0913_logo_copy

HANH TRINH BIEN DONG

17 Tháng Giêng 201312:00 SA(Xem: 21442)
Hành Trình Biển Dông

Một chặng của hành trình Lạc Việt




DONG DUY


day_tung_tham_luan_3jpec-content
 Đọc tư liệu của những nhân chứng sống trong Hành Trình Biển Đông nhiều lần, không lần nào tôi tránh khỏi không ứa nước mắt khi dõi theo từng mảnh đời trôi dạt trên biển khổ trên đường tìm tới bến bờ tự do.
 Là một người Việt Nam sống sót sau một cuộc chiến kéo dài hơn 20 năm trên quê hương, cá nhân tôi, cũng như nhiều thế hệ người Việt, ra đời trong bom đạn, lớn lên trong chiến tranh, từng có dịp chứng nghiệm không biết bao cảnh tang thương đổ nát, chết chóc hoặc chia lìa, nhưng chưa bao giờ tôi bị xúc động như lúc đọc Hành Trình Biển Đông. Nỗi xúc độâng nghẹn ứ tủi hờn, như một người bị bóp cổ đang dẫy chết mà biết rằng mình tha thiết sống hơn bao giờ hết.
 Lần đầu tiên đọc cuốn sách, cơn chấn động nhậân chìm tôi trong những đợt sóng đớn đau, bi phẫn và hoảng sợ đến độï tôi phải bỏ nửa chừng không thể đọc tiếp. Tôi hồ nghi về chính mình, về sự tàn độc của con người và ngay cả hồ nghi về những may mắn và hạnh phúc mà tôi đang hưởng trong cuộc đời riêng, để có thể trong êm ấm, vô tư đọc về những bất hạnh nghẹn ngào cûa “người khác”.
 Tôi không muốn dùng ở đây chữ đồng loại, hay đồng bào, vì những thảm kịch trên biển Đông mà tôi đang đọc, đã vượt quá thảùm kịch của một cá nhân, một dân tộc, để trở thành một dấu tích đen tối chung của nhân loại, của nhân tính vốn tiềm phục những mầm hung hiểm, lúc nào cũng sẵn sàng bùng dậy nếu không được kiềm toả.
 Thật vậy, thế kỷ 20 là thế kỷ của bạo hành. Như cách gọi của học giả Vũ Quang Hân thì đó là “thời đại âm phủ”, thời đại của những đao phủ thủ, những hung thần đại diện mặt trái hung hiểm củùa nhân tính, của những con người như Hitler, Stalin, nhữõng lò hoả thiêu, những Goulag lưu đầy ở Nga, đấu tố ở Trung Hoa và Việt Nam v.v..., hoặc những trận đói ở Phi Châu, ở Ấn Độ, ở Trung Hoa, ở Việt Nam giết chết nhiều triệu người, và hai trận đại chiến tàn phá toàn thể nhân loại.
 Qua những thảm kịch này tưởng chừng nhân loại đã học được mộït bài học lớn, về cái mặt trái đen tối của nhân tính luôn luôn phải được kiềm giữ, nhưng không, ngay trên đống tro tàn âm ỷ của đổ vỡ, tang thương này, người ta đã khởùi sự ngay nhữõng âm mưu để xô con người vào những thảm kịch mới với cuộc chiến tranh lạnh, trong đó, người ta đã đã một lần nữa lại âm mưu thủ tiêu niềm mơ ước công chính của người Việt, chỉ xin được sống trong một đất nước tự do thanh bình sau 100 năm chịu cảnh nô lệ, bóc lột. Người ta tiếp tục xô dân tộc này vào những tai họa mới của một cuộc đối đầu xa lạ, khó hiểu.
 Một nghìn chín trăm bốn mươi lăm, một cuộc chiến mới của nhữõng nhân danh man trá một lần nữa lại mở ra cho nhân loại. Nhân danh Dân chủ, Độc tài, Tư Bản, Cộâng Sản. Cuộc chiến nhân danh này mở đường cho việc trở lại của người Pháp tái chiếm thuộc địa Đông Dương, tiếp theo đó là cuộc chiến tranh Pháp Việt kéo dài 10 năm tàn phá từ 1945 tới 1954.
 Đất nước không một ngày yên nghỉ, dân tộc không mộât phút giây được thở không khí thanh bình no ấm, hơi thở hậïn thù của những nhân danh lại đã được thổi vào lòng dân tộc theo nhữõng cơn gió mát bên hồ Leman tại hội nghị Geneve đúng như dự kiến của Nguyễn Quốc Định, trưởng phái đoàn đại diện phe quốc gia “Chấm dứt cuộc chiến bằng việc chia đôi đất nước sẽ đưa tới một trận chiến khác”.
 Hết nô lệ thực dân, Việt Nam lại phảùi sống trong nô lệ của những nhân danh và hận thù. Hai mươi năm kế đó vẫn là chiến tranh và hận thù. Sông Gianh cũng không xa lắm sông Bến Hải. Ở hai bên bờ của sông Bến Hải, dù nhìn ở phía nào cũng đều chỉ thấy thù địch cần phải tiêu diệt.
HANHTINH_BIEN_DONG_BOX1-content Tháng 4 năm 1975, phe Cộng Sản toàn thắng trong nỗ lực chiếu cố miền Nam. Di sản của 20 năm tự đồng hoá với hậïn thù thật khó nguôi ngoai, dù những người kẹt ở lại hay quyết tâm ở lại quê hương vẫn tự nhủ thầm, bây giờ sẽ là giây phút mà mọi người phải hân hoan bừng tỉnh trong ngày hộâi lớn của tình tự dân tộc, vì cuối cùng, “chúng ta” đã có một đất nước độc lập, thống nhất. Những ngày sắp tới sẽ là chuỗi ngày hoan lạc trong thanh bình, thương yêu và dốc lòng xây dựng lại quê hương sau một nửa thế kỷ tàn phá.
 Nhưng không, sau đó là một chuỗi ngày tang thương không chỉ cho miền Nam mà cả miền Bắc nữa. Hận thù đã lẫn vào trong hơi thở và ngay cả kẻ chiến thắng cũng phải bám lấy thù hận để sống sót. Ngày hội lớn của dân tộc chưa tới, hơn một triệu trái tim và trí tuệ của miền Nam bị lùa vào những Goulag cải tạo, cả nước chìm trong đói khổ, ngu dốt, đàn áp, đầy đọa của một hình thức nô lệ mới.
