0913_logo_copy

ROT RUOU XUONG DONG SONG

18 Tháng Giêng 201312:00 SA(Xem: 12528)
phiem_ma_khong_di_2-contentRót rượu xuống giòng sông

Đông Duy

 Ông bạn tôi, hoạ sỹ, nhà báo Long Ân (đi rồi !!!), hồi đó có làm một bài thơ sau này in thành tập tựa đề: “Rót rượu xuống dòng sông ”.
 Đọc thơ ông tôi hay diễu: “ Thằng này không biết uống rượu nên bầy trò lén đổ rượu xuống sông”. Xưa nay thi sĩ tửu đồ... các cụ chẳng thường nói như vậy sao, thơ và rượu thường đi liền với nhau như hai người bạn tri kỷ, rót rượu xuống dòng sông là mang tri kỷ đổ đi.
 Đó là nói đùa vui giữa bạn bè thôi, thực ra ông bạn tôi không phải là loại trọc phú , giầu sổi, cậy dư tiền mua rượu để đổ phí, mà vì thực tế trong cuộc đời này, có những lúc nhìn quanh bốn phía quạnh hiu như chẳng còn ai tri kỷ, chỉ có giòng sông vẫn như người bạn chung thủy, nhẫn nại, bao dung, nán lại uống rượu với mình. Bạn tôi không đổ rượu mà dâng rượu cho dòng sông, như rót mời người bạn hiền chút ân tình tri kỷ...




