Có Không Không Có
Tính lưỡng diện
của tính “KHÔNG”
Vị trí của một hạt lượng tử mãi giữ
nguyên không thay đổi ?
Câu trả lời là “không”
Vi trí của một hạt lượng tử luôn luôn
thay đổi theo thời gian ?
Câu trả lời là “không”
Có phải lượng tử đó đang di động?
Câu trả lời là “không”
Ðức Phật
cũng giải đáp như vậy khi có người hỏi về
tình
trạng bản thể của con người sau khi chết.
Trả lời theo kiểu nói trên không phải
là câu trả lời quen thuộc theo truyền thống khoa học ở thế kỷ 17 va
18
J. Robert Oppenheimer
Cứ vài trăm năm
hình như nhân loại lại xuất hiện một vài tiên tri lớn hay nhỏ.
Tiên tri lớn như
Lão tử, Phật Thích Ca, Chúa Jesu,
Mohamed đã cố truyền đạt cái huệ nhãn của mình cho hàng triệu triệu
người về cái lẽ huyền nhiệm của hiện hữụ.
Hiện hữu của con người và ngay chính
vũ trụ qủa là một huyền
nhiệm khó diễn tả trọn vẹn và rốt ráo bằng ngôn ngữ và trí thức
con người dù là bậc thánh nhân đã đáo bỉ ngạn, cũng chỉ nói lại với
loài người môt phần nhỏ thôi , như đưa cho người đời một cây gậy dò đường.
Cũng có những
tiên tri nhỏ hơn như Trạng Trình ở Việt Nam, Nostradamus ở Pháp, hoặc
những người không được gọi là tiên tri nhưng thực sự đã và đang làm
công việc của những tiên tri, dù thứ ngôn ngữ của họ có khác với
Phật, Chúạ
Ðó là những nhà
toán học, những khoa học giạ
Khả năng điễn
đạt, thuật ngữ có đổi khác theo thời đại và trình độ giác ngộ của
chúng sinh nhưng đường như họ theo đuổi cùng một mục đích của những
tiên tri từ ngàn xưa là nói lên cái bí
số của vũ trụ mà họ cảm nhận được qua một hiệp thông kỳ diệu
với thượng đế.
Aristotlés
429- 423 BCET cho rằng mọi vật chất trong vũ trụ
đượïc tạo thành từ 4 yếu tố chính là :
đất, nước, gío, lửạ . Lạ thay phương
Ðông cũng tin như vậỵ

Không có sự hiệp
thông mặc khải đặc biệt này khó có thể một con người trong xác
phàm thế nhân như Democritus, Plato, ngay từ thế kỷ thứ 3 trước công
nguyên đã có thể nhìn một ngọn núi, một con sông mà lại hình dung
ra được một ý niệm về những nguyên tử cực kỳ nhỏ bé, cực kỳ trừu
tượng.
Những Atoms, tiếng Hilạp Atomos có nghĩa
là không thể cắt chia nhỏ thêm được nữạ.
Atom său này gọi là nguyên tử và người ta cũng biết thêm là
nguyên tử vẫn có thể cắt chia thêm thành những thành phần nhỏ hơn,
nhỏ hơn nữa, và có thể sẽ còn nhỏ hơn nữa trong một cái biển không
đáy của những hạt tử của thế giới hạ nguyên tử (Subatomic)
Mọi vật trên thế
gian này, theo những triết gia trong trường phái Atomist là do sự kết hợp của
những đơn vị rất nhỏ, nhỏ nhất, không thể phân chia thêm được nữạ. Atom có nghĩa là
không thể cắt chia thêm nhỏ hơn.
Những atomos này va vào nhau, xô đẩy hổn loạn hoặc
dính vào nhau để hình thành vật mọi chất
trong toàn thể vũ trụ và được chứa trong một không gian tuyệt đối trống không (void). Tuyệt đối
không có gì, không ngay cả cái không
bới vì khi nói “có” cái không thì phải hiểu là đã hàm chứa có cái
“có”
Sự mô tả cái
không này mang tính triết học và toán học trừu tượng.
Con mắt nào giúp
họ nhìn thấy những điều không thể thấy bằng mắt phàm của thế nhân,
nếu không là con mắt thông thiên của những tiên trị
Chính Plato cách đây cả
ngàn năm còn cho rằng căn bản của hiện hữu là một sự thể hiện
(manifestation) “tính lưỡng diện”
giữa có và không. Nói khác đi,
không thể có cái gọi là có nếu không có cái không và ngược lại.
Tính lưỡng diện
này được nói rất rõ trong nhiều tôn giáo Ðông Phương , từ Veda
Umpanissad , đạo Phật và đạo Lão vv...
Theo Plato, cái thế giới vật chất trong
đời thường ở bản thể vốn dĩ là vô thường, không có thật, biến đổi
thiên hình vạn trạng, chỉ là hình
ảnh hay bản sao của một thế
giới thật.!!!!
Những tư tưởng này
xét cho cùng có khác gì quan điểm sắc không và “Thân Ý Tưởng Hành” của Phật giáo hoặc như mới đây lại
có nhưng lý thuyết cho rằng vũ trụ mà chúng ta đang sống (tất
nhiên bao gồm cả con người) chỉ là những hình ảnh được chiếu
rọi từ những dữ kiện trong một mạng toán học “ma trận” hay Matrix.
Sự chiếu rọi này
tạo thành những Hollogram ảo huyễn khiến chúng ta tưởng đang thực sự
thấy, một sự vật trong một không gian 3 chiều nhưng thực ra chỉ là sự
thị hiện phóng ảnh những “dự kiện
số “(digital informations) từ một không gian hai chiềụ

Mở một giấu ngoặc
.( Dữ kiện số là những chi tiết
để mô tả một thực thể bằng những con số trong hệ thống nhị phân
(binary). Hệ thống này chỉ có hai
con số chính là có hoặc không , on hay off , đúng hay sai (true false) 0 hay 1.)
Hiện nay thì các
hệ thống ứng dụng kỹ thuật số để lưu trữ và sử dụng digital
informations đã trở thành quá quen thuộc như thấy trong các computer,
truyền hình, máy ảnh vv..
Ý niệm về hai
chiều hay ba chiều không gian thật ra chị là một ý niệm tương đối tùy theo khung quy
chiếu của quan sát viên.
Theo Einstein thì chiều thứ tư là thời gian và
còn có thể có thêm nhiều chiều khác. Trong cái khung quy chiếu của thế
giới khổng đại (Lấy chuẩn là con người)
và theo chủ quan, kinh nghiệm của con người thì chúng ta đang sống trong một không
gian ba chiều dài rộng cao.
Một thí dụ hiển
nhiên nhất về ý niệm chủ quan là trước đây nguời ta nghĩ trái đất là
một mặt phẳng hình vuông trôi trong không gian. Trong thực tế đời
thường cảm nhận dưới chân chúng ta quả là một mặt đất bằng phẳng dù mặt
đất thực ra uốn cong.

Lúc chụp tấm hinh này thì bạn đang ở dâu
đang làm gì, đang yêu hay đang thù hận,
Không cần nói nếu nhìn từ một thiên thể
cách xa trái đất 1000 năm ánh sáng, chỉ cần
nhìn từ mặt trăng thôi , hãy hỏi CHÚNG TA
CÓ HIỆN HỮU HAY KHÔNG ?)
Bây giờ, nếu xùi
xa ra , nhìn từ mặt trăng thì quả thật trái đất là một quả cầu mà
mọi sinh vật trên mặt đất không còn kích thước ba chiều nữa mà thu
lại, nhỏ hơn một “chấm toán học”. Một chấm
mà theo định nghĩa không còn kích thước ba chiều nữa. Một chấm toán
học là một chấm ảo. Mọi sinh vật, mọi hiện hữu trở hư ảo.

Lùi xa tới những
thiên thể ở ngoài dìa thái dương hệ như Thổ tinh Thiên vương tinh Hải vương tinh thì ngay cả
trái đất cũng chỉ là một chấm mờ nhạt không có kích thước. Xa hơn
nữa ngoài dìa của giại ngân hà hay xa hơn nữa trong kích thức vô cùng
của vũ trụ thì trái đất cùng mất hút trong hư ảo cùng với toàn thể
chúng sinh hữu tình hay vô tình
Thái Dương hệ

Trái dất chỉ là 1 chấm li ti ngòai dìa Saturn

Trái dất 1 chấm li ty ngòai dia giải ngân hà

Trái đất đã tan vào mộng ảo
Giữa vô cùng vũ trụ
Tôi ở đâu....anh ở dâu...ai hiện hữu.
Có thay đổi được khung quy chiếu hay không ? Tất nhiên được.
Khung quy chiếu của một phi hành gia khác một người trên mặt đất. Khung quy chiếu của một thiền sư đáo bỉ ngạn khác chúng sinh tham sân si hỉ nộ ái ố như chúng ta.
Nếu đi theo chiều ngược
lại trong thế giới tế vi siêu nguyên tử , giả thử có một sinh vật
nhỏ hơn nguyên tử thì cái thế giới hai chiều mà chúng ta phóng chiếu
trên màn ảnh ti vi có lẽ không
bẹt hai chiều như cách nhìn của con người đang theo rõi một trận đá
banh hào hứng... mà có thể như chính vũ trụ mà chúng ta đang nhìn
ngắm.
Tất cả hiện hữu tuỳ thuộc vào sự lựa chọn khung quy chiếu.
Vì trí óc con
người chỉ ghi nhận hay chỉ hiểu được những tin tức (thí
dụ hình ảnh hay âm thanh) dưới
dạng Analog tức là những tín
hiệu đến với giác quan của chúng ta và được xử lý qua ngả ngũ uẩn giống như mộït dòng liện tục, không
phải là những con số dứt đoạn, đơn lẻ
1 hay 0 của toán học boolean
nên trong ứng dụng thực hành người ta phải qua môt hệ thống biến
đổi từ digital thành analog hay ngược lại.
Nếu không có sự hoán chuyện này thì mọi hình tướng xuất hiện trên
màn hình chỉ là một chuỗi những con số 1 và 0.
Một hình nổi hollogram, là phóng ảnh những chi tiết về một thực tại dưới dạng nhưng
“dữ kiện số ”, nên nguồn gốc chỉ
là những con số mô tả một vật thật trong đời thường.
Thí du,người ta
quay đoạn phim một con hổ đang vồ
mồi bằng kỹ thuật số sau đó được chiếu
rọi với kỹ thuật Hollogram tạo thành những hình thể nổi 3 chiều
trong không gian khiến người ta sẽ không thể phân biệt được thật hay
giả . Mọi chi tiết của con hổ Hollogram nổi cộm trong không gian ba
chiều mặc dù người ta có thễ đi xuyên qua những Hollogram này.

Tất nhiên đây chỉ là một thí du minh họa
về sự chủ quan, thiếu sót khi nói hay ghi nhận về thực tại hay hiện
hữu. Tương tự như khi đức Phật dùng “dương diệm” để nói về sự sai
lệch, nhầm lẫn trong nhận thức về thực tại.
Dương diệm là ảo gíac
của một người khát nước nhìn môt hồ nước trong sa mạc mà trong thực
tế chỉ là hình bóng long linh của những lớp không khí có chiết xuất khác nhau vì khác biệt nhiệt độ.
Kỹ thuật Hollogram
hiện nay không còn là chuyện lạ nữa mà đã được thực hiện trong
nhiều trò giải trí có khả năng đánh lừa tri thức con ngườị Ý niệm về
thật và giả hoà dần vào nhau.
Mới nhất giáo sư Brian Greene thuộc dại học Colunia trong cuốn sách nhan dề "không gian 3 chiều chỉ la phóng ảnh từ những dữ kiện chứa trên mộ mặt phẳng 2 chiều , giống như những dữ kiện về một cá nhân dược in trên con chip nhỏ của tấm thẻ tín dụng.