 Với cái gọi là kế hoạch ngũ niên năm 1976 được chính thủ tướng Phạm Văn Đồng xác nhận: “nhà nước dự trù trong 4 năm sẽ đưa 4 triệu người từ những khu vực đông dân ở thành thị lên những vùng cao nguyên hoang vu” để gọi là tái phân phối nhân lực.
 Cũng như với thảm trạng ở những trại học tập, vùng kinh tế mới thực sự chỉ là dụng tâm thủ tiêu những thành phần, những thị dân của miềøn Nam mà Hà Nội biết rằng sẽ rất khó để lừa gạt. Bị bỏ đói ở thành phố vì không có hộ khẩu, không có công ăn việc làm người ta đành nhắm mắt đi kinh tế mới, nhưng tới nơi mới vỡ lẽ là ở nán lại nơi đó là chấp nhận một “bản án tử hình”.
 Đợt đánh tư sản vào tháng 3-1978 bồi thêm nhát chém cuối cùng trong việc thi hành “bản án bức tử người dân miền Nam”.
 Nơi đó là quê hương tôi và tôi đành phải bỏ nước ra đi, như câu thơ của Tô Thùy Yên “Người đi như cá theo con nước”.
Tính từ tháng tư năm 1975 tới cao điểm của đợt Exodus Việt Nam là năm 1996, đã có trên một triệu người đến được bến bờ tự do, trong số ước tính khoảng 1 triệu người khác bỏ thân trên những nẻo đường địa ngục, đường biển hay đường bộ, (chỉ là ước tính thôi, vì không ai bận tâm làm một cuộc điều tra hay thống kê chính thức số người bỏ mạng. Tuy nhiên người ta cũng cho rằøng tỷ lệ sống sót trong những chuyến vượt biển là 50/50).
 “Một sống hai chết”, như câu ngạn ngữ Việt Nam nhưng người ta vẫn quyết liệt “vào chết để tìm sống”. Những đợt thuyền nhân trên những con thuyền mong manh tơi tả vẫn tiếp tục tràn vào bờ biển của những quốc gia lân bang như Thái Lan, Mã Lai, Indonesia, Phi Luật Tân, mang theo với họ là cả một dĩ vãng đầy đọa trên quê hương, những kinh hoàng địa ngục trên biển cả hay trên đường bộ qua ngả Cambốt. Những mảnh dĩ vãng mà những người sống sót cố quyên đi, cố dấu, cố cười, cố sống nốt cuộc đời còn lại, nhưng nó vẫn lẩn quất đâu đó niềm đe doạ của môït lần đi qua 9 tầng địa ngục.
 Như câu chuyện làm ứa nước mắt của tác giả Đông Đoàn người đàn bà ôm con thơ oằn oại dưới tay bọn hải tặc xúc vật và người chồng bị chém gục trong vũng máu vì định liều thân cứu vợ con, như người đàn bà cắn đứt vú cho con hút chút sinh lực từ dòng máu tươi của mình trước khi buông xuôi sinh mạng cho thần chết.
Kể không hết được những thảm kịch kinh hoàng trên biển cả bão bùng, thuyền hư máy, hếât dầu, cạn đồ ăn thức uống, trôi dạt hai tháng trời, đói khát và chết lần lượt; “trời ơi hai con tôi chết rồi, anh em tôi chết rồi.... Ba ơi đừng ăn thịt con nhé...”.
 BoatPeople
Những thảm cảnh mà người đọc bắt gặp trong Hành Trình Biển Đông, chỉ là một phản ảnh biểu tượng của vô vàn tiếng kêu cứu vọng lên từ đáy mồ tuyệt vọng của những thuyền nhân Việt Nam, một triệu người sống sót là một triệu bằng chứng đau thương của những con người liều mạng ra biển khơi, trong nhữøng con thuyền chạy sông èo uột, nhỏ hơn 9 thước, chất chứa hàng trăm nhân mạng, điều khiển bởi những tài công không có kinh nghiệm hải hành viễn duyên, thiếu chuẩn bị vì phải ra đi trong lén lút, bị bỏ tù, bị xả súng bắn bỏ, bị làm tiền nếu bị bắt lại.
 Thống kê của phủ Cao Uỷ Tị Nạn Liên Hiệp Quốc cho thấy trong thời gian 3 năm từ 1981-1983, trong số những tầu may mắn dạt tới Thái Lan (không kể thuyền tới Mã Lai) đã có từ 56%-77% thuyền tị nạn ít nhiều bị hải tạc tấn công. Trong 3 năm nói trên 19.679 người tới Thái Lan có 768 người bị giết chết, 863 phụ nữ bị hiếp, trong đó 489 phụ nữ bị bắt cóc mang đi sau khi bị hiếp, 596 người bị mất tích trên biển cả...
 Thật ra hải tặc trong vùng vịnh Thái Lan không phải là chuyện mới lạ. Vùng biển Nam Thái Lan từ trước đây đã là một khu vực tràn đầy cướp biển, đặc biệt là vùng Nam Thái, tiếp giáp giữa Thái và Mã Lai. Khu vực này trong một quy chế bán tự trị mà sự kiểm soát của chính phủ Thái rất yếu kém, do những xung đột của một số dân Thái, Mã theo Hồi Giáo. Đây là một khu vực mà Thái Lan không dám đụng đến, nên chỉ duy trì một tình thế mu mơ, khiến tạo thành một chính quyền địa phương cực kỳ tham nhũng, dung dưỡng đủ mọi loại tội ác, từ buôn lậu tới hải tặc.
 Trong vùng Songkhla hay Phuket, biên giới Thái Mã với hàng trăm đảo nhỏ, tình trạng bỏ ngõ của cả hai chính phủ đã biến khu vực này thành sào huyệt lý tưởng của bọn cướp biểân, lẫn lộn với ngư dân rất khó kiểm soát trong số 50.000 thuyền đáng cá nhỏ của Thái. Nhiều tầu cướp biển có võ trang còn mạnh hơn cả những tầu tuần của chính quyền địa phương.
 Ngay sau khi phe Cộâng Sản toàn chiếm miền Nam, người Việt đã bắt đầu tìm cách ra đi nhưng số lượng còn nhỏ, trong 3 năm đầu từ 30-5-1975 cho đến tháng 5-978, có khoảng 30.000 người, nhưng cũng với cao trào vượt biên là cao trào hải tặc.
 Những báo cáo, những nhân chứng sống về sự tàn bạo như ác quỷ địa ngục củùa bọn hải tặc Thái Lan là những tiếng kêu cứu trong tận cùng tuyệt vọng củùa thuyền nhân Việt Nam vang vọng khắp nơi, làm nhức nhối lương tâm nhân loại dù những quốc gia hệ luỵ tới vấn đề thuyền nhân như Thái Lan, Mã Lai hoặc ngay chính Hoa Kỳ vẫn cố bịt tai nhắm mắt.