 Không phải một mà từ vài tuần qua, giới truyền thông quậân Cam, báo chí, truyền hình, truyền thanh xôn xao nói về một cuốn sách mới của nhà báo Lê Thiệp, viết về đoạn đường chiến binh của một người lính Việt Nam Cộng Hoà Đỗ Lệnh Dũng. (ông Dũng là khoá đàn anh củùa tôi ở quân trường Thủ Đức).
 Tôi có ý mong vì nước Mỹ này rộâng lớn quá, bạn tôi Lê Thiệp ở mãi thủ đô hoa lệ và đài các Hoa Thịnh Đốn, cùng trong một nước đó, nhưng băng ngang một đại lục xa xôi tốn kém quá đỗi, nghèo như tôi hay Ngô Đình Vận, năm, mười năm mới có lần gặp mặt nhau. Mà đời người sao ngắn quá, càng về già nghe như thời gian càng co lại thảm thiết và tàn bạo. Sáng nay mở cửùa ra cây đào trước ngõ lại đã lốp đốp vài nụ hoa hàm tiếu.
 Thêm một năm nữa rồi sao!!! Cây đào này tôi trồng trước cửa đã 20 năm rồi. Hai chục năm rồi trên mảnh đất mà người ta gọi là tạm dung đã thành vĩnh viễn, nghe như mới hôm qua. Loáng thoáng trong đầu có rất nhiều lần, tôi định chụp một tấm hình đứng cạnh cây hoa đào này để “làm kỷ niệm”, nhưng rồi lại quên. Tiếc quá, giá mà có tấm hình chụp cây đào này 20 năm trước từ lúc mới trồng.
 Ừ... Kỷ niệm. Chúng ta đều cần kỷ niệm, càng già càng cần kỷ niệm vì hiện tại huyễn hoặc quá, chưa kịp hưởng đã mất rồi, tương lai ở chặng cuối con đường cũng chẳng có gì hấp dẫn, có lẽ chỉ dĩ vãng là có thực và giám thách đố cả thời gian.
 Khi không những mảnh dĩ vãng bỗng xôn xao hiện về trong tôi, xa xưa, xa lắm, xa tít mù từ thời sinh viên, tôi dẫn ông Nguyễn Hữu Công (bạch diện thư sinh chưa có râu xồm như bây giờ) và Nghiêm Xuân Sách đi nhẩy đầm chạy, thời son trẻ làm báo với Lê Thiệp, Ngô Đình Vận, thời di tản ở trại Pendleton đưa tiền cho Du Tử Lê rút sì phé thua sạch, thời Bristol với Hoàng Khởi Phong. Nhiều quá, nếu cứ ngồi ỳ ra thế này mà “ăn hưởng” dĩ vãng thì đến chết cũng không hết.
 Nghe tin đồn bạn ta Lê Thiệp đã có mặt ở quận cam để chuẩn bị ra mắt sách, cả tôi và Ngô Đình Vận đều có ý chờ mong, và như cách nói của họ Ngô, thường được tráng trơn cổ họng bằng một tràng tiếng Đan Mạch: “ĐM... ít nhất cũng được nghe tiếng nó qua điện thoại chứ ”.
 Chúng tôi chờ, vẫn chờ, chờ mỏi mòn như Quang Dũng chờ “được nghe anh nói, được thấy anh một lần” nhưng vẫn chưa được nghe Thiệp nói, hay được thấy mái tóc đã bạc phơ như tiên ông của Thiệp sau bao nổi trôi, làm báo, làm thuyền nhân, làm cách mạng, làm bán phở, làm “Đại Gia” và làm nhà văn.
 Cuối cùng, vẫn chưa được nghe anh nói nhưng tôi và nhà báo Ngô Đình Vận có nhận được một gói quà, mở ra thì là sách của Lê Thiệp. Sách được bọc kín trong bao plastic, kiểu như ở những tiệm sách để đề phòng quân đạo tặc chữ nghĩa, coi cọp mà không trả tiền.
 Sách rất đẹp, in ở Trung Hoa, bìa cứng trang trọng, có hình ông trung uý Đỗ Lệnh Dũng của quân lực Việt Nam một thời trai trẻ trong lửa đạn. (Hồi trẻ trung uý Hoàng Kiếm Nam cũng oai như vậy đó...)
