Rơi trong chơi vơi với An Hạ
Đông Duy Hoàng Kiếm Nam
Ở đáy
cùng niềm hoan lạc tình yêu,
khi
tình còn nồng
là lúc để biết chắc
chúng ta hiện hữu
Đồng thời cũng
lặng
lờ rơi trong
Nỗi Ám ảnh của hư vô “
An Hạ trong mắt tôi, trong trong cái cõi đời rất thường này là một
người đàn bà trẻ đẹp và thành công. Một người đàn bà trẻ đẹp như vậy mà cứ muốn
chết, nghĩ về cái chết, viết về cái chết là một chuyện khó hiểu dù rằng cũng trong đời thường, quả thật không chỉ những người cùng khổ tuyệt vọng mới
nghĩ tới cái chết mà những người sung sướng hạnh phúc nhất đôi khi lại tìm tới
cái chết. Đó là lúc người ta không còn gì để thèm muốn nữa. Quá dư thừa hay quá
khốn cùng là hai diện của cuộc đời, gần kề nhau như sống và chết.
Nhân vật của An Hạ Rơi
Trong Chơi Vơi là hai người khơi khơi muốn chết, không vì một lý do rõ rệt nào,
kiểu như câu thơ của Thanh Tâm Tuyền :
“Tôi buồn ( khóc) như buồn nôn” sửa lại một chút thành tôi buồn
(chết) như buồn nôn.
Thật ra, ẩn sâu dưới cái
mặt bằng dửng dưng tìm vào cõi chết của nhân vật Rơi Trong Chơi Vơi là cả một trời âm u của những ẩn ức, những
khát vọng, những mặc cảm, như một khu rừng chằng chịt của tâm thức mà tác giả
An Hạ qua tác phẩm của mình , như một
nhà phân tâm học, một khoa học gia, một thiền sư, đã cố gắng mệt mọi để truy
tìm một lời giải đáp qua sinh hoạt của hai con người nỗ lực tìm vào cõi chết.
Hắn một người đàn ông, học thức,
không già lắm, không giầu lắm cũng không nghèo lắm nhưng chắc chắn đang
trong một tình trạng trầm cảm mà theo những nhà tâm lý học, đang muốn chết,
nghĩ về cái chết, cách chết mặc dù trong tiềm thức vẫn muốn bám lấy một điều gì
đó để ra khỏi cái thôi thúc muốn chết, một lời can ngăn, một tình bạn, một
người thân hay một tình yêu nhưng vẫn chưa hay không tìm thấy trong cuộc đời
gần cận quanh mình. Họ đi tìm cái chết nhưng trong mơ hồ là đang cố tìm vào cõi
sống.
Hắn âm thầm chuẩn bị cho cái chết của mình nhưng tuyệt vọng
vì cuộc đời chung quan coi bộ vẫn lạnh
lùng, bất cần , vẫn tươi cười trong những dối trá, tham vong , mầu mè khiến hắn
rơi trong vực sâu của cô đơn, cô lập như chính lời tự thú của hắn:
“Tôi không có anh chị em ruột. Ngươi thân chỉ có vài người mà
tôi chắc rằng sự ra đi của tôi cũng chẳng làm nên chấn động gì lớn lao với họ.
Một người mẹ mất năm ngoái, một ông bố đã mất liên lạc hơn hai mươi năm,
một cô vợ cũ vẫn giữ quan hệ thông thường , vừa thân thuộc vừa xa lạ”
Hắn tỏ vẻ dưng dưng , bất cần, khinh bạc trước cuộc đời thường
nhưng trong thâm tâm nhận biết rõ là chính hắn mới là nguời đang bị cuộc đời bỏ
rơi.