 Phải đợi tới cuối năm 1980 tức là ở cao điểm của nhữõng đợt thuyền nhân, cũng là cao điểm lộâng hành của bọn hải tặc, mộât chương trình chống hải tặc đầu tiên được thực hiện giữa chính phủ Thái và Hoa Kỳ, với một ngân khoản tài trợ hèn mọn là 2 triệu Mỹ kim, để trang bị cho chính phủ Thái hai phi cơ quan sát, đóng một số thuyền tuần tiểu và chi phí điều hành !!...
 Rõ ràng là người ta chỉ làm lấy lệ vì sau đó chương trình này bị khai tử khi chính phủ Thái đòi viện trợ thêm 30 triệu. Để cứu vãn, chương trình chống hải tặc được nối tiếp với sự vận động của Cao Ủy Tỵ Nạn, nhờ sự đóng góp của 12 quốc gia nâng tổng số ngân khoản lên thành 3.7 triệu. (giá một chiếc chiến đấu cơ F 16 là 18 triệu Mỹ kim). Ngoài ra Thái cũng được trang bị 3 tầu tuần, 3 tầu đánh cá, ba tầu giả làm thuyền nhân để gài bẫy, Lực lượng tuần duyên tí hon này dùng để kiểm soát 18.000 dậm vuông vùng biển trải rộng từ biên giới phía Nam với Mã Lai tới vùng gần phía Nam mũi Cà Mâu. Hải và không quân Thái không hề được đề cập tới trong chiến dịch này.
 Một lần nữa đây cũng chỉ là làm cho có, thiếu tiền, thiếu phương tiện và thiếu cả thiện chí của chính phủ Thái. Ba tầu tuần và phi cơ không hoạt động ban đêm, khi trời xấu, khi phi cơ phát hiện tầu bị tấn công, phải vài tiếng sau tầu tuần mới tới, đủ thời gian để bọn hải tạc tẩu thoát và việc làm biên bản cũng là chiếu lệ, chỉ có một máy chụp hình 35 ly, không có nổ lực nào để kịp thời truy lùng thủ phạm.
Ngay cả sau đó, năm 1982 quy ước về luật biển của Liên Hiệp Quốc có đòi hỏi là “các quốc gia phải hợp tác tối đa trong việc thanh toán nạn hải tặc trên biển cả”û, đại nạn này vẫn không giảm bớt.
 Nó không giảm bớt chính yếu vì Thái Lan không chủ tâm giải quyết, với lý do là chính họ cũng bất lực trong việc chế tài các hoạt động phạm pháp, trong khu vực mà sự căng thẳng giữa những nhóm dân Mã Lai theo đạo Hồi, và những người Thái theo đạo Phật. Bạo loạn vì chủng tộc cũng đang xẩy ra trong khu vực.
 Tiềm ẩn nhưng không kém phần ảnh hưởng là thái độ kình chống truyền thống giữa Việât Nam và Thái Lan trong ý định của cả hai nước, nhằm khống chế hoặc gây ảnh hưởng hai tiểu quốc Ai Lao và Cam Bốt.
Thái độ kình chống này được ngấm ngầm khích độâng để biến thành những hành động bạo hành, mang vẻ hận thù chủng tộc của bọn hải tặc như bắn bằng súng tiểu liên, chém bằng mã tấu, tra tấn, bẻ răng lấy vàng, bắt cóc đàn bà bán cho độâng mãi dâm, hãm hiếp vợ trước mặt chồng, đâm thủng thuyền, lấy máy tàu. Ngay cả khi đã vào được trại, người ty nạn Việt Nam cũng chưa thoát khỏi bị đầy đọa, tước đoạt nhân phẩm bởi chính những viên chức Thái điều hành trại. Đánh đập, nhục mạ người ty nạn là chuyện xẩy ra hàng ngày, như sự mô tả của thuyền nhân được ghi lại trong Hành Trình Biển Đông:
 “Những tên cai quản trại là những con thú đội lốt người, tàn bạo, mất nhân tính, hành động quái gở, thù hận, như bắt thuyền nhân há miệng cho chúng nhổ vào, bắt hút cần xa ma tuý, bắt khoả thân tập thể, cho đỉa hút máu trong ruộng rau muống, bắt hít đất miệng la to Việt Nam ngu, bắt những cô gái xinh đẹp để hành lạc”.
 Tháng 12-1978 Việt Nam tấn công ở Cam Bốt, kiểm soát nước này qua chính phủ bù nhìn Heng Sarim. Thái Lan hoảng hốt thấy nguy cơ Việt Nam đã được đẩy tới ngưỡng cửa của mình, nhất là sau mộït vài đụng độ ở khu biên giới làm dân tỵ nạn Cam Bốt tràn sang Thái ào ạt. Kể từ đây, tâm lý thù hận người Việt bắt đầu được thả lỏng, ngấm ngầm hoặc công khai, được những giới chức Thái ủng hộ trong các trại ty nạn, hoặc ngó lơ trong công tác ngăn chặn hải tăïc. Hải tặc gián tiếp trở thành một công cụ để trả thù Việt Nam và ngăn chặn người tỵ nạn vượt biển.
 Cuộc chiến Cam Bốt là giọt nước tràn ly trong quan hệ Hoa Việt, vì không những nó chứng tỏ rằng Việt Nam muốn ngăn chặn đế quốc Trung Hoa lan rộâng từ Bắc kinh tới Sigapore, mà cũng chứng tỏ là Việt Nam muốn triệt tiêu thế lực kinh tài của Trung Hoa được gài lại từ 1945, khi Tưởng Giới Thạch ký hiệp định Trùng Khánh trả lại Bắc Việt cho người Pháp.
 Không lâu trước vụ tấn công Cam Bốt, tháng 3-1978, Việt Nam mở những đợt đánh tư sản mại bản, mà những thành phần tư bản gộc chính là thế lực tài phiệt người Hoa ở miền Nam.
Để chứng tỏ uy quyền, Trung Hoa xua quân dậy Việt Nam một bài học.
 Trận chiến ngắn ngủi răng cắn môi không giải quyết được gì ngoài việc biến những người Việt gốc Hoa và những Hoa Kiều thành những phần tử đáng nghi ngờ, một thứ con ghẻ, tượng trưng của phảùn bội và bá quyền Trung Hoa.
 Những cơ sở thương mại của người Hoa bị tịch thu, thẻ hộ khẩu bị tịch thu, công nhân viên bị đuổi việc, trẻ con không được đi học.