 Mừng rỡ mở ra, trắng trơn, kiếm tới kiếm lui không có chữ nào của Lê Thiệp chứng nhận “đây là sách tặng, không phải sách cấm đọc cọp.”
 Nhà báo Ngô Đình Vận có luận bàn là “không biết có nên đọc không” vì phàm là sách tặng thì người ta sẽ có 36 kiểu đề tặng... Tặng người mua sách thì ký rẹc một cái để mai sau bỏ lên Ebay hay Amazon bán có giá hơn vì “có chữ ký của tác giả”.
 Nếu thân tình hơn thì có thể văng một tràng tiếng Đan Mạch và ghi “thằng ma gà... tao viết đó đọc và chửi đi”.
 Xuống một cấp nữa, ít thân tình, xã giao thì có thể đề: “mến tặng, thân tặng, thương tặng, thân thương tặng, đành phải tặng, kính tặng”. Thí dụ một đàn em văn nghệ nào đó mới ra mắt sách mà có lòng yêu mến tôi, thì có thể đề: “Cung kính tặng nhà báo lão quá mà thành Đông Duy”.
 Còn phần tôi, vốn chưa có dịp giầu có nên nếu có ra sách gửi cho bạn bè, tôi sẽ gửi sách và đề “tặng với giá ghi trên bìa, nhiều hơn càng tốt”.
 Cuối cùng tôi đành cứ đọc và sẽ tìm cách hỏi giá để gửi ngân phiếu trả cho tác giả. (đã nhờ vợ viết check rồi).
 Tôi có tật xấu là hay “bênh bè” nên bất cứ chuyện gì liên quan tới bạn tôi tất nhiên là phải hay, phải tuyệt rồi.
 Bạn tôi, ông Thiệp với gần nửa thế kỷ làm báo lại đã có cơ may trải qua ba chìm bẩy nổi chín cái lênh đênh của kiếp nhân sinh, như có ghi trong tiểu sử chính thức: “từng buôn len, bán bún, chạy hàng sách, buôn thuốc tây, làm môi giới... giám đốc quảng cáo Mõ, làm người bị tước quyền công dân dưới xã hội chủ nghĩa”, nên những vết hằn của nhân thế tất sẽ làm mọi tác phẩm củùa ông đủ cay, chua, mặn, ngọt, chát, bùi và sự già dặn của chất “gừng già”, đấy là người ta còn quên kể một Lê Thiệp thuyền nhân, làm cách mạng, kháng chiến, chủ đại công ty phở quốc tế và tất nhiên ,“đại gia” và etc...
 Bạn tôi là một người từng trải, lịch lãm trong tình đời đen trắng, chẳng có gì mà ông chưa trải qua, chưa chấm mút chút xíu. Như người ta thường nói ở đời có ba cái thú là ăn cơm tầu, ở nhà lầu Âu Mỹ và ... lấy vợ Nhật.
 Ăn cơm Tầu thì quá thường rồi, ở nhà lầu Âu Mỹ thì bạn tôi hiện nay ở một căn nhà bạc triệu, trong một khu sang trọng của thủ đô Mỹ Quốc còn “lấy vợ Nhật” thì bạn tôi cũng đã hưởng qua. Tôi thường nói đùa rằng “tao phục nó đã trả thù cho dân tộc thời bị Nhật thống trị, bỏ chết đói 2 triệu người Việt”.
 Với những kinh nghiệm trường đời như vậy gửi gấm lên trang sách tất nhiên phải đáng giá hơn 25 đồng bạc cờ hoa nhiều, và quả thật, tôi đã say mê bỏ trọn một đêm dõi theo những bước thăng trầm của một người lính chiến trong tác phẩm của Lê Thiệp. Gà gáy sáng canh năm, như giật mình tỉnh giấc nam kha, bàng hoàng giữa hai bờ chân, thực, tự hỏi bạn tôi vào trường Thủ Đức hồi nào mà được thăng cấp trung uý. Theo tôi được biết thì bạn tôi chỉ mang cấp bậc cuối cùng là binh nhì, sau khi hoàn tất 9 tuần cơ bản bộ binh ở Quang Trung.