Gần nhất là bị bỏ rơi trong cuôc hôn nhân thất bại. Một cuộc hôn
nhân như mọi người , như cuộc đời, mà chính hắn từng tin rằng sẽ đạt được “một cuộc sống bình thuờng… ít nhất với
chuyện trên giường đều đặn”. Thế nhưng, khi cuộc tình đã lỡ hắn chợt phát
hiện ra rằng:
“Khi quá thân thuộc (kể
như chuyện trên giường đều đặn) , người
ta hiếm khi phát hiện ra vẻ đẹp của những thân thuộc đang có “.
Hắn hoảng hốt nhận ra điều này său cái mất mát thân thuôc ghê gớm
nhất đó là cái chết của bà mẹ hai năm
trước, một cú shock dứt điểm , quyết liệt cắt đứt mối quan hệ cuối cùng giữa
hắn và cuộc đời chung quanh.Ý muốn tự huỷ hoại dấy lên từ đấy.
Môt đứa trẻ có cha mà như mồ côi xuốt hai chục năm qua, một bà mẹ
có chồng mà sống lạnh như một goá phụ, yêu con nhưng cũng lạnh lùng xa cách, không gần gũi khiến hắn
cũng không thể thực sự thân thiết với bất cứ ai và tự hỏi:
‘Tôi từng tự hỏi về sự cô độc của chính mình”
Tại sao lại phải tự hỏi về sự cô độc của mình. Hắn không hiểu
nguyên do cái tâm thức khép kín vào nên trong là vì chuyện ông bố bỏ đi biệt
tích hay do sự lạnh lùng của bà mẹ và tự kết tôi mình “chăc chắn tôi phải có
một cái gì đó khiếm khuyết….. .. Mày là
một thằng khiếm khuyết nên bố mày bỏ đi , mẹ mày coi mày như vô hình.”
Thực vậy hắn không thể nhìn ra rằng cái ngục tù cô đơn đang giam
hãm hắn chỉ là sự phức tạp hoá của một thứ mặc cảm bản năng mà nguời ta gỏi là
mặc cảm Oedipus
Oedipus trong thần thoại Hi lap là một người hùng mang định mang
bi thảm .Từ sơ sinh đã bị cách ly gia đình nên lớn lên ông giết cha lấy mẹ làm vợ. Khi phát hiện ra sự thật bà mẹ
treo cổ tự tử còn Oedipus tự khoét mắt mình .
Mặc cảm oedip trong phân tâm học cho rằng tự bản năng con trai có
khuynh hướng yêu mẹ ghen tức với bố, ngược lại con gái yêu bố kình chống mẹ.
Mặc cảm này được chứng minh là có thật nhưng sẽ tàn phai rất mau
như một bóng ma trong sinh hoạt bình thường của con người khi trí thức bắt đầu
phát triển. Trong một số trường hợp, thường là trong những nghịch cảnh quá đáng
trong cuộc đời, như mồ côi cha hay mẹ, bố mẹ chia lìa thù hận nhau thì cái mặc
cảm không được giải toả này sẽ phức tạp hoá thành muôn vàn hình thức, tạo
thành những phản ứng tâm sinh lý kỳ dị, trong đó có sự đối kháng , dằng co, dằn
vặt giữa bản năng và lý trí, có khi biến thành một mặc cảm phạm tội, đồng tính
luyến ái hay khuynh hướng muốn tự trừng phạt, tự huỷ hoại thân thể hay sinh
mạng.
Trong đời thật người ta từng thấy những phụ nữ goá chồng ghen cả
với con dâu hay những thanh niên chỉ thích quan hệ với phụ nữ hơn tuổi mình.
Riêng hắn. Trong cái quan hệ lạnh lùng giữa hai mẹ con, hắn chợt nhận ra sự cần
thiết mãnh liệt của bà mẹ trong cuộc đời hắn. Một điều mà hắn không ngờ hoặc
không muốn nghĩ tới chợt hiện hình khi bước theo người con gái lạ . “Nàng”.