 Ngoài việc xiết gọng kìm kiểm soát kinh tế, đe doạ, Việt Nam lộ rõ ý muốn đuổi mọi người Hoa khỏi nước. Kết quả một số quan trọng người Hoa, Việt gốc Hoa tràn ngược trở lại sang biên giới Hoa Việt, một số khác đuợc nhà cầm quyền Việt Nam ngầm khuyến dụ rời khỏi Việt Nam, qua chính sách tước đoạt tài sản gọi là ra đi bán chính thức. Những người Hoa ở miền Nam cũng ào at ra đi dưới dạng bán chính thức như ở miền Bắc và đổ vào vùng Thái Lan hay Mã Lai.
 Trong năm 1978 Việt Nam trục xuất bán chính thức 745.000 người Hoa và những đợt ra đi bán chính thức này tiếp tục gia tăng trong năm kế đó.
Không những thế, kể từ sau trận chiến Hoa Việt, số những tù nhân cải tạo được phóng thích cũng gia tăng và việc đầu tiên của những người trở về từ địa ngục này là tìm cách ra đi dù bán chính thức hay đi chui.
Những đợt người Hoa có lẫn cả người Việt bỏ nước ra đi hầu như công khai và ào ạt này tạo thành nhiều hệ luy bất ngờ về kinh tế cũng như chính trị, nhất là tạo một vài dư luận sai lầm về “tư cách ty nạn chính đáng của những thuyền nhân.”.
 Đầu năm 1979, phó thủ tướng Mã Lai Mahathir Mohamed cho biết sẽ trục xuất 76.000 thuyền nhân đã dạt tới nước này, sẽ kéo thuyền tỵ nạn, bỏ chếùt ngoài khơi hoặc sẽ bắn bỏ “shoot” những thuyền nhân nào xâm phạm lãønh thổ Mã.
 Thái độ cứng rắn của Mã Lai không chỉ vì vấn đề tỵ nạn đột nhiên vượt quá khả năng chuẩn bị của chính phủ địa phương, mà chính yếu vì Mã không muốn làm thay đổi sự ổn định bấp bênh trong nhân số người Hoa và người Mã tại vùng biên giới phía Nam Thái Lan.
 Phía chính phủ Thái, hùa theo thái độ của Mã Lai cũng tăng cường mức đàn áp, đầy ải, xỉ nhục những thuyền nhân trong các trại tạm trú, mặt khác cấm không được cứu vớt những thuyền nhân, xuôi tay, nhắm mắt , gián tiếp khuyến khích bọn hải tăïc lộng hành như một phương pháp đe doạ để ngăn chặn việc ra đi của các thuyền nhân. Tuần duyên Thái không hoạt động, không cứu vớt, không một tên hải tặc nào bị đưa ra xét xử và trừng trị.
 Thêm một hành động liều chết nữa, các thuyền tới được bờ biển phải tự đục thủng đánh chìm để không bị kéo ra khơi. Sau nhiều ngày bão tố, đói khát, kiệt lực trên biển, nhiều người tử nạn ở ngay ngưỡng cửa của vùng trời tự do.
 Tin tức về những hành động hiếp đáp cuồng bạo của hải tặc Thái, và cảnh những con tầu tự đánh đắm để đám người tỵ nan tơi tả, đàn bà, trẻ con nhào xuống biển lội vào bờ, được loan truyền trong dư luận và truyền thông thế giới như đài BBC, Voice of Ameria, Radio Australia, cũng như tin tức cá nhân qua thư từ của những người đi trước tràn ngập Việt Nam, nhưng vẫn không thể ngăn được những người quyết tâm tìm tự do.
Một nữ thuyền nhân cho biết trước khi ra đi đã nhận được thư của người bạn cho biết cô ta từng bị hiếp 70 lần, bị bắt cóc mang đi 12 ngày, tiếp tục bị hãm hiếp và cuối cùng bị vứt xuống biển.
 Một vài tuần sau việc doạ bắn bỏ những thuyền nhân tỵ nan làm cả thế giới xững sờ, chính phủ Mã Lai đổi giọng, chữa lại là họ sẽ “Shoo” (xua đuổi) thuyền nhân thay vì bắn bỏ “Shoot” như lời phát biểu của phó thủ tướng Mã.
 Shoot đổi thành Shoo làm người ta bớt lo một chút, nhưng thái độ vô nhân đạo của hai chính phủ Thái Mã đã đủ mạnh để giựt điện các quốc gia văn minh Tây Phương. Thủ tướng Anh lúc đó là bà Margaret Thatcher gửi công hàm cho tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kurt Waldheim yêu cầu triệu tập một hộâi nghị quốc tế, để giải quyết cuộâc khủng hoảng tỵ nạn Đông Dương.
 Mục đích tiên khởi của bà Thatcher không gì hơn là triệu tập một hội nghị quốc tế để lên án Hà Nội, nhưng đồng thời cũng lưụ ý về việc cần phải xúc tiến mạnh hơn vấn đề tái định cư người tỵ nạn.
Ngày 20-7-1979 Liên Hiệp Quốc triệu tập một hội nghị ty nạn Đông Dương với sự tham dự của 65 quốc gia, trong đó Viẹt Nam cũng tham dự và được cho biết là họ sẽ không bị mang ra làm tội.
 Có một chút mỉa mai vì hội nghị Geneve này đã diễn ra trong cái bóng đen tuyệt vọng của một hội nghị tương tự về tỵ nạn đã diễn ra ở Evian bên kia hồ Leman trên phần lãnh thổ của Pháp vào năm 1938, để tìm cách giải quyết vấn đề những người Do Thái tỵ nạn Đức Quốc Xã.
 Trong hội nghị này, người Anh nói nhiều, lớn miệng nhưng chỉ chịu nhận môït số rất ít người tỵ nạn Do Thái, do đó, hội nghị coi như thất bại hoàn toàn.
Thái độ đạo đức giả của những quốc gia Tây Phương một lần nữa đã được chính đại diện của Mã Lai nêu lên như sau:
“Tây Phương ngoài miệng nói rằng đây là vấn đề người “tỵ nạn Đông Dương” nhưng lại cư xử với họ như những người “di dân”.
 Thí dụ, măc dù Hoa Kỳ có gia tăng giới hạn định cư tại Mỹ và luôn luôn khẩn thiết kêu gọi cho định cư người tỵ nan, nhưng chính Hoa Kỳ “chỉ thu nhận người ty nạn theo một số tiêu chuẩn lựa chọn” đó là những người có thân nhân gần đang sống ở Mỹ, những người từng làm việc với công ty hoặc chính phủ Hoa Kỳ, quân cán chính Việt Nam Cộng Hoà.