(Hình chụp ông giáo sư bằng sương bằng thịt)

Ông giáo sư và Hollogram

(chạm mặt với ảo giác)
Ông giáo su biết rõ cái hình bóng bên cạnh ông
là huyễn, là ảo vì ông ta ở một cảnh giới khác
bên ngoài cái hologram..
Nhưng biết đâu đấy, cả vũ trụ này có thể chỉ
là ảnh hiện trong một "game" vui chơi
của một "người" nào đó ngoài cảnh giới của
chúng ta.
Nếu chúng ta "đang ở trong, hay đang là"
một Hologram như chứng minh của giáo sư Brian Greene
hay giáo sư Leonard Suss kind của đại học Stanford
thì chúng ta sẽ không thể nhận ra được
bản thể thực của mình

Phật giáo khuyên đừng cố phân biệt thật giả
hãy có cái tâm không phân biệt vì tận cùng, rốt ráo ,
mọi thị hiện của sắc giới chỉ quy về một mà bản thể
của MỘt chính là KHÔNG vì ...(Chân không diệu hữu)

Vũ trụ hiện hành chỉ là một ảo giác do phóng chiếu
dữ kiện từ một mặt phẳng hai chiều của một
chân trời hiện tượng bên ngoài black hole

Quê hương tôi ( Viet nam) nhìn từ không gian. Những gì
đang diễn ra khi chụp tấn hình này ...
..yêu ghét, thù nghịch,bạo hành, chiến tranh
gì nữa??!!!!
Giả thuyết này khởi dầu với việc khám phá trên lý thuyết toán học là những Black Hole không tiêu diệt dược tuyệt dối mọi vật chất rơi vào nó.
Có lẽ cần ngừng ở
đây để nói một chút về những Black Hole.
Như nhà Phật nói
có sinh thì có hoại và sẽ có tái sinh.
Không chỉ con người mà ngay
cả những thiên thể, những ngôi sao cũng trải qua một chu kỳ “sinh
lão bệnh tử". Khi còn trẻ trong ruột ngôi sao sôi sục năng lượng do
phản ứng hạch tâm gọi là phản ứng fusion atomic. Nói đơn giản là nhập hai nguyên tử vào nhau tạo thành một nhân mới. Hiệu quả là sự phóng thích năng lượng vĩ đại như sức nóng mặt trời hay trong những lò nguyên tử.
Năng lượng trong lòng ngôi sao tạo sức chống đỡ, giống như quả bóng căng hơi, gíup nó không bị
sụp xuống. Trong lòng trái đất và mặt trời của chúng ta cũng sẩy ra hiện tương infusion nguyên tử tương tự.
Về gìa, hết dần nguyên liệu, trọng lực của khối vật chất trong ruột ngôi ngôi sao sẽ làm nó sụm suống, thun nhỏ lại và càng khiến
khối vật chất của nó ngày một đặc hơn. Thí dụ một mẩy bằng đầu kim
“có thể” nặng cả ngàn tấn.
Một ngôi sao có đường
kính bằng khoảng 10 mặt trời vào giai đoạn chót sẽ thun nhỏ lại, chỉ lớn bằng quả bưởi và còn tiếp tục
nhỏ mãi khiến khối vật chất vĩ đại của nó bị nhốt trong một thể tích
rất nhỏ.
Theo thuyết tương
đối của Einstein thì các khối lượng của mọi vật chất sẽ tạo ra chung
quanh nó một trọng lực trường làm không gian cong lại.
Ở một ngôi sao hấp
hối, khối lượng vật chất nén ép trong một không gian ngày một nhỏ bé hơn sẽ gia tăng “trọng lực trường” kiến không gian chung quanh nó ngày
một cong hơn cuối cùng sẽ túm lại như một cái dọ thắt nút nên gọi
là Black hole (lỗ đen) .

Ðể có một hình ảnh
minh hoạ, xin tưởng tượng một màn bằng cao su mỏng căng thẳng 4 phía.
Ta thả vào đó một hòn bi sắt thì hòn bi sẽ làm màng cao su thụng
xuống. Nếu có cách nào làm hòn bi sắt nặng đần lên đồng thời lại
thu nhỏ thể tích thì vết thụng càng lún sâu và cuối cùng sẽ khép miệng lại thành
một cái dọ.
Black hole giống như
câu thơ của Hồ Xuân Hương “một lỗ nông sâu mấy cũng vừa “. Black hole
như một quái vật tham lam trong vũ trụ vì trọng lực trường rất cao
nên mọi thứ bị hút vào đó , tận cùng, sẽ tan biến trong một "điểm toán học" có tên là "điểm nhất nguyên” (singularity). Ánh sáng cũng không thoát ra được nên người bên
ngoài không thể thấy những gì sẩy ra bên
trong black hole.
Tuy nhiên người ta
khám phá ra là bên ngoài (ở miệng túi black hole) là một vùng không gian loe ra gọi là vùng “chân
trời hiện tượng” (Event horizon)nơi mà thời gian chậm đần lại trước khi đứng khựng
lại trong Blackhole để hoà nhập cùng không gian.(nơi không gian đụng
thời gian trong nhạc Phạm Duy).
Chân trời hiện tượng theo sự mô tả trong vật lý lượng tử là một vùng giới hạn trong "không thời gian-Space time" trong đó thời gian và không gian hòa nhập làm một và những biến cố (nói đơn giản la những gì đang sẩy ra bên trong) không ảnh hưởng tới một quan sát viên ở bên ngoài và những gì vượt qua khu vực này sẽ không thể trở về .
Khám phá mới
(thuần toán học) chứng minh rằng mọi vật
chất 3 chiều sẽ bị nghiền nát, biến mất trong Black Hole nhưng những dữ
kiện của nó không mất mà được lưu giữ trên mặt phẳng hai chiều của
vùng “chân trời hiện tượng” . Kiểu như một người mất tích nhưng để
lại nhật ký và giấy tờ tùy thân.
Chính những tin tức informations
này được phóng ảnh thành những Hollogram của vũ trụ hiện hành . Nói
khác đi, theo giáo sư Leonard Suss kind của đại học Stanford thì “có lẽ” toàn thể vũ trụ hiện hữu chỉ là một
ảo giác (illusion).
Phải chăng Phật từng nói những điều tương tự. (sắc tức thị không, không tức thị sắc)
Trải nhiều ngàn
năm từ Phật, Chúa, Democritus, Plato, ở đầu thế kỷ 20 dường như nhân
loại vẫn có thêm mộït vài tiên tri mới khi một người như Einstein
nhìn bóng nắng lung linh mà lại có thể thấy rằng ánh sáng không chỉ
là một tia , moọt thực thể tràn ngập giống như nước hay là một làn
sóng vô hình đầy trừu tượng hư huyễn mà ánh sáng cũng là những “Hạt” trương tự như những thi sỹ
thường nói về những “giọt nắng”.
Khi nói về “Hạt”,
ý niệm đầu tiên đối với một quan sát viên tất nhiên là tính chất không liên tục kế đó là khi nói
hạt tức là phải có một hình thể
cụ thể( dù không hiện thực được hình thể của hạt quang tử đó
thực sự như thế nào)
Không những những ánh sáng là những
hạt rời rẽ mà còn là những hạt mà bản chất chỉ là năng lượng.
Những “hạt năng lượng”!!!???
Phát biểu này
càng có vẻ khó hiểu hơn vì năng lượng
vốn là một điều mà con người chỉ biết được mộït cách gián
tiếp qua những thị hiện của nó dưới những dạng khác nhau thí dụ như
nhiệt năng, quang năng, động năng nên khi nói về một hạt năng lượng thật là điều khó
tưởng tượng, khiểu như những thi sỹ thường nói bóng gió về những “giọt buồn”. Buồn là môt cảm quan
trừu tượng làm sao có thể thành giọt được.
Năng lượng là một cái gì mà người ta chỉ
cảm nhận được sự thể hiện của nó qua nhiều dạng khác nhau nhưng
thực sự không nắm bắt được bản thể cốt tuỷ và chân thật của nó.
Lửa nóng, bánh xe
quay, dòng điện làm sáng bóng đèn, đập thuỷ điện đều chỉ là thị
hiện của năng lượng dưới những dạng thức khác nhaụ Ðó là những
hình tướng của năng lượng kiểu như nói rằng lá cây rung động là
hình tướng của gío và bản thể của gíó là động năng hay năng lượng
dưới dạng chuyển động.vv
Phải đợi tới
Einstein với W=MC2 thì năng lượng mới hiện nguyên hình cho con nguời
nắm bắt được cái bản thể lưỡng
diện của nó. Ðó là sự hoán đổi, dung chứa giữa những gì hữu
hình, cụ thể, vật chất, cảm nhận được bằng giác quan và một phía vô
hình, ẩn hiện và liên tục biến đổi dưới các dạng khác nhau của năng
lượng.
Nói khác đi, đây là sự hoán chuyển giữa
động và tĩnh, giữa hữu hình và vô hình. Môït sự biến đổi khép kín
trong vòng luân hồi liên tục, vô thuỷ vô chung, không có khởi đầu
và không kết thúc theo cái nghĩa chữ
“Vô Thường” của nhà Phật và nói theo khoa học là định luật
bảo toàn năng lượng (không có gì mất đi, chỉ có sự hoán chuyển)
Chúng ta vẫn cảm
nhận được điều này mỗi ngày thí dụ gỗ là một vật chất, đốt cháy
thành sức nóng hay nhiệt năng, rồi biến thành hơi nước làm đầu máy
xe hoả chuyển động nhưng chúng ta không có cái huệ nhãn của Einstein
để phát hiện được cái ẩn dụ kỳ lạ mà thiên nhiên ( hay Thượng đế,
ông trời) vẫn hé mở từng giây từng phút trước mắt chúng ta thông
qua cái ngục tù hạn hẹp và ràng buộc
của ngũ uẩn, của sắc giới.
Ðứng đưới nắng
thấy nóng đơn giản chỉ vì những hạt quang tử làm hết nhiệm vụ thiên
sứ dẫn truyền dữ kiện (informations) nên biến thành sức nóng của
năng lượng trên da thịt hoặc biến thành một hình ảnh hiện ra trên
võng mạc .
Ánh sáng cho ta cái
“thức” để “biết”
về thực tại, rồi qua những “sắc uẩn” theo lối nói của nhà Phật cho
ta thấy, sờ, ngửi, cảm nhận thực tại bên ngoài cái tôi
Tuy nhiên nhìn kỹ
lại thì chính “cái biết về thực
tại này” cũng chỉ là sự tổng hợp của nhiều dữ kiện do âm thanh,
ánh sáng mang lại mà nói cho cùng
vẫn không nhất thiết là thực tại
đích thực.
Lý do vì chính sự
tổng hợp những dữ kiện nầy rất chủ quan, giới hạn. Một tri thức
về thực tại có được là nhờ sự kết nối, tổng hợp, minh hoạ môït
cách gián tiếp của bôï óc, nhờ những chớp nháng điện trong thần
kinh não bộ. Cách cấu tạo của bộ óc hay hệ thần kinh khác nhau ở
muôn loài làm thành ý thức về những thực thể khác nhaụ. Nói
cho rốt ráo, ý thức về thực tại này vẫn không có một giá trị
tuyệt đối về bản thể chân thật
của thực tại.