“Những hình bóng, những câu chuyện tưởng như không bao giờ còn
được nhắc nhở tới… chen nhau xuất hiện
..cái bóng lờ mờ của một thứ gì đong đưa trước mặt khi tôi còn nằm trong nôi. Mùi
hương của mẹ”.
Và “Tôi nhớ tới khoảnh khác quyết định sẽ tự kết liễu ngay
trong đám tang của mẹ”
Đối với “hắn”, cái ngón tay trách cứ này lì lợm chỉ vào mặt hắn ,
bám theo hắn khắp mọi nơi như:
“dấu hiệu định vị nghiệt
ngã trong sự sống và sự tồn tại của tôi , một thằng khiếm khuyết” .
Hắn có một hai thằng bạn được kể là thân thiết từ thời thơ ấu mà
hắn cố bám vào như một biểu hiệu của bảo bọc, của thương yêu bền vững, vĩnh
cửu thay thế và chỗ “khiếm khuyết” của
hắn nhưng rồi những tình cảm này cũng tự phân huỷ với thời gian và dòng sống
trong đời thường, trong những thân phận xã hội khác nhau, cũng nhạt nhoè, bỏ
hắn chơ vơ và dần cũng trở nên vô hình như sự biến đi của bố hắn, như tình cảm
lạnh lùng của mẹ hắn.
Thằng Quần Rách là biểu tượng của một bảo bọc, che chở như một đứa
trẻ chờ đợi ở một người bố, với dòng đời lôi cuốn Quần Rách trở thành một thằng
đầu gấu trong xã hôi đen. Hắn vẫn yêu thằng quần rắch, vẫn cố níu kéo cảm tình
xưa nhưng đồng thời cũng không giấu được sự khinh thường, thất vọng :
“Cuộc đời đã dụng công cùng với hắn ….. .. mặt chằng thêm vài vết
sẹo sâu hoắm, xâm trổ thêm vài hình thù lạ hoắc….”
Và trong nỗi khát khao một
hình bóng tinh khôi, đã biến đi từ thơ ấu, “đã trở thành vô hình”:
“Tôi vẫn luôn luôn nhìn thấy dưới cái vỏ (xa lạ) ấy, thằng cu
mặc quần đùi xanh nhạt , ánh mắt thẳng và đơn giản của kẻ muốn bảo vệ người
khác, như một sứ mệnh”
Có sứ mệnh nào vĩ đại hơn là sứ mạng của người cha bảo vệ con
mình?!!
Thằng bạn thân thứ hai là thằng Mũ Nồi.
Mũ nồi con nhà gia thế, bố
là lãnh đạo, con đường anh ta di trải thảm đỏ của khuôn mẫu mà một khi đã chấp
nhận đi trên đó thì khó bước ra khỏi.
Minh hoạ ra thì đó chính là sức nén của xã hội, của cuộc đời chung quanh khiến
trong nhiều trường hợp người ta phải đào mộ huyệt để chôn đi những khát khao,
những ước vọng.
Con nhà đại gia, cháu hiệu trưởng nên phải học giỏi, phải gương
mẫu nhưng khát vọng của anh ta không phải là đứng đầu lớp, đoạt giải thưởng
quốc gia, hay sống trong một căn phòng sang trong của gia đình nhưng không chút
giấu vết riêng tư nào của chủ nhân. Khát vọng ghê gớm nhất bị đàn áp của Mũ Nồi
là đuợc bình yên thanh thản vẽ những căn nhà, những căn nhà san sát chen chúc
vào nhau.:
“Cậu ta vẽ say mê , bình
yên như con chim nhỏ được cất tiếng hót , tin rằng không ai theo rõi để buộc
cái mỏ sinh sắn của nó bằng sự áp đặt nghiệt ngã”.