Sự ấn định và phân biệt tiêu chuẩn này mang tính chất những lựa chọn di dân thay vì đối xử đồng đều trong khuôn khổ định nghĩa về người ty nạn nói chung.
 Người Anh, thêm một lần nữa, tương tự như tại họi nghị Evian 60 năm trước, chỉ chịu nhận 4000 tỵ nan. Ngoại trưởng Anh Lord Carrington sau khi viếng các trại ty nạn từ Hồng Kong đến Mã Lai mới quyết định nhận thêm 10.000 người nữa.
 Tuy không thành công lớn, nhưng với sự đóng góp quan trọng của Hoa Kỳ, đã có “thêm” 260.000 người ty nạn được hứa hẹn cho định cư trên toàn thế giới.
Cũng tại hội nghị Geneve 1979 về tỵ nạn này người ta đặt vấn đề là cần phải giải quyết vấn đề từ căn nguyên, mà căn nguyên tất nhiên là những trách nhiệm mà Hà Nội phải gánh chịu trước công luận thế giới. Hà Nội đã làm gì khiến chính người Việt phải ào ạt bỏ nước ra đi, và trách nhiệm khác là sự chủ tâm của chính phủ Việt Nam trong chính sách ruồng đuổi người Hoa, sau khi đã bóc lột hết tài sản của họ.
 Tuy nhiên, nếu bây giờ kêu gọi hay áp lực Hà Nội triệt để cầm giữ, ngăn cấm người ra đi tìm tự do, tìm lẽ sống thì cũng không khác gì kêu gọi Đức Quốc Xã ngăn cấm người Do Thái bỏ trốn, kêu gọi lính Đông Đức xả súng vào những người Đông Đức leo qua tường Bá Linh tìm tự do, hay kêu gọi Fidel Castro đánh chìm những thuyền ty nạn trốn khỏi Cuba.
 Hà Nội tuy không bị mang ra đàn hạch nhưng đã hiện diện trong hội nghị này với một tư thế khó chịu và bỉ mặt, vì chối cãi là họ không có trách nhiệm gì trong cao trào vượt biên nhưng thực tế một chính quyền đã làm những điều gì đủ ghê gớm để môït số quá đông dân của mình phải bỏ nước ra đi.
 Lập luận của phái đoàn Việt Nam tuy đáng buồn cười nhưng cũng minh xác thêm một điều là người ta đã bỏ ra đi “vì những lý do chính trị”, trong đó, sự can dự tích cực của người Mỹ tại Việt Nam trong cuộc chiến đã tạo thành một khối quần chúng với “quan điểm chính trị không thể dung nạp với chế độ Công Sản” hiện hữu tại Việt Nam. Nói khác đi theo đại diện Hà Nội thì: “Biến cố giải phóng miền Nam đã diễn ra quá mau chóng khiến nhiều người không thể rời khỏi nước được... Chính phủ Hà Nội không trục xuất những người tỵ nạn, trái lại, họ đã bỏ ra đi chính yếu vì những lý do chính trị.”
 Nhận xét “bỏ đi vì không được tự do sinh hoạt chính trị” khiến người ta cho rằng cuộc vượt thoát (exodus) khỏi Việt Nam sẽ không thể ngừng lại được, vì với 20 năm nghe tuyên truyền và tự đồng hoá thành một tiền đồn chống Cộng ở Đông Nam Á, không đội trời chung với chủ nghĩa Công Sản vô thần, độc tài v.v... 20 triệu người dân miền Nam khó có thể một sớm một chiều thuận theo Cộng Sản được, và người ta cũng dự trù là: “sẽ có thêm hai triệu người nữa đang chuẩn bị ra đi”. Con số này có thể là ám chỉ số quân cán chính đã hoặc đang bị tù cải tại và gia đình, hoặc những người có liên hệ với Hoa Kỳ trong cuộc chiến.
 Ước tính có thêm 2 triệu tỵ nạn nữa làm mọi người phát hoảng và sau cùng người ta đi đến một giải pháp gọi là “Ra đi trong trật tự”.
Ra đi trong trật tự thật ra chỉ là sự chối bỏ nghĩa vụ với những người tỵ nạn và biến nó thành môït kế hoạch di dân có kiểm soát.
 Hà Nội được kêu gọi tăng cường việc ngăn chặn và đồng thời với “ra đi trong trật tự”, người ta bắt đầu làm khó nhữõng người liều chết vượt biển với những đợït thanh lọc khó khăn hơn để quy định, phân hạng ai là “tỵ nạn chính trị, ai là tỵ nạn kinh tế”.
 Việc Hà Nội đồng ý tăng cường nỗ lực ngăn chặn người ra đi và việc Tây Phương áp đặt tiêu chuẩn tỵ nạn chính trị hay kinh tế gay gắt hơn, đã thành công trong việc làm nản lòng những người muốn ra đi, con số người đến Mã Lai trong tháng 7 giảm từ 20.000 xuống còn 5000.
 Mặt khác, sau khi quyết liệt không giảùi quyết việc định cư cho những thuyền nhân bị liệt vào hạng tỵ nạn kinh tế, người ta mở chiến dịch khuyến khích tự nguyệân hồi hương đối với những người đã sống quá lâu trong tình trạng tù giam lỏng vô thời hạn ở các trại ty nạn, đặc biệt là Hồng Kông.
 Đấn đây, môt câu hỏi lớn cần được đặt ra là có phải những người vượt biển từ Việt Nam là những người tỵ nạn kinh tế hay không.
Người ta phải tìm một câu trả lời thoả đáng và trung thực vì đó là sự “trả lại danh dự và nhân phẩm” cho những người đã phải gạt nước mắt, chấp nhận mọi khổ hình, mọi hiểm nguy để bỏ quê cha đất tổ ra đi.
Câu trả lời thực ra đã tìm thấy ngay trong những thảm kịch được ghi lại trong Hành Trình Biển Đông, và sau đó là trong chính định nghĩa pháp chế về người tỵ nạn chính trị của Liên Hiệp Quốc.
Thật ra rất khó để có một định nghĩa định chuẩn về hai chữ “tỵ nạn” trong quan điểm quốc tế công pháp, và từ 1922 tới nay người ta đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về danh từ này.