 Phải vài phút định thần, vã nước lạnh vào mặt mớùi chợt hiểu nhân vật “tôi” trong tác phẩm không phải là Lê Thiệp mà là huynh trưởng của tôi Đỗ Lệnh Dũng.
À thì ra là thế, vì bạn tôi viết lôi cuốn quá nên tôi quên cái vướng mắc “technicality” của thể loại mà Lê thiệp gọi là ký sự nhân vật. Với nhân vật tự truyện xưng là “tôi”, giá mà bìa cuốn sách đề tác giả là “ Đỗ lệnh Dũng ” và dưới cái tên này có đề thêm “Lê Thiệp ghi” thì người đọc sẽ thoát được khỏi những “conflict reality-fiction” .
 Chuyện nhỏ thôi còn một chuyện nữa cũng nhỏ thôi. Đỗ Lệnh Dũng một người lính hẳn ông cũng phải biết một trong những quy luật đã thành “đạo nghĩa của chiến tranh” và là tư cách của một quân nhân, đó là “lòng kính trọng kẻ thù ”.
 ROT_RUOU_BOX_1-content Không có lòng tôn kính kẻ thù thì hành động chiến tranh sẽ mất ý nghĩa biểu tượng của những lý tưởng mà cả hai bên đã hi sinh, đổ máu để bảo vệ. Đúng, sai, thắng thua không quan trọng, nhưng lòng kính trọng kẻ thù phải là mẫu mực đạo đức của một chiến binh. Thiếu điều này thì chiến tranh sẽ chỉ là sự xâu xé của một bọn thú dữ, những anh hùng sẽ thành những tên cuồng sát.
 Có một phim mà phần lớn chúng ta đều đã coi qua đó là phim cầu sông Kwai, trong đó ông đại tá Nhậït dù đàn áp hung bạo để bẻ gẫy ý chí của đối phương là những binh sỹ Anh, nhưng không hề mất lòng kính trọng.
 Tương tự, năm 1946, trong lễ chính thức tiếp nhận lệnh đầu hàng, tướng Nhật Yuitsu Tsuchihashi tư lệnh lộ quân 38 của quân đội Thiên Hoàng và các sỹ quan Nhật, được đưa tới trình diện trong phòng hội. Khi tướng Lư Hán và tướng Mã bước vào ngồi xuống ghế chủ toạ, các sỹ quan Nhật chỉ đứng nghiêm và “hơi cúi đầu”, ghi nhận sự hiện diện của những kẻ mà cho đến phút này vẫn là đối thủ.
 Thế nhưng, sau khi đã đặt gươm mũ lên bàn để nghe Lư Hán tuyên đọc nhữõng điều kiện đầu hàng, sau khi tay đã ký vào văn kiện đầu hàng, thì toàn thể các sỹ quan Nhật đồng loạt “cúi rạp người xuống để chào”.
 Sự khác biệt trong giây phút giữa hai cái chào này cho ta bài học về sự kính trọng kẻ thù. Chính nhờ lòng kính trọng kẻ thù này mà nước Nhật cũng đã được Đồng Minh tương kính tương tự, và họ đã vươn lên từ đống tro tàn thành một siêu cường.
 Tôi muốn nhắc đến chuyện này vì cảm thấy hơi lợn cợn trong những trang đầu của cuốn sách, khi bạn tôi Lê Thiệp, cấp bậc cuối cùng là binh nhì trong quân lực Việt Nam Cộng Hoà mượn lời Trần Văn Trà để gọi đại tướng Võ Nguyên Giáp là “thằng ”.
 -Chỉ có anh Ba và hai đứa mình
 -Thằng Giáp, thằng Dũng có biết không...
 -Phe nó chỉ có hai thằng, dù là hai thằng vốn ghét nhau như chó...