Hoa vàng
dưới ánh sáng cực tím
Hoa vàng
dưới ánh sáng thường &
Mỗi người thấy
thực tại một cách khác và rất chủ quan, tạo thành những cái “ngã”
cũng rất chủ quan, đầy định kiến sai lầm hoạc chỉ là một thị hiện
tương đối.
Một người khiếm thi bẩm sinh , chưa một lần thấy ánh sáng và không gian bên ngoài sẽ ý thức thế nào về thực tại quanh anh ta . Một người sáng đột nhiên bị mù sẽ thấy gì về không gian ba chiều. Không gian ba chiều bây giờ la xúc giác của bàn tay. Con kiến, con dơi, con ong mô tả thực tại khác con người. Mắt loài ong
là một tổ hợp nhiều con mắt, như môt tổ ong nhiều mặt gắn
trên một mắt chính nên loài ong nhìn bông hoa khác con người. Loài dơi thì
không có mắt nên nhìn bằng
cách phóng ra một làn sóng radar. Dưới đáy biển sâu, tuyệt đối
không có ánh sáng, áp xuất cao kinh hoàng, gần những núi lửa ngầm
phun bụi đen nóng bỏng là cả môt đời sống âm u, tăm tối nhưng cũng đầy sinh động, náo
nhiệt của nhiều loại sinh vật. Những sinh vật này có cái ngã riêng
của chúng hay không, có thể phân loại theo nhà phật là những “hừu
tình “ hay không.? tại sao chúng vẫn
biết đua tranh dành dựt sự sống.
Nếu nói về sự
ghi nhận thực tại thì con người và con ong, con dơi, hay những sinh vật
dưới đáy biển sâu, ai tả đúng sự thật. Mà ngay cả bản
thể của điều gọi là sự thật cũng không ai định nghĩa được.
Ở
mức nào là sự thật hay không hề có sự thật cuối cùng mà chỉ có những lượng tử, những đơn
vị gián đoạn của sự thật trong
môït chuỗi vô tận của sự thật. Tương tự nhu khi nói về lịch sử, hay
chân lý khoa học, chỉ có những độ lượng tương đối và chủ quan
của sự thật lịch sử hay khoa học.
Trước kia người ta
cho rằng nguyên tử là nhỏ nhất, là đơn vị cuối cùng xây nên lâu
đài thực tại nhưng rồi người ta kiếm ra những âm điện tử . Không
dừng lại, người ta phá vỡ nhân của nguyên tự để phát hiện những
quantum nhỏ hơn nữa , nhưng lepton, quark , nutrinos , gluon, boson, higgs
boson, muon,meson, kaon, lambda, barion,pion, graviton, nutrinos vv và sẽ
còn nhiều nữa mà cái giới hạn trong sác phàm không thể thăm dò xâu
hơn nữa
Triển vọng sẽ
không bao giờ chấm dứt trong cái biển không đáy của “hai chiều thực
tại”, phía trên là không gian vô tận
càng ngày càng lớn, lớn mãi với a
tăng kỳ những giải ngân hà, những hố đen lớn hàng tỷ mặt trời và
ở chiều hạ nguyên tự với những quantum ngày một nhỏ hơn. Ở đâu là bìa ngoài
cùng của vũ trụ và cái gì bên ngoài cái biên giới mà khoa hoc tạm
gọi là “không gian tuyệt đối” chị có thể có trong tâm tưởng.
Cái biết về thực
tại vì vậy tương tự như chuyện người mù sờ voị
Ngay từ nhiều thế
kỷ trước, khoa học vẫn cố truy tầm cái gọi là bản thể chân thật của thực tại nhưng cho đến cuối thế kỷ
19, triết gia, khoa học gia Tây Phương có vẻ vẫn chưa tìm được ngay cả
một định nghĩa thế nào là thật, thế nào là giả.
Một khi không
định nghĩa được thì không thể nói là biết chắc. Người ta dành nửa
câu trả lời cho tôn giáo và triết học để tạm chấp nhận thua cuộc
bằng cách “tự chế” chỉ quy về mặt duy vật của những hiện tượng vật
lý ghi nhận được qua "ngũ uẩn" rồi đòi hỏi rằng khoa học cần phải kiểm nghiệm bằng thực tế.
Ðó là tiêu chuẩn của khoa học thế kỷ 18.:
“Mắt chưa thấy, tay chưa nắm vào thì chưa có
thật.”
Phải chăng thực
tại “có thật” nhờ những phương
tiện cảm súc cuả sắc giới theo cách nói của nhà Phật ? hay thực
tại chỉ là môt sản phẩm của trí tuệ như Descartes “tôi nghĩ vậy là tôi hiện hữu, Je pense donc je suis”.
Tôi mất bộ óc,
không nghĩ được nữa thì những cảm xúc phản xạ có chứng tỏ là tôi
còn hiện hữu hay không?. Một người bị hôn mê trong nhiêu năm có còn
hiện hữu không và khi anh ta tỉnh dậy nhưng mất trí nhớ có phải với
một cái tôi khác không dù thân sác anh ta vẫn là một trước mát một quan sát viên. Luận lý này dựa trên nền tảng cái tôi.Thật ra, dù
có cảm nhận , "thức" được Tiểu Ngã hay cái Ðại Ngã
là không gian bên ngoài, chúng ta vẫn không mang lại được một định
nghĩa tuyệt đối về hiện hữu.
Với khoa học hiện
nay càng ngày người ta càng nghi ngờ hơn về bản thể của chính cái ngã , cái ta, cái tôi, khi mà
người ta có thể ghép cái đầu của ông Einstein vào một cơ thể khác,
hoặc khi quan sát sâu xa hơn trong phạm vị tế bào ở mức những phân tử cấu thành
chuỗi nhiễm thể ...Hoặc từ một tế bào gốc có thể tạo ra một sinh
thể mới, một con bò, một con ngườị. Tất nhiên sinh thể này cũng sẽ có
một cái tôi, cái ngã khác và cái ngã này có liên quan gì tới cái
ngã của tế bào gốc không.

Những phần tữ ADN
mang tính di truyền có vẻ cũng có cái ngã riêng trong thân thể mọi thực hay động vật trong đó có con
người, nếu không tại sao những nucleotide cấu thành nhiễm thể này
cũng có nhu cầu sinh tồn để tìm đến nhau, để tạo tác nö74ng sinh thể mới, hay nói cao siêu
hơn là chúng cũng có “tánh linh” và mang cái nghĩa vụ kỳ bí trong
việc kiến tạo những tế bào của sự sống
Những ADN này
được tạo thành bằng cách ghép 4 chất
có chứa những nguyên tố chính của sự sống là Oxi, Hydro, nitro,
carbon. và Phoshat có tên gọi chung là những Nitrogen containing nucleobase đó là các chất Adenosin (A)
Thimine (T) Cytosin (C) va Guanine (G).
Những Nucleotie như
ADN hay này được tạo thành theo một
cung cách đặc biệt tức là chất A
chỉ nối với chất T và C chỉ nối với G
liên tục tạo thành môït sợi nhiễm thể.


Thí dụ ở một đoạn nào đó của giây nhiễm thể có 4 thành phần là
AACG thì đây là một ổ khoá đặc
biệt để tạo ra một đoạn mới tương
ứng là TTGC Nếu một đoạn khác của giây nhiễm thể có CTAG thì đọan
tương ứng mới thành lập sẽ phải là GATC..cứ theo những ổ khoá mật
khẩu này mà kéo dài thàng Gene di truyền của vạn vật. Sinh vật cũng
như thực vật.

Trên phương diện cơ chế hoá học thì không
có gì bí mật cả vì đó chỉ là sự thể hiện ái lực âm dương và đinh
luật vạn vật hấp đẫn nhờ trong
lực trường (gravity). Âm đương hút nhau, một vật có khối lượng đều có
hấp lực hai chiều.
Nhìn vào công thức tạo thành ADN người ta
sẽ thấy những những nguyên tử Hydrogen kết dính với những nguyên tử
Oxy hay Nitro tượng trưng những vạch đứt đọan để điễn tả đây là những
mối nối Hydrogen, (hydrogen bond).( coi hinh vẽ tượng trưng bàng những chấm đứt đoạn)
Những mối nối này rất yếu vì chỉ là
sự “góp tượng trưng” một âm điện tử của nguyên tử Hydrogen
với nguyên tự oxi để cả hai có đủ số âm điện tử quy định cho mỗi
quỹ đạo nhất là ở quỹ đạo ngoài cùng của nguyên tử Oxy hay Nitro nhằm
đạt tới cái cấu trúc octed bền vững với 8 âm điện ở quỹ đạo ngoại biên.
Cấu tạo 8 âm điện tử này được gọi là
cấu tạo Octed (oct là số 8) và là cấu tạo bền vững nhất. Oxygen chỉ có 6 âm điện tử vòng ngoài nên
không stable vì thế phải tìm cách chung với hai âm điện tử của Hydrogen làm thành
nước H20.