 Tuy nhiên có thể tạm dựa vào một định nghĩa khá đầy đủ trong quy ước ty nạn được đưa ra năm 1951, theo đó:
 “Ty nạn là những người có lý do vững chắc để tin rằng sẽ bị sát hại (persecuted) vì những lý do như chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, hoặc là thành viên của một tập thể hay khuynh hướng chính trị, hiện đang sống bên ngoài lãnh thổ quốc gia (mà đương sự mang quốc tịch) mà vì sợ hãi, hoặc không muốn nạp mang để bị sát hại bởi tổ quốc chính của mình, hoặc những người không có quốc tịch, đang có mặt bên ngoài quốc gia mà trước đó họ là thường trú nhân (đã rời khỏi nước) nhưng vì sợ hãi, hoặc không thể, hoặc không muốn trở về ”.
 Nói gọn lại một người ty nạn cần hội đủ những tiêu chuẩn như sau:
1/ Sợ bị tàn sát vì khác biệc tôn giáo chính trị, chủng tộc.
2/ Sống bên ngoài lãnh thổ mang quốc tịch hay là thường trú.
3/ Sợ hãi chính đáng, do một biến cố chính trị, không muốn hoặc không được bảùo vệ bởi quốc gia mà họ bỏ đi.
 Quy ước về tỵ nạn năm 1951 được coi là đầy đủ nhất và hầu như được thừa nhận phổ quát bởi nhiều quốc gia. Tháng giêng 1982, một quy tắc bổ túc lại được 92 quốc gia thông qua trong đó người ta cho rằng vì đã không có những luật lệ chính thức từng được áp dụng, hoặc một định nghĩa của từ “Refugee” nên định nghĩa về tỵ nạn trong quy ước năm 1951, được coi như là một tiêu chuẩn chính thức.
 Nhìn vào những quy định trong quy ước tỵ nạn 1951 như nêu trên, người ta sẽ thấy ngay là những người sinh sống trên lãønh thổ Việt Nam Cộâng Hoà, có quốc tịch hay thường trú, và đã rời khỏi Việt Nam tất nhiên phải là những người tỵ nạn chánh trị, vì họ thực sự có đủ bằng chứng đãø bị sát hại, bị đàn áp vì lý do chính trị, bị kỳ thị về chủng tộc và tôn giáo, bị giam cầm, bị lưu đầy, bị bỏ chết đói (cắt hộ khẩu, cho đi kinh tế mới) v.v...
 Điều kiện đầu tiên của ty nạn là phải có lý do vững chắc để sợ rằng sẽ bị giết hại, làm người ta mường tượng tới những vụ tàn sát của Đức Quốc Xã với người Do Thái, hay vụ thảm sát kinh hoàng của người Nhật trong đệ nhị thế chiến (được biết đến trong tên gọi “Vụ cưỡng hiếp Nan Kinh, the Rape of Nan Kinh” trong đó, chỉ trong tám tuần lễ, lính Nhật, đâm chém, đốt, phá, cưỡng hiếp, tàn sát 300.000 người Tàu).
 Thực tế đã không có một cuộc “tắm máu” như hình ảnh người ta dự liệu năm 1975, nhưng cũng trong thực tế, hàng triệu người dân Miền Nam, nhất là những người có liên hệ trực tiếp tới chính quyền, quân đội VNCH đã bị “persecute” trong một cái chết chậm chạp và đau đớn từ tinh thần tới thể chất, trong một cuộc sống bị đập nát, tuyệt hi vọng và bị đe doạ thường trực. Chối bỏ tư cách tỵ nạn chính trị của thuyền nhân Việt Nam thì cũng tương tự như nói rằng vụ thảm sát cuồng bạo ở Nan Kinh không hề xẩy ra. Hiện nay, dù với bao hình ảnh, bao nhiêu lời khai cúa các nhân chứng sống, vẫn có những người Nhật chối bỏ rằng “The rape of Nan Kinh” không hề xẩy ra!!!.
 Tư cách và những thảm kịch của thuyền nhân vượt biển tìm tự do là những sự kiện không thế chối cãi được qua hàng triệu nhân chứng. Đó cũng là những điều mà lịch sử sẽ phê phán giới lãnh đạo Việt Nam trong giai đoạn hậu 1975.
 Điều 31 khoản 1 của quy ước tỵ nạn có ghi rõ: được gọi là tỵ nạn những người đến từ những lãnh thổ nơi mà đời sống và tự do của họ bị đe doạ. Đối với một triệu quân dân cán chính miền Nam bị lùa vào các trại tù học tập và gia đình họ bị kỳ thị, bị bỏ chết đói bên lề xã hội, thì tình trạng của họ đã vượt quá việc bị đe doạ.
 Điều 33 khoản 1 nói về những lãnh thổ (quốc gia) mà đời sống của người tỵ nạn hoặc tự do của họ bị đe doạ vì kỳ thị chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, vì họ là thành viên của một nhóm xã hội, quan điểm chính trị.
Cuộc nội chiến tàn bạo kéo dài trên 20 năm ở Việt Nam, với những nỗ lực tuyên truyền từ hai phía, trên thực tế đã biến hai miền Nam Bắc thành hai quốc gia, hai nhóm chủng tộc, hai quan điểm chính trị thù hận, ghê sợ lẫn nhau. Đây cũng là một sự thật không thể chối cãi, nhất là thái độ của dân chúng hai miền Nam Bắc trong những năm đầu, sau khi phe Cộng Sản toàn chiếm miền Nam. Nếu không phải là toàn thể dân chúng miền Nam thì ít nhất vài triệu thị dân trong các thành phố là đối tượng cần phải tranh thủ, cần phải khống chế tư tưởng để thuần phục chế độ mới.
 Chính sự khống chế tự do này mới thực sự là yếu tố xô người ta ra biển khơi. Chính sự tước đoạt nhân phẩm, cắt đứt mọi cơ may sống còn căn bản củùa một con người đã khiến người ta phải bỏ nước ra đi với những hi vọng mỏng manh nhất.
 Đó cũng là lý do mà Hành Trình Biển Đông đã gào lên lời phản kháng “ Trả lại danh dự cho chúng tôi, vì chúng tôi, những thuyền nhân, chính là tấm gương phản chiếu chút lương tâm cuối cùng của nhân loại”