 Phần trích dẫn nói trên là một hư cấu vào truyện, có thể đã dựa vào một tài liệu hoặc một hồi ký nào củùa phía bên kia, nhưng sự trình bầy lại trong cuốn sách của Lê Thiệp bỗng trở thành “out of context”, vì nó không đáp ứng cho nhu cầu dẫn nhập của câu truyện chính, mà chỉ phản ảnh một dụng tâm bất kính đối với mộât tướng lãnh huyền thoại và phải nói, đáng kính trọng trong lịch sử đấu tranh dành độc lập của dân tộc. (chính sử sẽ phê phán công tọâi của ông ta).
 Tất cả những nhà quân sự thế giới đều bầy tỏ sự kính trọng tướng Giáp, không chỉ vì tài quân sự mà còn vì đức độ và lý tưởng của ông. Mới đây, trong một cuộc phỏng vấn khi người ta ám chỉ Iraq sẽ thành một Việt Nam thứ hai, một tướng Mỹ hồi hưu đã gào lên: “But Iraq does not have general ZZAAP ”.(Nhưng Iraq không có tướng ZZAAP)
 ROT_RUOU_BOX2-contentGiả thử như miền Nam thắng miền Bắc, tôi là một anh trung úy xông vào bắt được tướng Giáp tại bộ tư lệnh của ông , tất nhiên tôi sẽ nghiêm chào nói: “tôi trung úy Hoàng Kiếm Nam, quân lực Việt Nam Cộng Hoà, xin đại tướng bàn giao thẩm quyền lại cho tôi”.
 Ông đại tá Bùi Tín đã không giữ được tư cách quân nhân của mình khi tiếp thu Dinh Độc Lập và gọi đại tướng Dương Văn Minh bằng các ông...
 Tất nhiên đây chỉ là một sơ xuất nhỏ vì trong nhiều đoạn sau đó, Lê Thiệp qua miệng trung uý Đỗ Lệnh Dũng, đã bầy tỏ sự cảm thông và kính trọng kẻ thù, khi mô tả người lính phía bên kia cũng chỉ là những người lính chiến có tình người như mình.
 Tôi đọc một lèo tác phẩm của Lê Thiệp nhưng nhà văn Ngô Đình Vận còn đọc kỹ hơn suốt hai đêm liền vàng võ, khi nghe tôi nói về chuyệân kính trọng kẻ thù thì Ngô Đình Vận cũng luận rằng “bạn và thù là hai yếu tố mà người ta phải rất cẩn trọng. Khinh thường kẻ thù thì sẽ bị đánh bại, khinh thường bạn bè thì sẽ mất bạn, vì người ta có thể ghét nhau, kình chống nhau, nhưng khi một trong hai phía khinh nhau, thì không thể chơi với nhau được nữa”.
 Trở lại với câu chuyện “Rót rượu xuống dòng sông” của Long ÂÂn, bây giờ thì tôi hiểu rồi, tình bạn là một dòng sông mà ông trân trọng rót rượu mời.
 Tình bạn là một dòng sông, từ một lúc nào đó, những nhánh nhỏ ân tình đổ vào con sông bằng hữu. Sông trôi mãi trong cuộc đời, giữa những ân tình mới vẫn là những ân tình xưa cũ chỉ làm sông thêm hùng vĩ, vững vàng qua những thác gềnh, qua những bến bờ, qua mùa nắng hạn, qua lúc mưa giông, sông chỉ đầy thêm không vơi, không thay lòng đổi dạ, sông bằng hữu đôn hậu, trung thành.
 Tôi vẫn hằng kính trọng và chân thành với dòng sông bằng hữu trong cuộc đời mình, và hơn bao giờ hết, giờ đây sông đã ra gần tới cửa biển rồi, sẽ như Đỗ Ngọc Yến, như Thanh Tâm Tuyền, như Nguyên Sa, như Hoàng Anh Tuấn... như ai nửa kìa... như Trịnh Công Sơn “về nơi cuối trời... làm mây bay.” Phải vậy không các ông Lê Thiệp, Nguyễn Đức Quang, Hoàng Khởi Phong....
 
