệnh dịch toàn cầu.
Tôi có nghe một câu chuyện không biết có đúng không vì nghe như chuyện tiếu lâm tân thời ở nước Mỹ. Ông bạn tôi nói rằng mấy con heo ở Mỹ đều bị bệnh điên vì cứ đến giờ là người ta thọc một cái ốâng vào miệng heo để bơm thực phẩm vào bao tử. Đầy bụng, con heo hết cục cựa, nằm phịch xuống thở dốc.
Heo thì không biết nhưng chắc chắn là đa số những con gà công nghiệp ở Mỹ đều mù hết vì muốn gà đẻ trứng thật nhiều người ta làm đảo lộn giờ giấc bằng cách nuôi gà thật chật trong chuồng có đèn sáng suốt ngày đêm. Hàng ngày chúng ta ăn gà nuôi theo kiểu tù chuồng cọp Côn đảo này không biết có là một hành động vô nhân đạo hay không.
Vì thế, theo tôi giết chó cũng được nhưng đừng giết chó mình đang nuôi và nên nhờ mấy anh bác sỹ tê mê choác cho chúng nó một mũi “ êm êm mé đìu hiu ” và bắt chước như các cụ ta ngày xưa, tay cầm con giao thọc huyết, miệng lầm bầm khấn nguyện : “ Hóa kiếp này mày thôi làm kiếp chó” hoặêc “hóa kiếp này kiếp său mày vẫn là chó ...nhưng làm chó Mỹ được ăn hotdog sướng lắm”û .
con tiep
Đông Duy
Reader's Comment
Saturday, September 13, 20147:00 AM
webadmin
Guest
lầu bà lầu bầu như chó ăn vụng bột, chó xủa không cắn