 

Ngó lại phía sau, nhìn về phía trước

 Vấn đề tỵ nạn và thuyền nhân hiện đã chấm dứt, chính yếu vì sự cải thiện tự do bắt đầu nhen nhúm từ lúc chấm dứt cuộc chiến tranh lạnh, đưa tới sự xụp đổ của Liên bang Sô Viết. Việât Nam theo gương Nga Sô tự cởi trói thoát ra khỏi vòng kiềm toả của cuộc chiến nhân danh, để hé dần cánh cửa tù ngục. Các trại ty nạn lần lượt đóng cửa thay thế vào đó là các chương trình đoàn tụ và ra đi trong trật tự.
 Tang thương cũ đã qua nhưng vết sẹo oán cừu còn đó. Nếu mang định mạng mỗi con người trong Hành Trình Biển Đông đặt trong định mang chung của dân tộc thì niềm đau có vẻ như nhỏ lại nhưng nếu thu ngược lại trong từng mảnh đời riêng lẻ thì nỗi đau, nối hận, nỗi oán cừu lại như nổ ra phủ kính toàn vũ trụ.
 Những đớn đau thảm kịch xé ruột gan của từng cá nhân, từng mảnh đời ghi lại trong Hành Trình Biển Đông ghê gớm quá, khủng khiếp quá khiến những người may mắn bên ngoài những tang thương mất mát này không thể nói gì hơn là chỉ xin được kính cẩn cúi đầu chia xẻ và chân thành tự hỏi nếu được phép nói lên lòng mình thì chúng ta sẽ nói gì đây, sẽ phải làm gì để nhẹ bớt nỗi oan cừu bi hận này.
 Nếu được phép chia xẻ, tôi chỉ muốn nói một điều là cho đến phút này chúng ta vẫn còn sống, vẫn sống sót, và nhữõng thế hệ său chúng ta vẫn tiếp tục sống, như ông cha chúng ta từng đã sống sót và tồn tại qua bao thăng trầm, bao nhiêu thảm kịch của lịch sử . Có lẽ cách tốt nhất để làm nhẹ đi nỗi đau là mang thân phận riêng lẻ của mọi con người Việt Nam, dù vinh quang hay tủi hờn, hạnh phúc hay khốn khó, góp phần trong dòng định mạng chung của dân tộc, để chúng ta cùng nhau chia xẻ, gánh vác như câu thơ của thi sỹ Viên Lính “ Hi vọng ta còn tiếng khóc chung” 
Vì thế, phải chăng bây giờ cũng là lúc mà người ta phải có can đảm nhìn lại để kịp thời ghi thêm môït đoạn đường nữa trong Hành Trình Lạc Việt.
 Từ môt huyền sử xa xưa tổ tiên người Việt đã khởùi đi từ mộït hành trình dựng nước trên 4000 năm, không thiếu đau thương, chia lìa, uất hận nhưng cũng không thiếu vinh quang, nhất là khưng thiếu hi vọng. Quan trọng hơn cả là chúng ta vẫn tồn tại qua bao thăng trầm của dòng lịch sử và vẫn là những người Việt Nam dù ở phương trời nào của thế giới.
 Đọc Hành Trình Biển Đông và nếu có dịp được gập những thuyền nhân như XYZ hay bất cứ một thuyền nhân nào tôi chỉ xin được nói “ Cám ơn anh, cám ơn chị, đã cố sống sót để ghi lại một đọan đường bi thảm của lịch sử, để con cái chúng ta học bài học quá khứ này và hi vọng tránh được những thảm kịch mới trên con đường tiến vào tương lai”







 


 



 


 

 






 


 







 



 



 




hững thảm kịch trên biển Đông đối của những thuyền nhân Việt Nam chính là một tấm gương để nhânï loại nhìn vào đó thấy được khoảng tăm tối hung hiểm trong dung nhan của mình.





 