 


 

 




 


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 36023)
Trong Mắt Bão Lịch Sử Một công trình nghiên cứu công phu lịch sử Việt Nam từ thời Trịnh Nguyễn phân tranh, qua giai đoạn 80 năm nô lệ, qua hai cơn bão lớn nhất thời đại Đệ nhất và Đệ nhị thế chiến, Nỗ lực đấu tranh dành độc lập của Việt Nam qua hai dòng cách mạng Nguyễn Thái Học và Hồ Chí Minh. Người Mỹ qua cơ quan tình báo chiến lược OSS và đại uý Patti. Việt Nam trong mùa cách mạng. Cuộc chiến giữa quan tư tình báo Pháp Sainteny và Hồ chí Minh, Từ bản tuyên ngôn độc lập tới Toàn quốc kháng chiến Đã đến lúc chúng ta phải nghiêm chỉnh dò đường về sử bằng tất cả tấm lòng ngay thẳng, chân thành, không thiên vị chao đảo bởi những thiên kiến thù hận
(Xem: 102593)
Chung thủy chỉ một vợ một chồng từ lúc trưởng thành cho đến phút biệt ly lìa trần. Ý trời hay ý chim? Dĩ nhiên phải là ý trời và vì sống theo ý trời nên chim “đạo đức” ngay thẳng có sẵn trật tự thiên nhiên... rõ ràng hiệu nghiệm hơn những giáo huấn hay dự luật gia đình của xã hội loài người. Qua bao thế kỷ, tình người vẫn điêu ngoa, gian dối, ngoại tình, ly dị, “ông ăn chả bà ăn nem”, “vợ cả vợ hai... cả hai đều là vợ cả” bất chấp phép vua hay lệ làng từ thời cổ đại đến văn minh. Phải chăng tiếng chim Cu êm ái là tiếng lòng thánh thót nên đẹp và trong sáng? Còn tiếng hát loài người “Yêu ai yêu cả một đời...” vừa nghe xong, chúng ta đã có ý nghĩ xấu vì mang đầy hoài nghi lẫn ngờ vực!
(Xem: 19192)
Ở Ấn Độ có thủ tục dùng hai ngón tay xâm nhập vào cửa mình người phụ nữ để thẩm định là cô ta có “quen thuộc “ với chuyện làm tình hay không.Nếu hai ngón tay ra vao đễ dàng, thoải mái, không cản trở” có nghĩa là nạn nhân đã quen thuộc với chuyện làm tình.!! không thể kể là bị hiếp? Một bác sỹ kiểm định y khoa tội phạm ở Bangalore cho rằng “bác sỹ có ngón tay to nhỏ khác nhau” .Hai ông bác sỷ sẽ có những nhận định khác nhau Chưa kể trời sinh “cái đó”của phụ nữ cũng khác nhau rất nhiều trong cùng một nòi giống nói gì thuộc những sắc dân khác nhau .Một anh bác sỹ Việt Nam dùng “hai ngón tay xinh xinh” với một phụ nữ gốc Phi Châu năng 200 pounds từng làm tình từ lúc 14 tuổi thì nhất định không thể có được bằng chứng để buộc tội hiếp dâm dù một vụ cưỡng bức tình dục đã diễn ra
(Xem: 18298)
Thịt chó ăn đậm đà hơn thịt heo. Nói theo kiểu Việt Cộng là “có chất lượng” hơn, tức là miếng thịt nhai trong miệng nghe như có lập trường, bền bỉ, bổ dưỡng, và “có cảm giác” hơn các loại chất đạm khác. Riêng đối với tôi thì đó là cái cảm giác gai gai, khiến nuốt xuốâng mà cứ như vương vướng ở cổ, phải chiêu ngay một ngụm đế Ông “Già Bật Ngửa” vốn là thứ mỹ tửu mãnh liệt của dân nhậu bình dân. Cái cảm giác vướng mắc này có thể bắt nguồn từ hai hình ảnh hay hai kỷ niệm đối nghịch nhau, một phía là sự khinh bỉ, kinh tởm, kỳ thị với loài chó, mặt khác là những tình cảm thương yêu, tin cẩn, và kính trọng
(Xem: 13797)
cái cung cách “cha nội” của Trịnh Cung là chuyện trời sinh, mặc dù thực chất và thực tài của đương sự thì cũng chỉ “thường thường bậc trung” thôi. Lâu lâu cho ông ta phán vài câu “bố con chó xồm” thì cũng chẳng chết thằng Tây nào, thí dụ như mới đây ông ta tuyên bố một câu xanh dờn là “bắt chước và nhái lại tranh của tôi (Trịnh Cung) đang là phong trào, như thế tôi đã tạo ra được một trường phái hộâi hoạ đấy chứ (trường phái Cung i dầm!!”ù.
(Xem: 14968)
Muốn nói tới sự hung hiểm, tàn bạo,vô lương tâm , dâm tà, con nguời thường dùng chữ Sài Lang. Người ta nói quân Sài Lang cướp nước, bọn Lang sói , bọn lòng Lang dạ thú.vv.. Nói về một nguời đàn bà (hoặc đàn ông) không chung thủy, vô đạo đức , dâm dục, thì gọi là quân Lang chạï. Một nguời mất nguồn gốc, không nhà không cửa thì gọi là là dân Lang bạt kỳ hồ, không màng tới quê hương đất tổ. ( con cho hoang trôi dạt khắp nơi) Làm một việc gì không định hướng thì gọi là Lang thang, Lang thang gọi chệch đi thì thành Lang bang. Nói năng láo lếu không tin được thì gọi là ăn nói Lang bang chi địa không biết trời đất là gì, con trai con gái tới tuổi làm “nhức đầu cha mẹ”, da mặt loang lổ chổ trắng chỗ đen thì gọi là lang beng, Ăn mặc bẩn thỉu đầu đường só chợ thì gọi là Lang Thang lếch thếch

GHI DANH NHẬN BẢN TIN
Nhập địa chỉ email.