Chính những áp đặt của xã hội, của cuộc đời khiến đam mê vẽ của mũ
nồi bị chôn sống câm nín trong cuốn sổ
nhỏ bìa mầu da gửi gấm cho hắn gìn giữ. Câm nín, lạnh lùng như hai người bạn
yêu qúy nhau mà xa cách. Như cung cách của hai mẹ con hắn, làm sao hắn biết
được hắn có trách nhiệm gì trong những khát khao bị giam cầm của mẹ , ngưòi cô
phụ với đứa con không cha xuốt hai chục
năm qua, câm lặng như thằng mũ nồi khi chỉ có hai người bạn ngồi cạnh nhau
,” Cậu ta chỉ im lặng đọc sách trong một trạng thái chấp nhận tất
cả sự đòi hỏi của “cuộc đời khiếm khuyết”.
Hắn khiếm khuyết, mẹ hắn khiếm khuyết, thằng mũ nồi khiếm khuyết
nhưng tại sao người ta không thể bổ túc cho nhau. Mọi người đều câm nín trong
cái hố thẳm của tuyệt vọng giữ cho riêng mình và vẫn sống…….. ..
Và “Nàng”, nhân vật thứ hai rơi trong chơi vơi, với cái lý lịch
trích ngang ngắn và gọn được để lại trên mặt bàn của hắn ngắn và gon trong vài
ba giòng:
“Năm tuổi bố chết , chín tuổi mẹ lấy chồng, mười ba bố dượng xâm hại, hai mươi chín yêu lần đầu và bị phản
bội, cần một nơi không bị quấy rầy để chết hay cùng chết “.
Cái lý lịch này nếu nếu triển khai chi tiết nghe có vẻ như chính
tiểu sử của chính hắn. Một tuổi thơ côi cút lạc lõng khát khao hình bóng
một người cha bỗng trở thành vô hình, rồi một sự thay thế tưởng có thể
tạm ổn, bỗng trở thành cơn ác mộng dơ bẩn kéo theo một cuộc chiến âm thầm với
bà mẹ và cái mặc cảm tội lỗi.
Bà mẹ giằng co giữa bản năng một người đàn bà đối với giống đực và
tình mẫu tử, biến thành một phản ứng độc
ác và tàn nhẫn với chính con mình, một cuộc chiến mơ hồ như để tranh dành lại một nỗi khát khao, một đam
mê đã mất. Còn Nàng rơi trong một mặc cảm phạm tội khó hiểu từ sau cái buổi tối
trong căn nhà vệ sinh nhớp nhúa. Một nỗi kinh hoàng, một cảm giác ghê tởm đang
giằng co đấu tranh với những xúc cảm kỳ lạ không hiện rõ hình thù của tuổi dậy
thì
“ một cái gì cứng ngắc nóng rực từ cơ thể hắn chà mạnh vào
tôi….. ra sức ấn cái cục cứng vào giữa hai đùi tôi.. .. ..”.
Cái mặc cảm phạm tội đó có thể vì trận đòn trấn át của mẹ nàng như
một sự bào chữa cho phạm nhân và trút
tội lên đầu Nàng. Phần khác mơ hồ không kém, Nàng cũng nhận ra một điều gì khác
lạ lắm trong cái buổi tối hôm đó, phải chăng là “cái bàn tay man rợ ngấu nghiến
bóp nắn ngực rồi thò vào trong quần lót sục sạo”
“Cái làm phiền tôi là
một ám ảnh khác , bản thân tôi phải hẳn phải có điều gì đó đáng ghét khiến một thằng đàn ông trung niên muốn muốn
thực hiện những hành vi dơ bẩn đó.. ..”
Cái ám ảnh đó như Nàng phát hiện sau này là :
“Tâm hồn vốn tử tế và trong sáng , nhưng thân sác lại chứa quá
nhiều dục vọng mang tính bản năng nên luôn luôn có cuộc đấu tranh giữa bản chất
của tâm hồn và dục vọng”.
Cái mặc cảm phạm tội (dù vô ly hay có lý) thấm dần, bị đè nén biến
Nàng thành một người lãnh cảm và có khuynh hướng tự hoại:
“Bắt đầu là nước mắt rơi không tư chủ, rồi gào thét, ..Tôi đập
mạnh đầu vào tường cho tới khi cơn đău gây choáng váng, ngã vật xuống sàn, ..