 
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 36090)
Trong Mắt Bão Lịch Sử Một công trình nghiên cứu công phu lịch sử Việt Nam từ thời Trịnh Nguyễn phân tranh, qua giai đoạn 80 năm nô lệ, qua hai cơn bão lớn nhất thời đại Đệ nhất và Đệ nhị thế chiến, Nỗ lực đấu tranh dành độc lập của Việt Nam qua hai dòng cách mạng Nguyễn Thái Học và Hồ Chí Minh. Người Mỹ qua cơ quan tình báo chiến lược OSS và đại uý Patti. Việt Nam trong mùa cách mạng. Cuộc chiến giữa quan tư tình báo Pháp Sainteny và Hồ chí Minh, Từ bản tuyên ngôn độc lập tới Toàn quốc kháng chiến Đã đến lúc chúng ta phải nghiêm chỉnh dò đường về sử bằng tất cả tấm lòng ngay thẳng, chân thành, không thiên vị chao đảo bởi những thiên kiến thù hận
(Xem: 54197)
Tri huệ Ba La Mật Đa (đáo bỉ ngạn,... A lại da thức tàng chứa những chủng tử quá khứ , hiện tại và vị lai, mầm của mọi hiện hữu, từ tinh thần tới vật chất , động cơ tiềm ẩn thúc đẩy mọi thị hiện trong hiện kiếp được ghi trong các chủng tử Á Châu gọi là cuốn sách trời (Thiên thư). Phải chăng Higgs Boson chính là những chủng tử đầu tiên hay cái mầm của hiện hữu?. Hiện hữu chợt có khi có một đột biến làm tan vỡ "sự đối sứng tuyệt đối" của không thời gian Space time .World line là sự "tiến hành" của những "vật thể di động" trong không không gian ba chiều nếu theo rõi trong cảnh giới 4 chiều ( khi thêm chiều thời gian. )...... "cấu trúc hình nón của không thời gian spacetime." Black hole, "chân trời hiện tượng" va điểm nhất nguyên noi không gian đụng thời gian
(Xem: 62835)
“ Bản quyền cho những công trình sáng tạo tự động có hiệu lực ngay từ phút đầu khi được sáng tạo mà không cần phải được xác nhận hay công bố. Tác giả không cần phải đăng ký, hoặc xin biên lai bản quyền (copy right) ở những quốc gia sở tại . Ngay khi tác phẩm của họ được “định vị” trên môt phương tiện ghi chép cụ thể ( medium) thí dụ như viết trên giấy, vẽ trên vải là tác giả đã tự động được hưởng toàn bộ chủ quyền trên tác phẩm hoặc những sản phẩm phát xuất (biến đổi) từ tác phẩm chính (derivative work) . Từ lâu rồi, những ngộ nhận đã đưa tới nhiều lạm dụng khi người ta cho rằng bắt buộc phải mang đăng ký tại văn khố thư viện quốc hội Hoa Kỳ để có biên lai và số đăng ký thì tác giả mới có chủ quyền Luat Bản quyền Va Làm thuê viết muớn (work for hire)
(Xem: 49622)
- Bà ơi! Chúng ta ngu muội lầm đường rồi... Nhớ câu “Bắc Môn Tỏa Thược” khắc ở cửa Bắc đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng thuộc vùng non nước Tràng An không? UNESCO năm ngoái vừa công nhận nơi này là di sản văn hóa thế giới đấy! Nôm na đây là lời khuyên của tiền nhân từ ngàn năm trước: “Cửa Bắc Phải Luôn Khóa Chặt”. Chữ “thược” tiếng Hán là “chìa khóa”, hậu sinh chúng ta đã cố tình quên lời dặn nên thời nay mới khốn khổ. Bà thử nghĩ xem... tôi với bà còn là thông gia, có mấy đứa cháu ngoại gốc Tàu khác gì đưa chìa khóa cho họ vào nhà. - Dzậy “nuôi ong tay áo” mắc mớ chỗ nào? Ông không tin họ tốt bụng à? Dạo rầy, tui thấy họ hay về Tàu rồi quà bánh tặng gia đình mình cà phê, trái cây, thịt thà, rau cỏ tươi rói... ông thấy hôn? - Tôi thấy bà hỏi những câu nếu không vớ vẩn thì cũng ngớ ngẩn.
(Xem: 102621)
Chung thủy chỉ một vợ một chồng từ lúc trưởng thành cho đến phút biệt ly lìa trần. Ý trời hay ý chim? Dĩ nhiên phải là ý trời và vì sống theo ý trời nên chim “đạo đức” ngay thẳng có sẵn trật tự thiên nhiên... rõ ràng hiệu nghiệm hơn những giáo huấn hay dự luật gia đình của xã hội loài người. Qua bao thế kỷ, tình người vẫn điêu ngoa, gian dối, ngoại tình, ly dị, “ông ăn chả bà ăn nem”, “vợ cả vợ hai... cả hai đều là vợ cả” bất chấp phép vua hay lệ làng từ thời cổ đại đến văn minh. Phải chăng tiếng chim Cu êm ái là tiếng lòng thánh thót nên đẹp và trong sáng? Còn tiếng hát loài người “Yêu ai yêu cả một đời...” vừa nghe xong, chúng ta đã có ý nghĩ xấu vì mang đầy hoài nghi lẫn ngờ vực!
(Xem: 80899)
Kể không hết những con thò lò múa rối Từ những vua biểu tình kiên trì và dai dẳng hơn vua đòi nợ Chí Phèo cho đến những chiến sỹ chống cộng điên Bùi Kim Thành với lá cờ vàng lòi tói quấn trên đầu, hoạc ông thiếu uý Biệt Động quân, mới ngày nào mặc quân phục VNCH, anh hùng tuyên bố “mẹ chết cũng không về Việt Nam nếu còn cộng sản”, mới hôm qua đã khóc mếu ở sân bay Nôi Bài và bây giờ ca ngợi nhà nước đánh rắm cũng thơm. Con ai nữa ....Ông thiếu uý thuỷ quân lục chiến Nguyễn Ngọc Lập giả điên giả khùng, nhiều năm độc diễn, gập ai cũng xin tiền cho thương phế binh VNCH nhưng thực ra là bỏ túi, khi được thứ trưởng Cộng Sản Nguyễn Thanh Sơn thí cho cái cà là vạt rẻ tiền đã khóc mếu như cha chết mẹ chết vì cảm động său đó về Việt Nam tung hô Cộng Sản cực kỳ vô liêm sỷ.
(Xem: 37760)
“Đồng trinh mẫu tử” có khác gì như “sự tích” hoàng hậu mơ thấy voi trắng xà xuống ấn vào hông bên phải hoài thai và hạ sinh thái tử nhẹ nhàng khi đứng dựa vào một cành cây. Có là sự thật không. Có thể lắm chứ trong thực tế y khoa được giản lược và huyền thoại hoá. Người ta muốn gạt bỏ đi những chi tiết xét ra thừa thãi về lịch sử một vĩ nhân, nhất là khi muốn thánh hoá nhân vật này. Tôn giáo vốn là cái đích vô vọng của khoa học, mang cái ngắn hạn xo với cái dụng ý vô cùng thì cũng vô vọng không kém.
(Xem: 24219)
Khi mà là cờ vàng tung bay lại trên cổ thành đố nát, quả thật trong tâm hồn những người miền Nam, nó đã đuợc tôn vinh và được đẩy tới cái ý nghĩa biểu tượng cao trọng nhất phản ảnh cho tấm lòng chân thành tin tưởng của nhiều thế hệ thanh niên miền Nam .Tin tưởng là quả thật họ đang chiến đấu cho tự do dân chủ, dù mỉa mai thay, sự tin tưởng này không chỉ là một đặc quyền dành cho miền Nam vì chắc chắn những người đang đứng dưới lá cờ đỏ sao vàng, cũng có những tin tưởng tương tự và cũng chân thành không kém gì những người lính bên này sông Bến Hả
(Xem: 15347)
Cá nhân tôi, chưa môït lầõn thề bồi dưới lá cờ này nhưng tôi hát nhiều hơn bài hát đó Việt Mam Minh Châu trời Đông. Viêt Nam nước thiêng Tiên Rồng . Có lẽ vì cái hình ảnh “một viên ngọc Viêt Nam long lanh đưới trời Đông A”Ù mang vẻ quyến rũ kỳ lạ, như môït nỗi khát khao, một mơ ước từ lúc mà tôi bắt đầu mơ hồ ý thức được là tôi rất yêïu mến mảnh đất mà tôi đã ra chào đời. Thật vậy “tôi yêïu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời” và giấc mơ :” “Non sông như gấm hoa mê linh một phương Xây vinh quang sáng trưng bên Thái Bình Dương” Cá nhân tôi chưa có dịp “hi sinh sương mắu báo đền ơn nước” nhưng kể từ ngày đó, gần nửa thế kỷ rồi, từ Nam tới Bắc, có gia đình nào mà không từng đóng góp một chút sương máu để xin báo đền ơn nước dù đứng ở dưới lá cờ nào, nhân danh thứ chủ nghĩa nào.

GHI DANH NHẬN BẢN TIN
Nhập địa chỉ email.