Tại
sao có 8 âm điện tử ở quỹ đạo ngoài cùng thì bền vưng và ổn định.
Câu hỏi này dành cho những nhà thần học
và triết gia mặc dù giới khoa học đã biết rất rõ về cung cách tổ
chức Octeds của những lượng tử hạ nguyên tử (subatomic particles)
Tuy
nhiên có một sự trùng hợp khá lý thú giữa giáo lý của nhà Phật và khoa học khiến những khoa học gia đã
dùng tên môt giáo lý cốt tuỷ của đức Phật là quan niệm Bát Chánh Ðạo , (Tây phương gọi là The Eight
ways fold) để đặt tên cho quy luật về cách sếp đặt những lượng
tử hạ nguyên tử như Baryons và Meson thành những đơn vị 8 ( Barion octed).
Khám phá của nhà bác học Do Thái Yuval
Ne’ eman đưa tới phát kiến về kiểu mẫu tạo thành những loại Quark
khác nhau. Ðây là môt vấn đề cực kỳ phức tạp vượt ngoài khuôn
khổ hiểu biết của người thường nhưng điều đáng nói là sự trùng hợp
của số 8
Lịch sử Phật học cho biết đức Thích Ca, său
gần 7 ngày thiền định, đột nhiên khai mở huệ nhãn, và giác ngộ. Său
đó ngài đã thuyết pháp lần đầu
tiên về con đường giả thoát và chứng ngộ niết bàn trong giáo huấn Bát chánh đạo gồm:
- Chánh kiến là “tri kiến về Pháp thân”
- Chánh Tư Duy là từ bỏ mọi chấp trước.
- Chánh ngữ là hiểu rằng “Pháp vợt trên ngôn ngữ”
- Chánh Nghiệp là “tạo thiện nghiệp”
- Chánh Mạng là tri kiến
các “Pháp (Dharma) không sinh thành biến hoại.”
- Chánh tinh tấn là an trú nơi “vô sở cầu”
- Chánh niệm từ bỏ “thắc mắc có không”
- Chánh định là giữ “tâm vô phân biệt”.
Quan
niệm của Ðại Thừa thì đó là nỗ lực thoát khỏi vô minh mà thoát
khỏi vô minh hay sự mù tối là để hiểu rằng thực tính của mọi sự
vật nằm trong “Tính Không”.
Tám lời giáo huấn nói trên như những
ẩn ngữ, qua nhiều thế kỷ đã để
lại nhiều giải thích nhưng có lẽ vẫn không nói hết, nói đúng được dụng
ý của huấn từ nếu chỉ quy về cách giải thích mang tính đạo đức hay
quy uớc tôn giáo.
Thí dụ có thể được giải thích rất đễ
hiểu cho dại chúng khi quy về những dức tính như: Hiểu đúng, Nghĩ đúng, Làm đúng, Nói đúng, Sống đúng, Nỗ
lực đúng, suy niệm đúng. Nhưng ....thế nào là đúng khi mà chính Bát
chánh đạo lại nói rằng "phải có cái tâm không phân biệt, phải chấm dứt
thắc mắc có-không, phái buông theo dòng dạo vô sợ cầu" vv....
Phải
đợi đến cuối thế kỷ 19 với những đột phá về khoa học ,với Einstein
và thuyết tương đối,rồi Bohr với cấu tạo của nguyên tử và mới nhất
Vật lý lượng tử đà sâu hơn mãi vào thế giới lung linh hư thực của
những hạt tử năng lượng hay phóng vào không gian tìm hiểu những Black Hole
lớn hàng tỷ mắt trời mà tận cùng là 1 diểm nhất nguyên như một chấm toán học không có kích thước, nơi thời
gian và không gian ngưng lại, người ta mới thấy sự gần gũi nếu không
nói rất chính sác , rất khai sáng, của bài học bát chánh đạo.
Ðọc Bát chánh đạo, người ta có cảm giác
là ẩn dưới những lời giáo huấn có vẻ mang tính đạo đức thường tình
của thế nhân dành cho những hành
giả, đường như còn là một bản đồ chỉ đường ghi những phương pháp ,
những kỷ luật trí tuệ cần có để vượt qua bức màn vô minh u tối và
đạt tới sự thật cuối cùng và cũng
là khởi đầu của của vũ trụ hay của mọi hiện hữu.
Có thể
diễn tả Bát chánh đạo một cách cụ thể như thế này được không ? :
“Trước
hết phải “Tri kiến về Pháp thân”
tức là ghi nhận và hiểu biết về
bản thể hiển nhiên của mọi thực tại, mọi hiện hữu và thực tại nằm trong “Chân như” tức là cái chân lý
(logic) tối hậu để triển khai và thể hiện thành những quy luật vận
hành vũ trụ trong đó có mọi chúng sinh hữu tình hay vô tình, vì thế Pháp thân cũng là “Pháp” và là quy luật vận hành vũ trụ.
Tri kiến về Pháp thân
thức là tri kiến về lý do tối hậu của hiện hữu trên con đường tiến
tới sự hiểu biết và hoà nhập và đại ngã của vũ trụ, mà tận cùng,
rốt ráo, chân thật sẽ là “Tính
Không”.
Những giáo huấn trong Bát chánh đạo phải
chăng cũng chính là con đường, là những phương pháp, là thái độ trí thức mà nhân loại qua
ngả khoa học đang vận dụng để truy lùng căn nguyên của hiện hữu
Trên
con đường đi này phải “Chánh tư duy”
tức là từ bỏ mọi thiên kiến, cố chấp. tạo nên do sự hình thành của
tiểu ngã từ lúc sơ cấu tiền hiện hữu. Những cố chấp hay định kiến
này làm bức màn vô minh ngày một đày đặc hơn kiến che khuất sự thật hoặc chân lý
rất hiển nhiên, rất đơn giản của hiện hữu. Khoa học cùng phái chánh
tư duy vì không thể có định kiến, vì tìm sự thật là một cuộc chạy
đuổi vô tận
Tuy nhiên cũng phải hiểu là sự thật hay sự
giác ngộ cuối cùng sẽ không thể nói lên bằng lời vì ngôn ngữ đúng
nhất “Chánh
Ngữ” đã vượt trên mọi ngôn từ vì đó là “vô ngôn,.Qua ngưỡng cử gíac ngộ thì càng nói là càng sai lạc.
Khoa học hiện
đại cũng bắt đầu ngờ vực về cách diễn đạt của mình và lúng túng khi bước vào thế giới lung linh
hỗn độn giữa có và không, cụ thể và ảo giác của thế
giới siêu vi hạ nguyên tư.
Hi vọng cuối cùng là nhờ vào thứ ngôn
ngữ tuyệt đôi trong dáng, vô ý ngại của toán học. Tuy nhiên ợ sự
thật cuối cùng của giác ngộ thì ngay cả toán học cùng không nói,
không diễn tả được nữa
Mọi thị hiện chỉ là những chuỗi duyên khởi bất tận của vô vàn Nghiệp (nguyên do, cause) đưa tới những hậu quả (effect), Nếu hiểu đúng nguyên do
(chánh nghiệp) thì sẽ hiểu được hậu
quả . Nếu
hiểu tới
tận cùng một cách đúng đắn theo “Chánh Pháp” thì sẽ thấy mọi Pháp , mọi Nghiệp đều như thế đó, như vậy đó, vốn “không
sinh thành biến hoại.”. Amen, Ainsi soit-il ! là như vậy, là sự thật không thể khác được.
Vì chánh pháp không sinh thành không biến hoại nên muốn hiểu thì cần “Chánh
tinh tấn” bằng cách an trú nơi “vô sở cầu” vì phải hiểu mọi biến cố thị hiện đều ngẫu
nhiên không hề được xếp dặt ( thực tại chỉ là những làn
sóng sác xuất như quan niệm của vật lý lượng tử). Cũng cần phải
“Chánh niệm” tức là từ bỏ những
thắc mắc , phân biệt Có và Không, vì sắc tức thị không, không
tức thị sắc. Ðó chính là đạt được “chánh
định” của cõi tâm vô phân biệt.
Nếu, đạt được cõi tâm vô phân biệt này là
đạt được niết bàn vì lúc đó hạnh phúc, khổ đau, còn, mất, vv... sẽ chỉ
là những "thị hiện nhị nguyên" của tiểu ngã sẽ tan
vào trong đại ngã , để tận cùng đại
ngã cũng tan vào “chân như” là cái không nhưng vô cùng có của “chân
không diệu hữu”.
Cái chân không diệu hữu này như Ernes Mach được gọi
là một không gian tuyệt đối hoặc
theo kinh Vệ Ðà thì : “ ngay cả cái
không cũng không , không hiện hữu.”
Bát chánh đạo được
tượng trưng bằng hình vẽ , không biết xuất hiện từ đời nào, do ai chỉ
dẫn, là một bánh xe mà xuy nghĩ xa hơn một chút sẽ thấy có sự tương đồng với biểu tượng của một mẫu
nguyên tử với 3 vân đạo âm điện tử mà vòng ngoài cùng có cấu tạo
Octed 8 âm điện tử. Những nan xe từ tâm toả ra gợi ý như sức hút
của lực điện từ và lực yếu
(week force) giữ cho các âm điện tử quay quanh nhân nguyên tử. Trong
cùng là nhân nguyên tử với biểu hiệu như những sóng năng lượng
liên tục đuổi bắt nhau tạo nên bất tận sự xếp đặt những hạt tử

Bánh xe Bát chính đạo và mẫu ngyên tử

Trở lại với cấu
kết “octed” trong mối nối Hydrogen mà
khoa học hiện đại mượn danh từ “bát
chánh đạo” của nhà Phật, người ta thấy chính giữa những phân tử
nước H2O này cũng tạo thành những “mối
nối Hydrogen” không ngoài “tham vọng” tạo cho nguyên tử Oxygen sự bền vững nhờ
có đủ 8 âm điện tử ở quỹ đạo ngoài cùng

(ít nhất là một ảo tưởng dù chỉ là dựa hơi)
Hình
nước với những mối nốiHydrogen lỏng lẻo nên nước chẩy được và bốc
hơi khi nhiệt độ cao
Trong trường hợp
của ADN tương tự , đây chỉ
là môt sự đóng góp hờ (như nối kết nhưng phân tử trong chất nước) rất dễ bể gẫy để thành một ADN
mới său khi đã ráp khuôn

Gỉai thích và chứng minh
như vậy như vậy nhưng người ta không đặt vấn đề là tại sao những
phân tử 4 chất ATCG lại có sự khôn khéo để tìm đến nhau như vậy . Ai ? ai đã tạo ra những định luật
kỳ bí này. Có Ai không.? Theo
Phật thì Ai chính là Chân như,
là KHÔNG
Duy lý Tây phương
lúng túng hòai vì một cách nào đó, chính những triết gia phương Tây
những thế kỷ trước cũng ghi nhận rằng bản thể của thực tại quả
tình có mang tính lưỡng diệân,
có-không, sáng-tối, âm-dương , sống –chết vv...Có một thứ logic hay
định luật nào đó khiến mọi vật, mọi hiện tượng đều tàng chứa đồng
thời sự đối kháng và hoà hợp, sự kiến tạo và huỷ diệt
Người ta mơ hồ
thấy là dường như mọi chuyện đều hàm chứa một cái gì đó không phải
là nó, vừa đối nghịch vừa hoà thuận như mộït đối trọng tất yếu của
hiện hữụ
Tính lưỡng diện
này thể hiện ngay trong ngôn ngữ. Sướng khổ, vui buồn, cao thấp, lớn
nhỏ, cứng mềm, còn mất, sáng tối vv
Trong cây cỏ,
người ta có thể thấy cái tính lưỡng diện này khá rõ.
Trong mọi loại
thảo mộc luôn luôn có sự hiện diện song hành của hai hoạt chất
chực kỳ đối trọi, đố ky nhau như nước với lửa đó là những hoạt
chất (Alcaloide) và chất chát (Tanin). Trong cây xanh còn trồng
dưới đất, hai loại hoá chất này lại sống hoà thuận, an ổn trong
“đời sống” của cây cỏ giống như sự sống và sự chết nằm kề bên nhaụ Thế nhưng, khi
bị tách riêng ra rồi hoà trộn
lại thì hai hoá chất này không thể đồng thời hiện diện, chúng sẽ
tiêu diệt nhau môït cách mãnh liệt, tỷ như có ánh sáng thì bóng tối
phải tan đi
Tương tự său này khoa học người ta nói tới
những vật chất và kháng vật chất (matter và anti matter), những âm
điện tử thật và ảọ (electron và virtual electron)
Với cái yếu tính lưỡng diện này, nếu không có cái
nhìn tổng hợp của Ðông Phương như
trong Rigveda, Lão Tử, hay như với Ðức Phật người ta sẽ chạy
hoài và không bao giờ tới đích vì con đường lưỡng diện như cứ dài ra
mãi, như một người đuổi theo chính cái bóng của mình.
Trong lãnh vực
khoa học thực nghiệm, từ thế kỷ 19, Maxwell tìm ra ánh sáng là một
làn sóng điện từ. Kiểm chứng
và được xác nhận là đúng. Einstein lại chứng tỏ ánh sáng cũng là
những hạt gọi là photon mang
năng lượng. Phát hiện này cũng được kiểm chứng là đúng trong thực
nghiệm.
Vậy thì khi nói
sóng cũng là hạt có nghĩa một tình trạng liên tục cũng hàm chưa tính cách ly, rời rẽ. Người ta tạm dừng lại ở đó, chấp nhận
nhưng không thể đi xa hơn với câu hỏi tại saọ
Nói sóng là hạt cũng tương tự như nói
“có là không” vì sóng thì liên tục mà hạt thì rời rẽ
Khoa học Tây
phương tới thế kỷ 19 chưa hẳn cấp nhận cái luận lý thuần toán học
kiểu lưỡng phủ nhận (double
negation) “ không không là có ”
của môn toán học Boolean algebra đã trở thành quá thường như thấy
hiện nay trong ngành kỹ thuật số.
Boolean algebra
được George Boole hình thành năm 1847 không sử dụng những biến số
thập phân 0-9 mà chỉ sài hai biến số là Thật - Không Thật (True -
Faulse) 0-1
Trong cách đếm thập phân ngưới ta bắt
đầu đếm từ 0 tới 9 là hết số nên
trở lại với số 1 thành 10.
Trong cách đếm boolean bắt đầu bằng 0 tói
1 là hết số nên con số 2 trong hệ thống Booean sẽ là 10.
Cụ thể nếu chúng ta có 10 ngọn đèn,
không bật ngọn nào cả là 0 bật 10 ngọn là số 2. Biệu tượng này
giống với sự đóng mở của một mạch điện
Nhưng điều đặc
biệt là hệ thống toán học này
còn dùng những biến số liên
hệ được gọi là (AND , OR .... Và - Hay
Là) .
Những biến số (0
và 1) không theo quy luật tính toán như những con số thông thường thí
dụ 1+1=2 hoặc 1+0=1.
Nếu hệ thống
thập phân chỉ cho ta ý niệm về lượng thì toán học Boolean còn cho
ta môït ý niệm về phẩm, rất cụ
thể, khi được áp dụng thành
công trong mạch điện vì điện năng chỉ có hai trạng thái là tắt, bật, đóng hay mở (on off) , từ đó mở ra một thứ toán học mới
là ngành đại số nút bật gọi là
Switching algebra áp dụng trong việc làm những mạch điện trong
những con chip IC quen thuộc của ngành điện toán số còn gọi là LSI
(large scale intergrated circuit) tương đương vớùi 1 triệâu transitor hay
100.00 logic gates