.. Tôi biết mình phải đối mặt với nhiều hơn một cơn buồn bã .(Những) đêm ướt
sũng trong nhà vệ sinh đen tối năm mười
ba âm thầm vò nát tôi.”
Đời “Nàng” cũng như đờì “Hắn” chỉ còn lại một khối cô đơn va vào
nhau như những con sóng ngược, dữ dội và âm thầm tác hại.
Câu chuyện Hắn và Nàng , xẩy ra ở một vùng núi cao, lạnh, xa lánh
cuộc đời. Hai kẻ đang tìm chết rơi vào đời nhau hoang mang như trong tuyện liêu
trai. Một lúc nào đó chợt phát hiện ra là cả hai đang có mặt trong cùng một căn
phòng, ngủ trên cùng một chiếc giường
Hình như họ có hôn nhau và
có thể đã làm tình, “nàng đang tắm, tiếng nước chạm mượt mà lên làn da để
trần”, không thể biết được, vì mọi
chuyện như đang diễn ra trong một không gian ảo. Như những hạt tử ảo (virtual
particles) tràn ngập khắp không gian chỉ chồi lên thành những hạt tử thật khi
được bơm vào năng lượng rồi lại tan biến đi không dấu vết. Năng lượng của âm
dương tìm đến nhau rồi biến vào cái không.
Họ sẽ ứng xử thế nào, sẽ thành một thực tại sương thịt, sẽ lấy
nhau, sẽ lên giường và sinh con đẻ cái như mọi người trong guồng quay của xã
hội hay tiếp tục con đường cùng nhau tìm vào cõi chết.
Những câu hỏi này thực ra không quan trong vì Rơi Trong Chơi Vơi
không là một chuyện tình, hoặc có nói đến ái tình thì đó chỉ là một “cái cớ” để
phân giải, để tìm câu trả lời cho những vấn nạn triết lý muôn thủa về sự hiện
hữu và thân phận con người , về hạnh phúc, khổ đau, về tương quan giữa cái ngã
và tha nhân. .
Nhiều lắm, toàn những vấn đề vĩ đại vì thế tác giả đã biến nhân
vật thành những nhà phân tâm học, những triết gia, những nhà sư, những thiền
giả….
Một trong những vấn nạn chính là tìm hiểu về bản thể của hiện hữu.
Nhân vật tự hỏi cái “tôi hiện hữu” trong đó có tình yêu có phải đơn
thuần chỉ là những cảm xúc tạo nên bởi một chuỗi những phản ứng sinh hoá khi
tương tác với môi sinh của vũ trụ “bên ngoài ta” hay phải có một điều kiện nào
khác hơn để xác quyết sự hiện hữu này kiểu như câu nói : Tình yêu chỉ là sự trao đổi những ảo
giác và sự tiếp xúc của hai làn da (l’ amour n’est que le contact de
deux epidermes), hoăc chỉ do sự kích hoạt của khích thích tố pheromone tạo
thành những tín hiệu hoá học mà con cái tiết ra để dẫn dụ con đực, mùi mồ hôi
của người đàn ông đang lao động.
“Chúng ta là giống loài sống phụ thuộc vào cảm súc .. .. cảm súc
thành hình do sự tương tác với thế giới bên ngoài … .. chúng ta được quản lý
bởi đám cảm xúc cơ bản .. ..”
Hiện hữu của Hắn, của Nàng
mất tích trong cái hố thẳm của cô đơn. Cố gắng
giải quyết bằng những cảm súc nhục thể nhưng thất bại său cuộc hôn ngắn
vội hoặc như Nàng với cuộc hôn nhân vội vã hay những lần trao đổi cảm giác sác
thịt vay muợn.