Áp dụng toán học
Boolean vào thực tế cho thấy một cuôc hôn phối tuyệt vời giữa
trừu tượng và hiện thực, giữa có và không, thâït và giả, mộng và
thực, hoặc ghê gớm hơn cả là có thể “vừa giả vừa thật”. (Chánh niệm từ bỏ “thắc mắc có
không”)
Như đạo Phật,
giác ngộ là khi khong còn thác mắc phân biệt có không để “đồng thời” liễu ngộ được cả chân
và giả, cái ta và cái không là ta. Hoặc như Lão tử:
Có cái này mới
có cái kia
cài này còn cái
kia còn
cái này mất cái
kia mất
Cái chữ đồng
thời này thật là quan trọng vì nó bao hàm cả tính lưỡng điện và tính
nhất nguyên của thực tạị Không có cái thật thì không thấy cái giả
nhưng không chấp giả thì không
có cái thật. Không có bóng tối thì không có ánh sáng như bài kệ
sau đây
Sống không sợ , sợ gì
Chết không sợ , sợ gì
Sống không chết không sống
Sống chết
đồng nhất thể
(Hoàng Nguyên)
Său Einstein đến lượt
Rutherfort và Bohr. Cái nhìn của con người vào thế giới hạ nguyên tử
(sub atomic) ngày một rõ ràng hơn, đồng thời người ta cũng phát hiện
là không chỉ ánh sáng mà những âm điện tử, ngoài tính chất thay đổi
quỹ đạo hoàn toàn bất chợt không thể tiên liệu, âm điện tử cũng có tính lưỡng điệân tức
là vừa là sóng vừa là hạt được chứng nghiệm trong thí nghiệm hai
khe hở.

Hình 1 anh sáng hoặc electron qua 1 khe không có giao thoa

Hình 2 với hai khe hở anh sáng qua hai khe
giao thoa
tạo những vạch sáng tối là một tính
chất đặc thù của
SÓNG
Kết luận ánh sáng vừa là hạt vừa là
sóng
Thí
nghiệm hai khe hở này được thực hiện lần đầu tiên bởi Thomas Young
năm 1801 trong đó ánh sáng được chiếu vào một tấm màn chắn có hai
khe hở .
Những quang tử được ghi nhận trên một tấm màn đặt ở phía săụ
Thí nghiệm này chứng tỏ là những quang
tử Photon có thể “chọn lựa” sẽ đi qua hoặc khe số 1 hoặc khe số 2
và sẽ giao thoa tạo thành những vệt sáng tối giống như hai làn
sóng va vào nhau .
Ðiều này chứng tỏ ánh sáng phải có tính
chất của một SÓNG nên mới có
thể giao thoa.
Khi làn sóng của
ke 1 va khe 2 giao thoa ở những vùng biên độ âm và dương của hai làn
sóng gập nhau sẽ triệt tiêu lẫn nhau tạo thành một vạch tốị
Khi 2 biên độ đều
dương sẽ cộng hưởng tạo một điểm
sáng.
Người ta cũng đặt
những màn hình riêng biệt , đón nhận quang tử qua từng khe hở 1 hay 2 để đo riêng rẽ .
Trong trường hợp đo riêng rẽ này người ta
ghi nhận những hạt quang tử photon độc lập đi qua từng khe hở của màn
chắn và vì chỉ đi qua một khe mà thôi nên không có sự giao thoạ
Ðiều này chứng tỏ photon cũng là HẠT
Său ánh sáng
người ta thí nghiệm và đạt kết quả tương tự với âm điện tử hoặc
ngay cả những vật thể lớn hơn như viên đạn như nhưng điều đáng nói
là càng lớn thì độ chính sác càng giảm.
Tính lưỡng diện Sóng –Hạt này sẽ còn
được nghiên cứu kỹ lưỡng hơn khi người ta đi sâu hơn vào lãnh vực
của Vật lý lượng tưû. Lúc đó
tính chất sóng của những hạt tử còn được mô tả rộng rãi, bao quát
và cụ thể hơn và cũng cho thấy là tính lượng diện này không chỉ giới hạn trong thế giới hạt tử hạ
nguyên tử mà một cách nào đó còn chi phối cả thế giới khổng đại
trong đời thường của chúng ta
Những phát hiện
ngày một nhiều hơn về tính lưỡng
diện của vật chất đối ngịch với trực giác loài người. Ðể giải
thích, người ta buộc phải rút về phạm trù toán học thuần thuý (pure math)
vì duy lý của tri thức thông thường
của con người không muốn chấp nhận hay bất lực không thể giải thích
được tình trạng lưỡng diện vừa có vừa không của thực tại .
Ðây cũng là mở
đầu của một thế hệ những nhà bác học trong bộ lạc những nhà Vật lý lượng tử.
Trong thế giới vật lý lượng tử (quantum physic), mọi thực tại sẽ trở thành hư hư thực thực, xoá nhoà biên giới giữa có, không, hoà nhập
làm một và chứa trong không.
Vấn đề bản thể chân thực cuối cùng hay
khởi đầu của thực tại , của hiện
hữu không còn cần đặt ra nữạ
Có thể mở đầu
khuynh hướng này với Werner
Heisenberg và một môn tân toán học
gọi là Cơ học ma trận (
Matrix mecanic) vì đây là bước đầu tiên mở vào cửa ngõ của quantum
physic.
Căn bản Heisenber là
một nhà toán học nhưng său khi có dịp gập nhà vật lý học Bohr (người tìm ra cấu tạo chính xác của
nguyên tử,) Heisenberg đột nhiên bị quyến rũ với những vấn đề
của nguyên tử chưa hoặc không thể giải đáp dựa trên logic thuần vật
lý.
Heisenber tin rằng toán hoặc thuần tuý
mới là thứ ngôn ngữ tuyệt đối tự do để giải đáp những vấn nạn
khó khăn của vật lý.
Heisenberg còn đi
xa hơn nữa khi cho rằng những tư tưởng trừu tượng nảy sinh trong trí óc
con người luôn có môït quan hệ mật thiết với cuộc đời thực tế.
Nói khác đi, bất
cứ điều gì con người nghĩ được trong trí óc đều có thể xẩy ra trong
thực tế. Heisenberg nhận ra là ý tưởng, suy tuởng của con người có
một hấp lực đặc biệt khiến ông quyết định phụ với Bohr trong việc
xử dụng toán học là phạm trù thuần tuý suy tưởng để nghiên cứu
thêm về nguyên tử tại Niels Bohr Institute mới được thành lập tại Copenhagen (Hoà Lan).
Tại học viện này
ông giám đốc Niel Bohr thu dụng quanh mình những trí tuệ trẻ trên khắp
thế giới để cùng làm việc trong mộït tinh thần cởi mở. sinh động,
vô chấp, vượt ngoài nghi lễ đẳng cấp.
Ðây là tập hợp
của một thế hệ những trí tuệ trẻ đầy sáng tạo, nghèo tiền, chưa
có nhiều danh vọng nhưng có lòng quyết tâm tạo dựng một cuộc cách
mạng khoa học với kỳ vọng sẽ biến đổi hoàn toàn quan nhiệm từ
trước về bản thể sâu thẳm của
“hiện hữu”. Hiện hữu của mọi vật chất trong đó có con người, vạn
vật và toàn bộ vũ trụ.
Său một năm làm
việc với Bohn, Heisenberg chuyển sang làm phụ tá Max Born tại đại học Gottingen. Một trong
những vấn đề đang làm điên đầu những nhà vật lý trong giai đọan này
là câu hỏi :”tại sao những nguyên tử lại phát ra những quang phổ ánh sáng khác nhaụ”
Ðang say mê làm
việc thì Heisenber bị cảm nặng. Ðể đổi gió và tạm giải toả những xuy
nghĩ nhức đầu, ông quyết định đi tới vùng Helgoland nghỉ ngơị Chính nhờ chuyến đi xả hơi này, (tương tự như Planck khi phát kiến được
tính bất liên tục của vật chất, mở lối cho Einstein và mở đầu cho
quantum physic) , như một tia sét đột phá của mặc khải, chỉ trong
một ngày, một đêm Heisenberg phát minh ra ngành toán học mới gọi là Cơ học ma trận. (matrix mecanic)
Người ta nói phát
kiến toán học này, như một tảng đá chênh vênh nơi đầu núi bất chợt
long ra, tạo thành cả một vụ sụt lở long trời vì quan
niệm toán học này giúp kéo những ý tưởng thuần lý, trừu tượng của
toán học lại gần hơn với thực tại nhờ đó sẽ là một cung cách mô tả thực tại
hiệu qủa hơn
Là môt toán học gia, Heisenberg gạt bỏ
sự bận tâm về “cấu trúc vật lý thực của nguyên tự “ mà chỉ chú
trọng tìm một “cách diễn tả toán học” về sự trao đổi năng lượng
của Nguyên tử qua những con số xếp đặt theo từng hàng , từng cột trong
môït hình vuông theo một trật tự hay quy luật tính toán riêng .
Thí dụ như cách cộng “kỳ quái” của một Matrix
trong hai “cột số” bí hiểm dưới đây:

Các phép tính cộng trừ nhân chia của
Matrix hoàn toàn khác biệt và phức tạp đối với người thường, nêu
lên ở đây mang nhiều tính minh hoạ hơn là chứng minh, vì thế, thường nhân chúng ta có lẽ chỉ nên chú ý vào những áp
dụng của nó trong việc giải thích “cung cách thể hiện” của những
lượng tử trong đời thường.
Dựa vào nguyên
tắc matrix được Heisenberg phác hoạ, Born và Pascal Jordan khai triển
rộng hơn và phát hiện ra một điểm quan trọng là thứ toán học mới này lại có khả năng giải thích tốt hơn
những vấn đề liên quan tới sự biến đổi mức năng lượng của một
nguyên tử vốn không thể nào giải thích được theo cách tính toán của
số học thông thường.
Nói rõ hơn, trong
vật lý cổ điển, thí dụ khi mô tả trạng thái của một hạt lượng tử
người ta có thể nói :
“lúc
hạt tử này đang ở vị trí Q =5
với động năng P của nó là
3”
( ghi
chú : động năng là tích
số giữa khối lượng và tốc độ) .
Thí dụ cụ thể, con voi có khối lượng lớn
nên dù di chuyện chậm vẫn có thể húc đổ bức tuờng vì “động năng”
cũa nó rất lớn trong khi con nguời có khối lượng nhỏ hơn nên nếu
muốn tạo được một kết quả tơng tự sẽ buộc phải di chuyện với tốc
độ cực lớn. Tia nước có khối lượng nhỏ nhưng nếu được nén ép để
tạo một vận tốc cực cao có thể cắt đứt thép).
Những con số 5 hay
3 này nếu theo cách tính toán thông thường thì có thể thay đổi số
hạng (vị trí) mà không làm thay đổi kết quả .
Thí dụ tích số 5x3=15 mà ngược lại, 3x5 cũng =15.
Nói khác đi, (pxq= qxp).
Theo Matrix thì
cách nhân này đúng trong thế giới khổng đại nhưng không còn đúng
với những hạt tử vì khi nói về hạt tử ở mức nguyên tử hay hạ
nguyên tử thì (5x3 khác với 3x5 .....pxq khác với qxp).
Tính toán của Born cho rằng có sự khác biệt giửa hai tích số (qxq và
qxp) vì tỷ lệ với hằng số “h” của
Planck.
pxq= (h) . qxp
Chúng ta còn nhớ
hằng số “h” do Plancs tìm ra để diễn tả về “độ rời rạc, bất liên
tục của vật chất”.
Nếu chúng ta sống trong môït thế giới
liên tục tức là “h” bằng zero thì lúc đó pxq sẽ bằng qxp.
Cái hằng số “h” này trong đời thường
của con người mặc dù rất nhỏ nhưng không thể là 0, nhờ đó mà mọi vậït chất, dù ở thế
giới khổng đại trong đời thường hay trong thế giới siêu nguyên tử
(Sub atomic) không dính cục vào nhau,
nhờ đó mới có đời sống. Gỗ đá, sắt thép, con người và toàn thể
vũ trụ thật ra
trống rỗng tạo thành bởi những đơn vị lớn hay nhỏ nhưng tách rời
nhau, không liện tục thành một khối
Tóm lại, những
trị giá về vị trí và động năng để mô tả một hạt tử không thể
diễn tả bằng con số thông thường được mà phải đặt vào hệ cơ học matrix. (matrix mecanic)
Câu hỏi cuối cùng: vậy thì vị trí “THỰC”
của một lượng tử là thế nào?
Ðiều đáng nói là
chính cha đẻ của toán học Matrix là Heisenberg khi nghe tin về những
công việc của Boren-Jordan cũng không nắm được Cơ học Ma trận (Matrix
mecanic) là gì nhưng năm 1925 khi ông tới thuyết trình về những khám
phá của mình trong địa hạt toán học tại Canbridge, trong cử toạ có
một toán học gia trẻ xuất chúng là Paul Dirac .
Ngay său đó Diarac
viết một luận án toán học về Cơ
học Ma trận trong đó ông chứng minh là ngành toán mới này sẽ
thay đổi toàn điện quan niệm cơ học cổ điển.
Ở Hoà Lan,
Heisenberg, Borhn và Jordan đồng thời củng đạt những kết quả tương tự .
Ðây là khởi đầu của ngành Cơ học ma
trận lượng tử (Matric quantum mechanic) trong đó những hạt tử lưu động
(thí dụ âm điện tử, quang tử) không còn được mô tả như như những
vật thể cụ thể mà sẽ hoặc “chỉ được mô tả bằng toán học” (hoàn toàn trừu tượng, môt sản phẩm
của trí tuệ)
Câu hỏi đặt ra
là có thực ngành toán học mới này mô tả được thiên nhiên chính
sác, nhất là để mô tả những
lượng tử bậc dưới, nhỏ hơn Nguyên
tử.
Ở Hoà Lan, nhóm
ba nhà bác học Heisenberg Bohr Jordan cũng cố gắng áp dụng
môn toán mới này trong việc nghiên cứu quang phổ của nguyên tử
Hydrogen và đã thành công nhưng vẫn không biết chắc có đạt được kết
quả tương tự với nhửng nguyên tử khác hay không.
Cuộc tìm kiếm
được tiếp nối với Wolgang Pauli,
một nhà bác học tuổi trẻ tài cao nhưng tính tình bộc trực và nóng
bỏng như hoả diệm sơn nghĩ sao nói vậỵ
Một lần khi nghe
Einstein trình bầy tại đại học Munich,
anh chàng trẻ tuổi Pauli đứng bật đậy nói :
“qúy
vị biết không, những gì ông Einstein nói không ngu lắm đâu!!!”.
Rất mau chóng
Pauli nhuần nhuyễn ngay môn toán học Matrix và còn đi xa hơn, xác định được quang phổ của nguyên tử
Hydrogen khi đặt trong một từ trường hay điện trường. Ðây là môt
vấn đề hóc búa từ lâu chưa có lời giải đáp.
Trở lại câu hỏi
Cơ học Matrix có “thực sự” mô
tả được thiên nhiên không?. câu trả lời của những khoa học gia
khuynh hướng toán học là:
Matrix mechanic không nhằm mục đích cho
người ta một hình ảnh cụ thể (physical picture) mà trái lại chính là
tìm một cách né tránh để khỏi phải mô tả thế giới lượng tử bằng
những hình ảnh cụ thể.
Câu nói này như hàm ý rằng những lượng
tử dưới mức nguyên tử vượt khỏi khả năng nắm bắt cụ thể của con
người “mặc dù nó chính là những viên gạch nền móng của lâu dài
thực tại”
Những người như
Dirac hay Heisenberg thì vẫn khẳng định là con đường đúng đắn đưa tới
sự thật trong ngành vật lý phải là toán học.
Không hẳn mọi
khoa gia đương thời đều đồng tình với quan điểm mô tả thực tại hay
vật chất hoàn toàn bằng toán học , hoàn toàn trừu tượng nên đồng
thời cũng có những người đang cố phát triển một quan niệm khác gọi
là cơ học sóng (wave mechanics) .
Trở lại vấn đề
những lượng tử có tính lưỡng diện vừa là sóng vừa là hạt, Einstein cho rằng trong đường dài người
ta sẽ phải tiến tới một định luật chung có thể giải thích cho cả hai
trạng thái đối nghịch nhau giữa
sóng và hạt của ánh sáng.
Tuy nhiên nỗ lực
này vẫn chưa mang lại kết quả nào vì dường như ánh sáng chỉ có thể
ở một trong hai trạng thái :
Sóng hoặc Hạt.
Bước tiến kế
tiếp là của Loui de Broglie khi ông xuy diễn rất đơn giản theo kiểu “so
sánh tương đồng” để rút ra một kết luận về bản chất của những âm điện tử .
Theo Loui de
Broglie, vì ánh sáng đã được xác
nhận lúc là Sóng điện từ (theo Maxwell) nhưng cũng có lúc là hạt
( theo phát kiến của Einstein) nếu
làm một so sánh tương đồng để xuy diễn thì những âm điện tử đã được
chứng minh và xác nhận là Hạt
nên những âm điện tử cũng phải giống như ánh sáng tức là cũng có
thể hoạt động như làn Sóng.
Với ý nghị này
Broglie suy ra được độ dài sóng của những electron và tin tưởng phát
kiến của ông có thể kiểm chứng thực nghiệm.
Theo Broglie, những
electron cũng có thể thay đối hướng
để bẻ cong chung quanh những chướng ngại vật, tương tự như một làn
sóng biển chạy quanh một ghềnh đá. Nếu
Electron chỉ là hạt thì sẽ không làm được chuyện bẻ cong quanh những chướng ngại và sẽ
chỉ để lại môït bóng đậm khi gập chướng ngại.
Âm thanh cũng là
sóng vì thế người ta có thể nghe khi đứng ở một góc tường bên ngoài
đường đi của nguồn sóng.
Nhận định của
Broglie được Einstein ủng hộ và thông tri với các khoa học gia khác
trong đó có nhà vật lý người Áo
là Erwin Schrodinger.
Schrodinger đào
sâu hơn và đưa ra một phương trình xác định làn sóng của những electron
trong nguyên tử Hydrogen (một nguyên tự đơn giản nhất) , chỉ có 2 âm
điện tử trên quỹ đạọ. Từ
phương trình này ông cũng suy ra được quang phổ của nguyên tử Hydrogen
tương tự như kết quả của Bohr nhiều năm trước.
Ðây là khởi đầu
của “Cơ Học Sóng” song hành với
“ Cơ Học Hạt Lượng Tử” của
Bohr.
Một loạt những
kiểm chứng thực nghiệm khác cho thấy luận điểm của Broglie-
Schrodinger là đúng và chứng tỏ những electron vừa là hạt vừa là sóng.
Như mọi phát kiến
khác trong lãnh vực khoa học, luôn luôn mở ra những câu hỏi khác để
thách thức trí óc con người trước những bài toán của “thượng đế ”.
Nói rằng ánh sáng hay âm điện tử là
sóng nhưng sóng của cái gì. Sóng điện hay
sóng điện từ vì khi nói tới sóng người ta thường hình dung tới
một cái gì cụ thể và mang tính liên tục, (thí dụ sóng nước). Người
ta cần mô tả chính sác hơn bản thể của sóng âm điện tử.