Trong cái hố thẩm cô đơn này người ta không hiện hữu. Con người
chỉ hiện hữu khi có sự hiện hữu của tha nhân, của đối tác vì thế vợ hắn đã nói
:
“Anh đã nhốt kín mình (trong hố cô đơn) trước khi gập em”
và Nàng cũng tự nhốt mình trong cái lao tù của mặc cảm phạm tội.
Thật ra có lúc hắn đã thoáng nhận ra điều này và thú nhận như có
một lần im lặng quan sát nỗi cô đơn của anh bạn Mũ Nồi khi anh ta kín đáo hé mở
cánh cửa tâm hồn mình ra để thả niềm đam
mê đè nén, say mê ngồi vẽ và biết hắn cũng
đang thầm lặng quan sát.
“Lần đầu tiên trong đời, tôi cảm thấy được gắn kết, cảm thấy sự
tồn tại của mình “
Phút đó họ hiện hữu.
Chúng ta chỉ hiện hữu tương đối với những đối tác.
Như lão tử nói
:”Có cái này mới có cái kia, cái này diệt cái kia diệt”, hoặc như
nhà Phật trong Thập Nhị Nhân Duyên, “mọi hiện hữu đều nằm trong mối liên hệ
chằng chịt như một mạng lưới bất tận.”
Quan niệm mới của Vật lý Lượng tử
(Quantum physic) nói rõ và cụ thể
hơn về ý niệm này theo đó hiện hưu chỉ có khi được quan sát. “Chúng ta hiện hữu vì chúng ta quan sát nhau.”
Nhà vật lý Schrodinger đưa ra một cuộc thử nghiệm luận lý nổi
tiếng và đã được chứng thực , được gọi là:
“ CON MÈO CỦA SCHRODINGER”.
Thí nghiệm được bố trí như său:
1/Đặt một con mèo lên một hoả tiễn để bắn vào không gian.
2/ Trước mặt con mèo là một súng bắn tia Laser.
3/ Giữa con mèo và khẩu súng là một cái dĩa quay mau có một lỗ duy
nhất.
4/ Khi nhấn nút khai hoả hoả tiễn thì đồng thời súng cũng bắn một
tia Laser. Nếu “đúng lúc này” mà cái lỗ trên đĩa quay nằm trên đường
đi của tia lase thì con mèo chết, ngoài điều kiện này ra con mèo vẫn sống.
Mọi chuyện đã sẵn sàng nhưng khi vừa nhấn nút khai hoả thì bị mất
điện nên không thể biết số phận của con mèo như thế nào . Mọi người hỏi nhau “con
mèo sống hay chết ?”.
Cau trả lời chuẩn nhất là “con mèo có thể sống , có thể chết”.
Mọi nguời bỏ đi hết trong lúc một chuyên viên lo sửa điện. Một lúc
sau có điện lại với tiếng con méo kêu
meo meo.
Khi đó tình trạng sống của con mèo là một thực thể hiện hữu với
chuyên viên sửa điện , và chỉ hiện hữu với anh ta mà thôi.
Anh chuyên viên chạy đi kiếm ông trưởng phòng để thông báo thì lúc
đó “tình trạng sống hay hiện hữu của con mèo lan truyền tới ông trưởng phòng.
Ong trưởng phòng lại thông báo với ông A, B. C. D và său cùng là tác giả Lan Hạ
ở Hanôi. Tình trạng hiện hữu của con mèo tiếp tục lan truyền
Nói theo thật ngữ toán học thì “tình trạng sống hay chết của
con mèo chỉ là một làn sóng sác xuất được lan truyền trong không gian”.
Nói theo dân dã là làn sóng của may rủi
Qua thí nghiệm này người ta kết luận mọi hiện hữu chỉ có tương đối
khi được quan sát. “Làn sóng sác xuất chập chùng của hiện hữu” khi va chạm vào một cơ duyên
(thí dụ được quan sát) thì sẽ tương tác và hiện lên trên mặt phẳng tri
thức.