Tác giả của cơ
học sóng Schrodinger là người đầu tiên đưa ra lời
giải thích lạ lùng
khác hẳn những hiểu biết từ trước:
“ Electron không phải là một Hạt. Sóng
electron là một làn sóng vật chất thí dụ khi nói tới
sóng nước là phải nói tới một làn sóng của “chất nước.” Phân định ra electron như một Hạt là sai lầm và
chỉ là một ý niệm tương đối thôị”
Quan trọng hơn cả,
Schrodinger còn nhấn mạnh một nhận
định ghê gớm:
“Mọi hạt tử trong thế giới hạ nguyên
tử, không chỉ electron, ngay cả toàn
thể thiên nhiên này (vốn xây dựng
trên cái nền của thế giới nguyên tử hay hạ nguyên tử ) do đó
cũng chỉ là:
“Môt làn sóng hiện tượng (phenomenon wave).”???!!!!!
Nói đơn giản hơn
cả vũ trụ vật chất này trong đó có người viết và người đọc bài
này chỉ là sự thị hiện của làn
sóng những hiện tượng. Người ta không thể đào sâu hơn để giải thích cõi nguồn của những sóng
hiện tượng này như thế nào vì xa hơn nữa là lại va vào vấn nạn
thượng đế.
Born phản đối
chuyện “sóng hiện tượng” vì mang
vẻ triết học trừu tượng hơn nữa,
trong thực nghiệm, người ta đã có thể đếm từng hạt lượng tử
thí dụ đếm những electron riêng rẽ với máy đếm Geiger hoặc trong thực
nghiệm đã ghi nhận được dấu vết của hững Electron hay những hạt tử
để lại trong phòng hơi (cloud chamber) là một dụng cụ để cụ thể hoá
sự hiện diện của những lượng tử như electron...
Như vậy, Electron phải thực sự , cụ thể
phải là một hạt !

Born chối bỏ,
đồng thời trả lời Schrodinger và câu trả lời này là sự chính thức
cáo chung của quan điểm “tiền định “ trong vật lý cổ và đã được gắn
liền với câu nói bất hủ “ Thượng
đế reo súc sắc” (God play dice).
Thượng đế “nếu có” là một người mê cờ bạc đã tạo nên vũ trụ này
qua những trò may rủị
Phát biểu của
Born không những va chạm nguy hiểm đến tôn giáo mà còn làm giới khoa
học xuống tinh thần dữ dộị
Theo Born Electron vẫn là hạt và cái gọi
là “ sóng Electron” của Broglie-Schrodinger thật ra chỉ là một làn
“Sóng sác xuất” cho biết cơ may có thể tìm thấy vị trí của một
electron trong không gian. (chuyện may rủi bây giờ thành làn sóng!)
Một làn sóng sác xuất ?.
Ðúng vậy, đó là một làn sóng của “rủi
may mang tính sác xuất” của ông thương đế ( nếu có) reo súc sắc khi
tạo ra vũ trụ này.
Làn sóng may rủi tình cờ này lan truyền trong không gian nhấp nhô, có
chổ cao, chỗ thấp, chỗ nhiều chỗ ít, về hình thức giống hệt như mọi
loại sóng, cũng có biên độ, tức
là độ cao của con sóng là nơi mà người ta có nhiều hi vọng nhất tìm
được một hạt tử.

Mọi loại sóng
đều uốn éo hình sin tức là có đỉnh
sóng dương và đỉnh sóng âm , trên phương diện toán học, nếu ta bình phương một con sóng thì sẽ
có được môt trị số dương tức là những nơi mà thực tế cường độ
sống mạnh nhất, là nơi mà người ta có “nhiều hi vọng” tìm được một âm điện tử. Nói theo toán học
thống kê là nơi có sác xuất caọ.
Ðể có một cảm
nhận rõ hơn về vai trò và tính chất của những âm điện tử, có lẽ
cần nhắc lại một chút về những khái niệm ban đầu về nguyên tử từ
thời trung cổ cho đến những kiểm chứng chính sác sau này về cấu tạo
của một nguyên tử và hoạt động của những âm điện tử khi quan chung
quanh nhân nguyên tử.
Ý niệm về nguyện
tử thực ra đã được nói tới từ lâu nhưng phải đợi tới những năm
đầu thế kỷ 20 thì hình ảnh của một nguyên tử mới được cụ thể hóa
qua phát kiến của Rutherfor và những đóng góp tiên khởi của Niel
Bohr.
Ðặc biệt với mẫu
nguyên tử của Bohr thì mức
năng lượng của những âm điện tử khi quan chung quanh nhân ỡ những
quỹ đạo cố định là những đại
lượng gián đoạn. Mức năng lượng có nghĩa là mỗi quỹ đạo của âm
điện tử khi quay chung quanh nhân tương ứng với một mức năng lượng.
Gián đoạn cũng
có nghĩa là những âm điện tử là những lượng năng lượng độc lập và có thể nhẩy từ quỹ đạo này sang
quỹ đạo khác nếu nhận thêm năng lượng hay sẽ phóng thích năng lượng nếu chuyển
từ một quỹ đao năng lượng cao sang môït quỹ đạo ở mức năng lượng
thấp hơn..
Nói như vậy
người ta có thể mường tượng là các quỹ đạo âm điện tử giống như
những vòng tròn cố định như hình vẽ
giản lược

Thực ra các âm điện tử quay chung quanh
nhân trong môït khoảng không gian mà vị trí không thể xác định được vì
thế chỉ được gọi là những “vân đạo điện tử” .
Vân đạo là đường mây hay toàn thể những vị
trí mà âm điện tử “có thể”
xuất hiện được mô tả bằng một làn sóng sác xuất

Dám mây âm diện tử quanh nhân nguyên tử
Phải hiểu là khi
nói nơi mà ngọn sóng xác xuất thấp sẽ ít hi vọng tìm được hạt tử
nhưng không có nghĩa là tuyệt đối không có mà chỉ có nghĩa là hi vọng tìm thấy môït âm điện tử ít
hơn những nơi khác. Làn sóng sác xuất này truyền khắp các hướng không gian.
Tuy gọi là sóng
nhưng cần lưu ý rằng đây chỉ là môït là sóng ảo cũa toán học để
diễn tả cơ may tìm thấy môït âm
điện tử ở một vị trí và thời
điểm nào đó khi âm điện tử quay quanh nhân nguyên tử
Nếu ta “bình phương” biên độ này ở một địa
điểm trong không gian sẽ có được “cơ
may” thấy được một hạt tử nhiều hơn hay ít hơn môït nơi khác. Nên
chú trọng tới hai chữ “cơ may” vì nó có nghĩa là không
bảo đảm 100% hạt tử mà chúng ta muốn tìm có ở đó.


Cũng phải nhấn
mạnh là cái làn sóng “xác xuất”
, may rủi mà Born nói tới không
là môït làn sóng cụ thể như sóng nuớc, mang tính vật chất (material),
như quan niệm lúc đầu của Schodinger.
Ðây là một làn
sóng chỉ có trong bài toán vi tích phân của những khoa học, toán học
gia nhưng một cách nào đó lại cụ thể trong việc tìm vịï trí một
electron mà tự bẩm sinh đã mang tính trơn chượt, bất định, không thể
nắm bắt cụ thể.
Người ta thực sự
chỉ có thể “ước đóan” vị trí và
xung động của nó gián tiếp bằng toán học thống kê và không thể
nào theo rõi chuyển động của chúng môït cách chính sác như môït vật
cụ thể vì nó ở một cảnh giới, một khung quy chiếu khác vượt ngoài
giới hạn nhâïn thức của con ngườị
Tóm lại, chúng ta
phải nghĩ thế nào về những lượng tử trong thế giới nguyên tử?
Theo
Born những lượng tử như nguyên tử, quang tử, âm điện tử quả thật là
nhưng Hạt nhưng điều lạ là những tính chất của chúng thí dụ như vị trí
trong không gian, động năng momentum, năng lượng lại thị hiện trên
môït căn bản rất sác xuất (có thể, may rủi).
Cụ thể như khi reo
súc sắc có 6 mặt từ 1, 2, 3, 4, 5,6 . Mỗi lần reo cơ may ra mặt số 4 là 1/6 nhưng không thể
biết chắc lần reo nào sẽ ra mặt số 6 vì nếu muốn biết chắc kết quả
mỗi lần reo thì chỉ có cách ăn gian với thượng đế bằng cách đổ chì
hay mài gọt con súc sắc.(tứ lục là
lúc trời cho)
Quan niệm mới của vật lý lượng tử không
cho phép tiên đoán chính sác của từng sự tiên đoán hay đo đạc riêng
rẽ.
Người ta chị có
thể biết được “sự phân phối khả
dĩ” (probability distribution) của một hạt tử hay một biến cố.
Thí dụ cụ thể,
xác xuất cho biết ở Saigon mỗi năm có 100 vụ chó dại cắn người
nhưng không thể biết chắc ai trong số 3 triệu người dân của thành
phố này sẽ là nạn nhân của chó
dạị. Tỷ lệ bị ung
thư vú của phụ nử Mỹ là
25% tức là cứ 4 người thì có 1 người bị
bệnh. Con số thống kê này âm thầm chi phối 200 triệu dân Mỹ nhưng
không thể biết chắc nếu tách riêng từng cá thể.
Ðiều này khác
với vật lý cổ điển, chấp nhận an bình dưới sự sắp đặt tiền định
của thượng đế nên giả dụ nếu có được quyền năng của thượng đế thì
người ta có thể tiên liệu, biết trước
được chuyện gì sẽ sẩy ra cho từng hiện tượng.
Tóm lại, xác
xuất lượng tử chỉ là một làn sóng lan truyền trong mọi hướng không
gian, thay đổi từ vị trí này tới vị trí khác và được mang tên là “SÓNG SCHRODINGER” để phân biệt với
Hạt Matrix Heisenberg.
Khả năng tiên liệu theo thống kê xác
xuất như đã thấy không thể hoặc không màng tới việc giải thích từng
hiện tượng đơn lẻ nhưng lại rất chính sác khi mô tả hình dạng làn
sóng sác xuất hoặc ngay cả biết được
nó sẽ di chuyển như thế nào, thay đổi thế nào trong không gian
hay thời gian.
Với hiểu biết
này, người ta cũng nhận ra là sóng sác xuất của Schrodinger cho chúng
ta một nhãn quan mới về sự tương
quan nhân quả (causality) ẩn trong những lượng tử hay biến cố.
Ðịnh nghĩa thông thường của luật Nhân Quả
thì “bất cứ hiện tượng nào thị hiện hay nẩy sinh trong không thời gian
(Quả) đều phải
do một (Nhân) có trước đó. Cùng môït nhân tạo thành cùng
môït quả”.
Theo quan niệm của quantum physic thì ngay
cả yếu tố nhân quả cũng là một làn sóng xác xuất.
Chính làn sóng
“may rủi” này sẽ là cái Nhân
quyết định cái Quả trong tương
lai mà không phải là hiệu ứng hay hậu quả của riêng một biến cố đơn lẻ
Nói như đạo Phật thì mọi hiệng tuợng là
sự thị hiện của “a tăng kỳ” , vô vàn những “nhân duyên” và său khi
những nhân duyên này đã kết thành quã thì chính nó lại trở thành
nhân của những biến cố kế tiếp như sự giao thoa vô cùng vô tận, vô
thuỷ vô chung của những làn sóng duyên
khởi từ vô vàn kiếp trước.
Phải chăng nói
như thế thì một vụ sát nhân vừa sẩy ra trong thành phố Sàigon cái
nguyên nhân không giới hạïn ở kẻ sát nhân mà phải nói nó chỉ là
sự thị hiện (manifest) của làn sóng sác xuất (hay những làn sóng những duyên khởi) kết tụ lại trong
không thời gian và được ghi lại một cách cụ thể thành số thống kê
“mỗi năm Sài gòn có 300 vụ án
mạng.”
Người ta cho rằng
cái làn sóng sác xuất kỳ bí này vẫn len lỏi vào đời sống với một
sức mạnh thâm hiểm mà ít ai để ý tới (ngoại trừ nhưng chuyên viên
system analist ở những hãng bảo hiểm hay những máy kéo jack pot ỡ
sòng bài )
Quan niệm này quả thật đi ngược lại trực
giác của con người và đầy vẻ hoang tưởng, mặc dù trên mặt lý luận
và ngay cả áp dụng thực tế thì quantum physic cũng không hẳn là
chuyện hoang đường.
Niels Bohr và
Werner Heisenberg chối bỏ cái quy luật quá hiển nhiên về luật Nhân
Quả (môt nhân môt quả) một
khi đã bước vào lãnh vực hạt tử quantum
Trong đời thường,
nhìn ngắn, rất đễ nhận ra là một hiện tượng được thị hiện trong hiện
tại phải do một biến cố, một sự việc, một hành động đã sẩy ra
trong quá khứ.
Ðun nóng, nước
sôi, nước sôi làm bỏng tay, Biến
cố mới său đó lại nối tiếp là nguyên Nhân của một biến cố mới
trong tương laị Thí dụ vì bị bỏng tay nên đụng xe , đụng xe bị
mất việc, mất việc nổi điên giết người ...vv...Theo luật Nhân Quả cổ điển, một biến cố A tạo nên môt
hiệu quả B nhưng cái hiệu quả B này
không thể ảnh hưởng ngược lại Ạ. Bị bỏng tay xẩy ra său khi nước sôi ...
Những nghiên cứu
của đại học Vienna
mới đây lại cho thấy là căn cứ theo cơ học lượng tử quantum mechanic
thì “một biến cố có thể vừa là
nhân vừa là quả của một biến cố khác.”.
Trong đời thường
thì chưa có gì để kiểm chứng chuyện hậu
quả ảnh hưởng ngược lại nguyên nhân (bỏng tay làm sôi nước)
nhưng những xuy nghiệm thuần toán học cho thấy đây là chuyên khả
hữu, hứa hẹn sẽ có mộït biến đối sâu đậm trong nhiều lãnh vực khoa
học hay thực dụng.
Trong Vật lý cổ
điển, những biến cố phải diễn ra
theo thứ tự thời gian, có trước có săụ. Một Nhân chỉ tạo được một quả trong
tương lai nhưng không thể ảnh
hưởng ngược lại trong quá khứ.
Thí dụ ông A bước
vào trong một căn phòng và nhìn thấy 3 mảnh giấỵ Sau khi đọc
xong nội dung ông ta xoá đi hết và viết ý nghị của mình lên đó. Một người khác là ông B său
đó vào căn phòng đọc xong những gì ông A viết, xoá đi và viết nội
dung mớị
Nếu ông B vào
phòng său ông A tất nhiên sẽ đọc
được ông A viết gì nhưng ông A (là nguyên nhân cũa lá thư ) không
thể đọc được nội dung của người đếân sau là ông B (hậu quả ) . Những gì ông A viết là Nguyên Nhân đưa
tới Hậu Quả là những gì ông B viết.
Dù không có lịch,
khi đọc miếng giấy ông ông A để lại, B phải biết ngay là theo thứ
tự thời gian, mình đã vào său ông Ạ
Vật
lý Luợng tử vi phạm vào cái luật Nhân Quả nàỵ
Trong thí dụ trên,
theo vật lý cổ điển, môt trong hai người , ông A hay ông B có thể
đến trước và để lại lá thư cho người đến sau nhưng theo vật lý
lượng tử thì thứ tự này “có thể đảo lộn” .
Một vật thể có thể bị mất đi những đặc
tính rất minh bạch, rõ ràng như quan niệm cổ điển khi nói về (trước,
său, thời gian hay không gian).
Ðối với quantum physic thì “mộït hạt tử
có thể đồng thời ở hai địa điểm khác nhau” . Ðiều này gọi là tình
trạng chồng đè vị trí ( superposition)
Theo những nhà
vật lý tại đại học Vienna
thì thứ tự nhân quả của một biến cố cũng có thể ở trong tình trạng
siêu vị trí trong thế giới những
hạt tử.
Trong tình huống này, dù đến trước hay
đến său , cả hai ông A và B đều vừa là nhân vừa là quả của nhau
nên có thể đọc được thư của nhau .
Thí dụ ông A viết
mặt trăng hình vuông ông B viết phản biện mặt trăng hình tròn.
Nếu ông A vào
trước thì ông B là người cãi lại
còn nều ông B vào trước thì ông A trở thành phản biện của
ông B.
Thư cũa hai ông A và B lại là hậu quả
của lá thư có từ trước.
Câu hỏi đặt ra là nếu vậy hai ông A hay B có thể là nguyên nhân
lá thư có sẵn từ trước trong phòng hay không? và cứ thế ngược lại tới cái
khởi đầu tối hậu hay không.?
Quan niệm của
Quantum physic cũng hơi khác quan niệm cổ điển về sự lan truyền của
những biến cố trong không thời gian khi nói rằng :
“Chính làn sóng sác xuất lan truyền trong
không thời gian sẽ thị hiện trong tương lai nhưng cần phải lưu ý, đây
không phải là sự lan truyền của từng biến cố rời rẽ”
Một người đa đen
vừa bị cảnh sát bắn chết (ở Hoa Kỳ) là môït biến cố đơn lẻ nhưng
thật ra nó bị chi phối và nằm trong “làn
sóng sác xuất của tổng số 300 người da đen bị cảnh sát bắn chết
trong một năm ở Hoa Kỳ”.
Làn sóng này
khác với làn sóng xác xuất khác nếu tính số người da đen bị cảnh
sát bắn chết trên toàn thế giới”
Nói theo “xác xuất quantum” thì chính làn
sóng này âm thầm lan trong không gian một cách kỳ bí và lạnh lùng ,
tạo nên những hiện tượng tuởng như tình cờ rời rạc.
Phía Einstein vẫn
không chịu khuất phục. Ông viết cho Born:
“Cơ
học quantum hiển nhiên có sức nặng thuyết phục nhưng trong đáy lòng
tôi vẫn nói rằng đây không hẳn là sự thật. Lý thuyết mới về sự
phân phối sác xuất của những hiện tượng nói thật nhiều nhưng vẫn
không mang chúng ta lại gần hơn niềm bí mật của thủa ban đầu, “the old
one”.
Born thì vẫn tin
rằng chính cái tính chất “bất định”
đầy hoang tưởng nhận thấy ở quantum physic có vẻ như muốn nói với
chúng ta rằng :
“Sự
thị hiện của nhưng biến cố vật lý không thể tiên liệu hay biết
trước được và đây cũng là chuyện mà con người sẽ không bao giờ
hiểu được tới tận cùng”.
Không chỉ con
người chịu đầu hàng không thể biết khi nào thì một nguyên tử sẽ
phát xạ ánh sáng hay sẽ phóng xạ năng lượng, mà có lẽ, ngay cả bộ
óc tuyệt đối tối thượng của “thượng đế ” cũng đành chịu thua .
Thượng
đế cũng chỉ có thể nói một cách áng chừng, “rất sác xuất” là “may
ra thì chuyện đó sẩy ra “ .
Einstein phản
kháng với câu nói bất hủ không kém
“Thượng đế không reo súc sắc..god do not
play dice”.
Max Born mặc dù
rất kính phục Einstein trả lời :
“Thượng đế đã tạo nên cõi đời này với một cơ chế toàn thiện, toàn
mỹ mà không cần phải giải nhiều
bài toán vi phân, tích phân khó khăn. Thượng đế chỉ cần biết reo súc
sắc là đủ”.
Tóm lại cho đến
giai đoạn đó thì hiện rõ có hai cách giải thích những hiện tượng
nguyên tử mà ở cơ bản có vẻ vẫn đối trọi nhau giữa sóng và hạt.
Cách giải thích bằng cơ học ma trận (Matrix mechanic) hoặc cơ học sóng
sác xuất của Schrodinger.
Ðến đây thì nhà
toán học Dirac nhập cuộc với “lý thuyết về sự hoán đổi” theo đó thì
cả hai đều đúng. Ma trận Matrix và sóng sác xuất là hai quan niệm
“tương đương” khi mô tả thực tại và có thể hoán đổị
Có thể minh hoạ
như sự khác biệt giữa ngôn ngữ và toán học.
Cả hai đều dùng
những biểu tượng để diễn tả thực tạị Ngôn ngữ thì phong phú nhưng toán học
thì chính sác hơn.
Tiếng Việt nói
là cái “Cây” tiếng Mỹ gọi là the
“Tree”. Muốn nói hay mô tả một vật chúng ta phải chọn một ngôn ngữ
său đó thì phiên dịch sang ngôn ngữ kiạ
Trong toán học,
những lượng tử như một âm điện tử tuy được mô tả khác nhau là sóng
hay hạt nhưng tựu chung đều nói về
cùng một thực thể đó là mô tả một âm điện tử.
Trong luật về
hoán đổi (transformation) , những tính chất tiềm ẩn, đặc thù của một
vật thể là những “hằng số invarian”
hay nói đơn giản là những yếu tố hằng
thường (consistance) , chân thật
(true) chứa trong bản thể cho phép
người ta xuyên xuốt qua những chướng ngại để thấy được bản thể chân
thật hay như đạo Phật gọi là thực
tánh của một thực thể, một sự vật. Thực tánh này theo đạo
phật, tận cùng, rốt ráo đều quy về ý niện “không”
Theo Dariac chỉ có toán học mới có thể diễn tả những Hằng “số củïa thực
tại” môït cách “vô ý ngại”, tuyệt
đối, vượt khỏi mọi vô minh, vượt khỏi mọi giới hạn của không gian,
thời gian.
Cánh nói này là
của toán học thuần thúy pure math thật khó để ngươi thường hiểu được
thấu đáo nhưng trong khoa học hiện nay mọi sự việc đều được diển tả
bằng toán vì thực ra :
“ Những quy luật của thiên nhiên , cái bí
số của vũ trụ đều được viết bằng toán học.”
Ngay cả chụp môt
ấm hình bằng kỹ thuật số, bật TV lên say đắm theo rõi một chuyện
tình thựïc ra không phải là đang theo rõi mộït biến cố hay một hiện
tượng mà chỉ là đang coi một bài
toán và những con số digital , có và không.
Thực tánh cũa những con số này là gì
nếu cuối cùng không quy về cái nền tảng “không”, bởi không nên mới
có.
Trải qua nữa thế
kỷ của những tranh luận dò tìm, cuối cùng đã rõ, toán học mới là
thứ phương tiện tối thượng để diễn tả mọi việc và quan điểm này
đã đạt chiến thắng vẻ vang qua
những thử thách thực nghiệm.
Bước qua ngưỡng
cửa của thế giới nguyên tử, những thực tại vật lý phải được nhìn,
được mô tả bằng một phương tiện và cung cách khác như câu hỏi của
Heisenberg:
“ Liệu Khoa học hiện đại có thể hiểu
được thực tại bằng khả năng của trí tuệ hay không?
Câu trả lời có lẽ sẽ tìm được trong
tóan học vì toán học là dụng cụ tuyệt vời của trí tuệ, trong sáng,
tuyệt đối để có thể xuyên qua mọi vô minh.
Nói về toán học có lẽ con số kỳ bí và
cũng vĩ đại nhất là con số không, zero, vậy thì chúng ta hãy thử ngó
qua con số này trước khi tìm hiểu ý
nghĩa chữ KHÔNG trong đạo Phật và câu nói ẩn chứa đầy đối
chấp “chân không diệu hữu”