Một đứa bé vừa ra đời bên kia bờ Thái Bình Dương, không hề hiện
hữu đối với cô bé Lan Hạ cũng mới ra đời ở Hanội. Cả hai chỉ hiện hữu tương đối
trong một giới hạn nào đó, trong không gian kề cận (close vicinity) là bàn tay đỡ của bà mụ.
“Ngay giờ khắc này, ở đây và ở đâu đó, trong một chơp mắt, một làn
gió vừa kịp thoáng, một hơi thở chuyển nhẹ một bào thai âm thầm thành hình,một
mầm non khẽ tách khỏi vỏ, một sinh mệnh vừa lià bỏ cuộc đời.. .. Đâu là sự sống?.
Một người đàn ông trong cuộc đời sản xuất được trên 500 tỷ tinh
trùng, một lần yêu em phóng ra khoảng trên 500 triệu tới 1 tỷ sự sống nhưng câu hỏi lớn vẫn là trước khi
thành một tỷ con tinh trùng, có một một đời sống, biết tranh đấu, ngay cả mưu
mẹo để lọt được vào chiếc lỗ duy nhất của cái
trứng rồi thị hiện thành cuộc sống được gọi là “con
người” thì chúng ở đâu, từ đâu tới..? .. Trong một sát na, chúng đột nhiên
sinh ra hay đã ẩn tàng đâu đó trong cái “chân không diệu hữu” , trong
“cái không của mọi cái có” của Phật giáó . Chúng ẩn tàng trong nhân
duyên của a -tăng -kỳ khả hữu. Chúng chưa hề sinh ra nhưng đã hiện hữu, chưa hề
hiện hữu mà đã hiện hữu. Vì thế mà nhà vậy ly Pháp E Sharon khẳng định “ la mort,
voici ta defaite” (sự chết..ngươi đã thua ). Thua vì sự sống nằm
ngay trong sự chết, vì tử sinh đồng nhất thể, ẩn trốn trong những đợt sóng sác
xuất.
Cuôc sống của con người
liên tục bị chi phối bởi làn sóng sác xuất này. Thí dụ thống kê cho biết
mỗi năm ở Hanội có 150 thanh thiếu niên tuổi teen, 20 phụ nữ tự tử. Những con
số này có thể trồi sụt chút đỉnh do một số yếu tố nhân quả thêm vào hay bớt đi
nhưng dường như vẫn có một bàn tay vô hình đẩy cái làn sóng duyên khởi này thực
thi sứ mạng của nó. Các hãng bảo hiểm sống được là nhờ vận dụng bàn tay vô hình
này.
Làn sóng may rủi của sác xuất ẩn mật nhưng vẫn lan truyền.
Biết đâu đó, sẽ nẩy cơ duyên cho cậu bé chào đời bên kia bờ biển Thái được nắm tay cô
giáo Lan Hạ năm 2918 và nói : “anh yêu em ngay khi nhìn thấy em”. Lúc đó “nó” chợt hiện hữu. Cả hai trồi lên
mặt phẳng tri thức và “hiện hữu”.
Thực dụng trong khoa học người ta đã chứng minh về “khả năng sác
xuất” của những hạt tử (có thể) vuợt qua những rào cản như câu chuyện giả tưởng
người đi qua tường.
Ở căn bản tác giả Lan Hạ là một vật thể tạo nên bởi những hạt tử,
những electron, những proton, quak vv.
Nếu những hạt tử này có khả năng vượt qua rào cản thì trong luận lý khả hữu An
Hạ cũng đi qua tường được .
Nói một cách minh hoạ phóng đại là thí dụ khi bỏ một viên đường
vào ly càfe thì vẫn có một sác xuất vô cùng, vô cùng nhỏ là viên đường có thể “ở
ngoài ly càfe”. Điều này áp dụng
thực tiễn cho các hạt tử như âm điện tử trong những computer tương lai.
Trong tác phẩm của Lan Hạ, hai con người muốn chết không hề biết
nhau từ trước, nhưng làn sóng khả hữu hay cơ duyên cho một trùng phùng vẫn hiện diện trong không gian cho đến lúc họ
đột nhiên chạm vào nhau, ngủ với nhau
trên cùng một chiếc giường… .. .. tiếp đó là những biến cố mới nẩy sinh cùng
với những duyên khởi mới thí dụ xin hãy
tưởng tượng có hai người đọc bài này, tới tiệm sách tìm mua Rơi Trong Chơi Vơi,
rồi họ gập nhau , yêu nhau, lên giường và sinh ra rất nhiều con cháu, tạo thêm
vô vàn duyên khởi mới.
Đã nói
rồi.! Rơi Trong Chơi Vơi không là một tiểu thuyết ái tình được cường điệu hoá
từ đời thường. Đây là một tiểu thuyết luận đề trong đó rất nhiều vấn đề trọng đại của kiếp nhân sinh được nêu
lên xuyên qua xuy tư của các nhân vật
dù “chưa có lời giải đáp” thí dụ
như cái ám ảnh của Hư vô (obsession du
néant) của hai nhân vật.
Chọn
“tự chết” là quyền tự do tối hậu nhưng tự do cũng là sự khắc khoải, đău đớn của
lựa chọn. Lựa chọn là thách thức của tự do. Đứng trước hố thẳm không lối về của
cái chết, tự do lựa chọn tiến tới hay quay về đều đău đớn và tận cùng cả hai
đều trở thành phi lý. Sống phi lý thì chết cũng phi lý.
Tận
cùng chỉ còn lại hiện hữu “như thế đó”, vốn như thế đó (tiếng nhà
Phật gọi là chân như), như vẫn sống, như đột nhiên trở thành sự sống, vẫn chết như
đương nhiên sẽ chết, bất khả kháng, dù
như Jean Paul Sarte la lối, L’enfer, c’est les autres “địa ngục là những kẻ
khác”. Kẻ khác là cái guồng xã hội bên ngoài nhưng trong đó cũng dung chứa cả
cái Ta” nên cái Ta chỉ còn cách trốn chạy vào tự do tuyệt đối của hư vô.
Cũng
có thắc mắc về luân hồi trong Phật giáo
Đại Thừa, hoặc về trực khởi đốn ngộ trong câu thần chú “Om mani Padme Hum” của
Mật Tông. Tiếng “Hum” thần bí như tiếng nổ bùng của vũ trụ từ “điểm nhất
nguyên” của một lỗ đen “black Hole”
(singularity point,điểm nhất nguyên là một
điểm theo định nghĩa toán học tức là không có kích thước, một điểm ảo. Vũ trụ
hiện hữu theo nhà vật lý không gian Stephen Hawking là do tiếng nổ bùng Big
Bang từ điểm nhất nguyên của một lỗ đen. Trước Big Bang không có thời gian và
không gian, thiên cổ chưa tách rời khỏi ngàn thu để ông Pham Duy viết “tìm nhau như thiên cổ
tìm ngàn thu”)
Chỉ
những cao tăng Mật Tông may ra mới phát âm
tiếng Hum này đúng “tần số “ để khai mở cội nguồn, không thể đơn
giản “hàng mã” như được dịch là An Mani
Bát Mi Hồng hoặc tệ hại hơn biến thành câu thần chú trong trò chơi của trẻ thơ
: “Úm ba la ra cái gì ra cái này”
Có quá nhiều vấn nạn nhưng qua
những gợi ý tư duy này hi vọng độc giả của An Hạ sẽ khởi động từ đó như
một niệm để dò đường vào cội nguồn của
kiếp người, sinh, lão, bệnh, tư, hỉ, nộ, ái, ố, dục, lạc, sầu, bi, đang rơi
chơi vơi giữa cõi vô cùng .